Tổ chức dạy học theo hợp đồng những HĐHT đã đề xuất cho

Một phần của tài liệu Dạy học một số nội dung Tổ hợp Xác suất trong chương trình Toán lớp 11 theo hình thức dạy học theo hợp đồng (Trang 56 - 64)

sinh THPT

Với quy trình tổ chức học theo hợp đồng cho học sinh THPT như đã đề xuất, trong phần này chúng tôi trình bày việc tổ chức học theo hợp đồng những HĐHT đã đề xuất để dạy học một số nội dung về Tổ hợp - Xác suất cho học sinh sao cho học sinh vừa có thể nắm vững được kiến thức, rèn luyện được các kỹ năng cần thiết qua mỗi HĐHT.

Tên HĐHT Những hoạt động chính để thực hiện HĐHT 1. Dạy học luyện tập: Quy tắc đếm.

- Giới thiệu bài học, nội dung học tập và HĐHT: Giải quyết các

bài tập về kiến thức quy tắc đếm.

+ Nhắc lại các quy tắc đã học cụ thể là: quy tắc cộng và quy tắc nhân.

+ HĐHT gồm các bài tập, nhiệm vụ bắt buộc và tự chọn, với các hoạt động nhóm hoặc cá nhân được yêu cầu cụ thể trong hợp đồng, đồng thời chú ý yêu cầu về thời gian cho mỗi nhiệm vụ và thời gian cho cả hợp đồng để hoàn thành đúng thời hạn. + HĐHT gồm các bài tập áp dụng quy tắc nhân, quy tắc cộng và sử dụng phối hợp cả hai quy tắc trên. Ngoài ra còn có các bài tập yêu cầu liên hệ thực tế.

- Tổ chức cho học sinh nghiên cứu và kí hợp đồng:

+ Phát cho mỗi học sinh một bản hợp đồng về chủ đề luyện tập quy tắc đếm.

+ Học sinh nghiên cứu hợp đồng và trao đổi cùng giáo viên những điều còn thắc mắc.

+ Học sinh kí hợp đồng, giáo viên xác nhận vào bản hợp đồng.

- Tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện hợp đồng.

+ Học sinh thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch, lựa chọn của mình.

+ Nhiệm vụ được thực hiện hợp tác sẽ được thực hiện sau các nhiệm vụ cá nhân.

+ Học sinh có thể nhận sự trợ giúp trực tiếp từ giáo viên hoặc các bạn khác hoặc từ phiếu hỗ trợ được chuẩn bị sẵn.

đánh giá qua việc đối chiếu kết quả với đáp án của giáo viên.

- Tổ chức nghiệm thu (thanh lí) hợp đồng:

+ Đại diện học sinh trình bày lời giải các bài tập về quy tắc cộng, quy tắc nhân. Các học sinh khác tham gia ý kiến bổ sung (nếu có).

+ Giáo viên có thể nghiệm thu hợp đồng tại lớp và đưa ra lời nhận xét đánh giá về kết quả thực hiện hợp đồng của học sinh. + Yêu cầu học sinh phân biệt hai quy tắc tính và đưa ra nhận xét trường hợp nào dùng quy tắc cộng, trường hợp nào dùng quy tắc nhân. 2. Dạy học luyện tập: Hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp.

- Giới thiệu bài học, nội dung học tập và HĐHT: Giải quyết các

bài tập vận dụng kiến thức hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp.

+ Ôn tập khái niệm hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp và cách tính số hoán vị, số chỉnh hợp, số tổ hợp các tính chất của tổ hợp.

+ HĐHT gồm các bài tập, nhiệm vụ về hoán vị, tổ hợp, chỉnh hợp được đưa vào đáp ứng được yêu cầu về vận dụng các kiến thức cơ bản đồng thời cũng có sự kết hợp các kiến thức một cách linh hoạt.

+ Hợp đồng gồm các nhiệm vụ bắt buộc và tự chọn, với các hoạt động nhóm hoặc cá nhân được yêu cầu cụ thể trong hợp đồng, đồng thời chú ý yêu cầu về thời gian cho mỗi nhiệm vụ và thời gian cho cả hợp đồng để hoàn thành đúng thời hạn.

- Tổ chức cho học sinh nghiên cứu và kí hợp đồng:

+ Phát cho mỗi học sinh một bản hợp đồng về chủ đề luyện tập hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp.

+ Học sinh nghiên cứu hợp đồng và trao đổi cùng giáo viên những điều còn thắc mắc.

+ Học sinh kí hợp đồng, giáo viên xác nhận vào bản hợp đồng .

- Tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện hợp đồng.

+ Học sinh thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch, lựa chọn của mình.

+ Nhiệm vụ được thực hiện hợp tác sẽ được thực hiện sau các nhiệm vụ cá nhân.

+ Học sinh có thể nhận sự trợ giúp trực tiếp từ giáo viên hoặc các bạn khác hoặc từ phiếu hỗ trợ được chuẩn bị sẵn.

+ Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, học sinh có thể tự sửa lỗi, tự đánh giá qua việc đối chiếu kết quả với đáp án của giáo viên.

- Tổ chức nghiệm thu (thanh lí) hợp đồng:

+ Đại diện học sinh trình bày lời giải các bài tập về hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp được yêu cầu trong hợp đồng. Các học sinh khác tham gia ý kiến bổ sung (nếu có).

+ Giáo viên có thể nghiệm thu hợp đồng tại lớp và đưa ra lời nhận xét đánh giá về kết quả thực hiện hợp đồng của học sinh. + Yêu cầu học sinh phân biệt các khái niệm hoán vị với chỉnh hợp, chỉnh hợp với tổ hợp.

3. Dạy học luyện tập: Nhị thức Niu-Tơn

- Giới thiệu bài học, nội dung học tập và HĐHT: Giải quyết các bài tập vận dụng kiến thức về công thức nhị thức Niu-Tơn. + Nhắc lại công thức nhị thức Niu-Tơn

+ HĐHT gồm các bài tập, nhiệm vụ về công thức nhị thức Niu- Tơn.

+ Hợp đồng gồm các nhiệm vụ bắt buộc và tự chọn, với các hoạt động nhóm hoặc cá nhân được yêu cầu cụ thể trong hợp đồng, đồng thời chú ý yêu cầu về thời gian cho mỗi nhiệm vụ và thời gian cho cả hợp đồng để hoàn thành đúng thời hạn.

- Tổ chức cho học sinh nghiên cứu và kí hợp đồng:

+ Phát cho mỗi học sinh một bản hợp đồng về chủ đề luyện tập về công thức nhị thức Niu-Tơn.

+ Học sinh nghiên cứu hợp đồng và trao đổi cùng giáo viên những điều còn thắc mắc.

+ Học sinh kí hợp đồng, giáo viên xác nhận vào bản hợp đồng .

- Tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện hợp đồng.

+ Học sinh thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch, lựa chọn của mình.

+ Nhiệm vụ được thực hiện hợp tác sẽ được thực hiện sau các nhiệm vụ cá nhân.

+ Học sinh có thể nhận sự trợ giúp trực tiếp từ giáo viên hoặc các bạn khác hoặc từ phiếu hỗ trợ được chuẩn bị sẵn.

+ Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, học sinh có thể tự sửa lỗi, tự đánh giá qua việc đối chiếu kết quả với đáp án của giáo viên.

- Tổ chức nghiệm thu (thanh lí) hợp đồng:

+ Đại diện học sinh trình bày lời giải các bài tập áp dụng công thức nhị thức Niu-Tơn được yêu cầu trong hợp đồng. Các học sinh khác tham gia ý kiến bổ sung (nếu có).

+ Giáo viên có thể nghiệm thu hợp đồng tại lớp và đưa ra lời nhận xét đánh giá về kết quả thực hiện hợp đồng của học sinh. + Tóm tắt lại các dạng toán vận dụng công thức nhị thức Niu- Tơn.

4. Dạy học luyện tập: Phép thử và biến cố.

- Giới thiệu bài học, nội dung học tập và HĐHT: Giải quyết các bài tập vận dụng kiến thức về phép thử và biến cố.

+ Nhắc lại các khái niệm không gian mẫu, biến cố, biến cố không thể, biến cố chắc chắn, biến cố đối, biến cố xung khắc.

+ HĐHT gồm các bài tập, nhiệm vụ về phép thử và biến cố: xác định không gian mẫu, xác định các biến cố, phát biếu các biến cố dưới dạng mệnh đề, xác định biến cố giao, biến cố hợp, biến cố xung khắc.

+ Hợp đồng gồm các nhiệm vụ bắt buộc và tự chọn, với các hoạt động nhóm hoặc cá nhân được yêu cầu cụ thể trong hợp đồng, đồng thời chú ý yêu cầu về thời gian cho mỗi nhiệm vụ và thời gian cho cả hợp đồng để hoàn thành đúng thời hạn.

- Tổ chức cho học sinh nghiên cứu và kí hợp đồng:

+ Phát cho mỗi học sinh một bản hợp đồng về chủ đề luyện tập về phép thử và biến cố.

+ Học sinh nghiên cứu hợp đồng và trao đổi cùng giáo viên những điều còn thắc mắc.

+ Học sinh kí hợp đồng, giáo viên xác nhận vào bản hợp đồng.

- Tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện hợp đồng.

+ Học sinh thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch, lựa chọn của mình.

+ Nhiệm vụ được thực hiện hợp tác sẽ được thực hiện sau các nhiệm vụ cá nhân.

+ Học sinh có thể nhận sự trợ giúp trực tiếp từ giáo viên hoặc các bạn khác hoặc từ phiếu hỗ trợ được chuẩn bị sẵn.

+ Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, học sinh có thể tự sửa lỗi, tự đánh giá qua việc đối chiếu kết quả với đáp án của giáo viên.

- Tổ chức nghiệm thu (thanh lí) hợp đồng:

+ Đại diện học sinh trình bày lời giải các bài tập vận dụng kiến thức phép thử và biến cố được yêu cầu trong hợp đồng. Các học sinh khác tham gia ý kiến bổ sung (nếu có).

+ Giáo viên có thể nghiệm thu hợp đồng tại lớp và đưa ra lời nhận xét đánh giá về kết quả thực hiện hợp đồng của học sinh. + Củng cố lại bài học. 5. Dạy học luyện tập: Xác suất của biến cố.

- Giới thiệu bài học, nội dung học tập và HĐHT: Giải quyết các

bài tập vận dụng kiến thức về xác suất của biến cố.

+ Nhắc lại: khái niệm xác suất, tính chất của xác suất, công thức nhân, công thức cộng xác suất, công thức tính xác suất biến cố đối.

+ HĐHT gồm các bài tập, nhiệm vụ về xác suất của biến cố + Hợp đồng gồm các nhiệm vụ bắt buộc và tự chọn, với các hoạt động nhóm hoặc cá nhân được yêu cầu cụ thể trong hợp đồng, đồng thời chú ý yêu cầu về thời gian cho mỗi nhiệm vụ và thời gian cho cả hợp đồng để hoàn thành đúng thời hạn.

- Tổ chức cho học sinh nghiên cứu và kí hợp đồng:

+ Phát cho mỗi học sinh một bản hợp đồng về chủ đề luyện tập về xác suất của biến cố.

+ Học sinh nghiên cứu hợp đồng và trao đổi cùng giáo viên những điều còn thắc mắc.

+ Học sinh kí hợp đồng, giáo viên xác nhận vào bản hợp đồng .

- Tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện hợp đồng.

+ Học sinh thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch, lựa chọn của mình.

+ Nhiệm vụ được thực hiện hợp tác sẽ được thực hiện sau các nhiệm vụ cá nhân.

+ Học sinh có thể nhận sự trợ giúp trực tiếp từ giáo viên hoặc các bạn khác hoặc từ phiếu hỗ trợ được chuẩn bị sẵn.

đánh giá qua việc đối chiếu kết quả với đáp án của giáo viên.

- Tổ chức nghiệm thu (thanh lí) hợp đồng:

+ Đại diện học sinh trình bày lời giải các bài tập vận dụng kiến thức phép thử và biến cố được yêu cầu trong hợp đồng. Các học sinh khác tham gia ý kiến bổ sung (nếu có).

+ Giáo viên nghiệm thu hợp đồng tại lớp và đưa ra lời nhận xét đánh giá về kết quả thực hiện hợp đồng của học sinh.

+ Củng cố lại các bước của bài toán tính xác suất. Lưu ý điều kiện khi lựa chọn sử dụng công thức nhân xác suất, công thức cộng xác suất hay công thức xác suất biến cố đối.

6. Dạy học Ôn tập chương.

Ngay sau giờ dạy bài “Xác suất của biến cố” giáo viên dành thời gian giới thiệu nội dung ôn tập chương và HĐHT về nội dung này đồng thời tổ chức cho học sinh kí kết hợp đồng:

- Giới thiệu bài học, nội dung học tập và HĐHT:

+ HĐHT gồm các bài tập, nhiệm vụ về: ôn tập lại các kiến thức cơ bản của chương (thể hiện bằng sơ đồ tư duy), giải quyết các bài tập liên quan đến từng nội dung của chương và các bài tập vận dụng kiến thức tổng hợp.

+ Hợp đồng gồm các nhiệm vụ bắt buộc và tự chọn được yêu cầu cụ thể trong hợp đồng, đồng thời chú ý thời gian nghiệm thu hợp đồng để hoàn thành đúng thời hạn.

- Tổ chức cho học sinh nghiên cứu và kí hợp đồng:

+ Phát cho mỗi học sinh một bản hợp đồng về ôn tập chương. + Học sinh nghiên cứu hợp đồng và trao đổi cùng giáo viên những điều còn thắc mắc.

+ Học sinh kí hợp đồng, giáo viên xác nhận vào bản hợp đồng. + Hợp đồng được giao cho học sinh thực hiện ở nhà với sự trợ

giúp của giáo viên từ các phiếu hỗ trợ cá nhân với thời gian 1 tuần.

- Tổ chức nghiệm thu (thanh lí) hợp đồng: Tổ chức vào giờ ôn

tập chương, thời gian 90 phút.

+ Dành thời gian cho học sinh trưng bày và thăm quan sản phẩm.

+ Đại diện học sinh trình bày sơ đồ tư duy về kiến thức cả chương, lời giải các bài tập vận dụng kiến thức của chương được yêu cầu trong hợp đồng. Các học sinh khác tham gia ý kiến bổ sung (nếu có), thảo luận và đánh giá .

+ Giáo viên thể nghiệm thu hợp đồng tại lớp và đưa ra lời nhận xét đánh giá về kết quả thực hiện hợp đồng của học sinh.

+ Củng cố lại kiến thức của chương, giúp học sinh hệ thống lại các kiến thức cần nắm vững.

Một phần của tài liệu Dạy học một số nội dung Tổ hợp Xác suất trong chương trình Toán lớp 11 theo hình thức dạy học theo hợp đồng (Trang 56 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)