Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam với các thị trường trên thế

Một phần của tài liệu xây dựng thương hiệu cà phê việt nam trên thị trường nội địa thực trạng và một số khuyến nghị (Trang 48 - 56)

thế giới từ 2008 đến nay

Trong cơ cấu xuất khẩu Việt Nam, dầu thô la mặt hàng luôn chiếm vị trí dẫn đầu về giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, khi nền kinh tế thế giới suy giảm kéo theo sự tụt giảm nhanh chóng về nhu cầu xăng dầu, giá dầu thô giảm nhanh chóng. Ngoài dầu thô, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là những ngành hàng yêu cầu nhiều lao động mà đa số là lao động giản đơn, đặc biệt là nông sản, lân sản và thủy sản. Đây là những mặt hàng có tính biến động cao của giá cả cao và đặt ra nhiều khó khăn và thách thức cho Việt Nam. Những biến động trong năm 2008 đã là những minh chứng cụ thể cho đặc điểm này. Bắt đầu là mặt hàng gạo, giá thế giới có khi tăng vọt lên đến 300%, sau đó lại suy giảm. Tiếp theo là giá thịt tăng rồi giảm, và gần đây các mặt hàng cây công nghiệp đã giảm giá đột ngột cũng như các mặt hàng thủy sản chủ lực của Việt Nam như cá tra và tôm sú.

Về nhập khẩu, kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO đến nay, nhóm hàng hàng chiếm tỷ trọng nhập khẩu lớn nhất là nguyên nhiên vật liệu, có xu hướng tăng nhưng tốc độ chậm, thứ hai là nhóm hàng tiêu dùng với tốc độ tăng cao.

Trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vẫn là hàng nông, lâm, thuỷ hải sản, hàng dệt may, giày dép, các loại linh phụ kiện… và nhóm hàng nhập khẩu tỷ trọng cao bao gồm máy móc, thiết bị, phụ tùng, điện thoại và linh kiện, các loại vải,… Phần sau của bài nghiên cứu sẽ đi sâu vào phân tích cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2013 và 3 tháng đầu năm 2014.

2.2.2.1. Cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2013 a. Về mặt xuất khẩu:

Việt Nam đặc biệt có lợi thế đối với các ngành hàng yêu cầu nhiều lao động, nhưng đa phần là lao động giản đơn, các ngành hàng cần đầu vào là các nguyên liệu

nông, lâm, thuỷ, hải sản như lương thực, thực phẩm… Ngoài ra, có thể thấy, một số nhóm hàng xuất khẩu chính của Việt Nam là gạo, thuỷ hải sản, cao su, hạt điều, cà phê, dệt may, giày dép, linh kiện điện tử…

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2013, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt ngưỡng 132.134 tỷ USD, tương đương mức tăng 15.33% so với năm 2012. Trong tổng số các mặt hàng, có 22 nhóm hàng có kim ngạch trên 1 tỷ USD và chiếm tới 85.4% tổng kim ngạch xuất khẩu trong cả nước.

Biểu đồ 5: Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam năm 2013 theo kim ngạch

Nguồn: Tổng cục Hải Quan, Năm 2013, xuất khẩu của Việt Nam có 22 nhóm hàng và nhập khẩu có 26 nhóm hàng đạt trên 1 tỷ USD, truy cập ngày 12/04/2014 http://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/ViewDetails.aspx?ID=532&Categ ory=Ph%C3%A2n%20t%C3%ADch%20chuy%C3%AAn%20%C4%91%E1%BB%81 &Group=Ph%C3%A2n%20t%C3%ADch

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2013, nhóm mặt hàng công

nghiệpđã đóng góp nhiều nhất vào tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với tốc độ

tăng trưởng khá cao so với năm 2012, đặc biệt là các mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện (tăng 67.1%), hàng dệt may (tăng 18.9%) và máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (tăng 35.3%).

Ngược lại,kim ngạch xuất khẩu của nhóm mặt hàng nông nghiệp năm 2013 lại khá thấp, chỉ đạt 19,8 tỷ USD, chiếm 15% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Năm 2013 là môt năm nhiều khó khăn đối với hầu hết các mặt hàng nông nghiệp của Việt Nam. Điển hình như đối với mặt hàng gạo, trong năm 2013, một số thị trường được đánh giá là tiềm năng đã có sự sụt giảm mạnh về trị giá nhập khẩu như Philipines, Indonesia… nên có thể thấy là cả lượng và kim ngạch xuất khẩu trong năm 2013 của

14.6% 22% 25.7% 37.7% Dưới 1 tỷ USD 1 đến 5 tỷ USD 5 đến 10 tỷ USD Trên 10 tỷ USD

mặt hàng lúa gạo của Việt Nam đều giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước (giảm 17.8% về lượng và 20.4% về kim ngạch). Tuy nhiên, năm 2013 cũng là năm mà mức tăng trưởng của một số mặt hàng nông nghiệp khác tăng lên khá nhiều như rau quả với trị giá gần 1.1 tỷ USD, tăng 32.4%; cà phê với 1.65 tỷ USD, tăng khoảng 12% so với năm 2012.

Ngoài ra, nhóm mặt hàng khoáng sản và nhiên liệu cũng có sự tụt giảm trong tổng kim ngạch xuất khẩu so với năm 2012 (giảm khoảng 16%). Cụ thể, nhóm hàng xăng dầu các loại là nhóm suy giảm nhiều nhất ở mức 32.6% và chạm ngưỡng kim ngạch với 1.2 tỷ USD và giảm 30% về mặt lượng xuống còn 1.3 triệu tấn. Trong nhóm khoáng sản và nhiêu liệu, duy nhất chỉ có mặt hàng quặng và khoáng sản khác có tăng trưởng so với năm 2012.

b. Về nhập khẩu:

Theo thống kê của Tổng cục Hải Quan, năm 2013, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 132.13 tỷ USD, tăng18.3 tỷ USD tương đương tăng 16.1% so 2012. Trong cả năm 2013, Việt Nam đã nhập khẩu 26 nhóm hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD với tổng kim ngạch gần 110.6 tỷ USD, chiếm 83.7% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.

Biểu đồ 6: Cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam năm 2013 theo kim ngạch

Nguồn: Tổng cục Hải Quan, Năm 2013, xuất khẩu của Việt Nam có 22 nhóm hàng và nhập khẩu có 26 nhóm hàng đạt trên 1 tỷ USD, truy cập ngày 12/04/2014 http://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/ViewDetails.aspx?ID=532&Categ ory=Ph%C3%A2n%20t%C3%ADch%20chuy%C3%AAn%20%C4%91%E1%BB%81 &Group=Ph%C3%A2n%20t%C3%ADch 16.3% 29.05% 27.1% 27.53% Dưới 1 tỷ USD 1 đến 5 tyt USD 5 đến 10 tỷ USD Trên 10 tỷ USD

Đứng đầu kim ngạch nhập khẩu của cả nước trong năm 2013 là mặt hàng máy móc, thiết bị dụng cụ và phụ tùng với trị giá đạt gần 18.7 tỷ USD, tăng 16.5% so với

năm 2012. Đứng thứ hai là mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt

17.7 tỷ USD, tương đương mức tăng 16.5% so với cùng kì 2012. Xét chung, tổng trị giá nhập khẩu của cả hai mặt hàng này chiếm khoảng 28% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước năm 2013 và đóng góp hơn 7.2 tỷ USD vào tổng mức tăng nhập khẩu năm vừa qua.

Ở ngưỡng kim ngạch từ từ 5 đến 10 tỷ USD, Việt Nam nhập khẩu 5 mặt hàng bao gồm: Vải các loại ( 8,4 tỷ USD, tăng 19.3% so với năm 2012); điện thoại các loại

và linh kiện (8.05 tỷ USD, tăng 59.6% so với năm 2012); xăng dầu các loại (đạt gần 7

tỷ USD, giảm mạnh 22% so với năm 2012); sắt thép các loại (đạt gần 6.7 tỷ USD, tăng 11.6% so với 2012) và chất dẻo nguyên liệu với trị giá nhập khẩu đạt 5.7 tỷ USD, tăng 18.9% so với năm 2012. Tổng tỷ trọng của 5 mặt hàng này trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước năm 2013 là 27%.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, cũng trong năm 2013, chúng ta có 19 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá từ 1 đến 5 tỷ USD. Tổng kim ngạch nhập khẩu của 19 mặt hàng trong nhóm này đạt 38.4 tỷ USD, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước năm 2013 (29%).

Ngược lại, mặc dù có tới hơn 25 mặt hàng nhưng nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu dưới 1 tỷ USD chỉ đóng góp một phần rất nhỏ vào trị giá nhập khẩu của cả nước năm 2013, chiếm khoảng 16%. Về mặt trị giá, đóng góp của nhóm hàng này vào mức tăng trị giá nhập khẩu cả nước chỉ gần 2.2 tỷ USD.

Một điểm đặc biệt là năm 2013 là năm cómức tăng đột biến trong trị giá nhập khẩu của một số mặt hàng như: hạt điều (640.1 nghìn tấn tương đương trị giá 601.2 triệu USD, tăng mạnh92.5% về lượng và 80.1% về trị giá so với 1 năm trước trước đó. Kế tiếp là mặt hàng dầu thô với lượng nhập khẩulên đến 1.3 triệu tấn (tăng 77.2% so với năm 2012) tương đương 1.1 tỷ USD về trị giá (tăng mạnh 70.4% so với năm 2012).

Tuy nhiên, một số mặt hàng nhập khẩu có sự sụt giảm mạnh về lượng trong năm 2013. Ví dụ điển hình là mặt hàng xe máy với lượng nhập khẩu chỉ đạt 18,9 nghìn chiếc, giảm gần 1 nửa so với năm 2012. Sự suy giảm về lượng kéo theo kim ngạch nhập khẩu của xe máy trong năm 2013 chỉ đạt gần 42.3 triệu USD, giảm tới 40.3% so với mức 70,8 triệu USD của năm 2012.

2.2.2.1. Cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hoá 3 tháng đầu năm 2014: a. Tháng 1/2014:

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan được công bố ngày 14/02/2014, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước trong tháng 1/2014 đạt 21.48 tỷ USD, giảm 9.9% so với tháng trước và giảm 3% so với kết quả thực hiện cùng kì năm 2013. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 11.46 tỷ USD, với tốc độ giảm lần lượt là 1,5% so với tháng 12/2013 và 0,8% so với 1/2013. Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa là 10.02 tỷ USD, giảm 17.8% so với 12/2013 và giảm 5.5% so với 1/2013.

Về xuất khẩu, có thể thấy, trong số 12 mặt hàng xuất khẩu chính trong tháng 1,

chỉ có 2 mặt hàng có mức tăng trưởng dương so với cả tháng 12/2013 và 1/2013, đó là

điện thoại các loại và linh kiện (kim ngạch 1.7 tỷ USD, tăng 38.3% so với 12/2013 và

tăng 14.6% so với 1/2013) và hàng dệt may (kim ngạch đạt 1.9 tỷ, tăng 10.6% so với 12/2013 và 21.7% so với 1/2013). Bên cạnh đó, một số mặt hàng tuy kim ngạch có giảm so với tháng 12/2013 nhưng lại tăng so với số thực hiện được cùng kì năm trước, gồm có: giày dép (860 triệu USD), gỗ và sản phẩm gỗ (534 triệu USD), thuỷ sản (594 triệu USD), máy ảnh, máy quay phim và linh kiện (148 triệu USD), máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng (539 triệu USD). 5 mặt hàng giảm kim ngạch xuất khẩu so với cả

12/2013 và 1/2013 bao gồm: dầu thô (560 nghìn tấn, tương đương 505 triệu USD), than đá (978 nghìn tấn, tương đương 71.1 triệu USD), gạo (369 nghìn tấn, tương đương với 176 triệu USD), cao su (65.3 nghìn tấn, tương đương với 135 triệu USD) và máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (749 triệu USD).(Tham khảo phụ lục 3, bảng 1)

Về nhập khẩu, có thể thấy, mặt hàng duy nhất tăng lên cả về sản lượng lẫn kinh

ngạch so với 12/2013 và cùng kì năm 2013 là xăng dầu các loại(791 nghìn tấn, 739

triệu USD). Một số mặt hàng tuy có kim ngạch nhập khẩu giảm so với tháng 12/2013 nhưng so với cùng kì năm đó lại có sự tăng lên về trị giá nhập khẩu, gồm có: máy móc,

thiết bị, dụng cụ và phụ tùng (1.64 tỷ USD), khí đốt hoá lỏng (LPG) (36.1 nghìn tấn,

tương đương 39.6 triệu USD), ngô (580 nghìn tấn), ô tô nguyên chiếc các loại (3.1

nghìn chiếc). Ngoài ra cũng có những mặt hàng có sự tụt giảm mạnh về trị giá nhập khẩu so với 12/2013 và 1/2013, có thể kể đến: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (1.24 tỷ USD), nguyên phụ liệu ngành dệt, may da, giày (1.06 tỷ USD), sắt thép các loại (582 nghìn tấn, tương đương với 413 triệu USD), chất dẻo nguyên liệu (235

nghìn tấn, tương đương với 431 triệu USD), thức ăn gia súc và nguyên liệu (203 triệu

USD)…(Tham khảo Phụ lục 3, bảng 2) b. Tháng 2/2014:

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan ngày 17/03/2014, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam trong tháng 2 đạt mức 19.63 tỷ USD, giảm 8.6% so với tháng trước. Trong đó, xét riêng kim ngạch xuất khẩu đã đạt 9.54 tỷ USD, giảm 16.7%; tổng kim ngạch nhập khẩu ở mức 10.09 tỷ USD, tăng nhẹ 0.7%.

Tính đến hết tháng 2/2014, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước trogn 2 tháng đầu năm đạt 41.4 tỷ USD, tăng 13.1% so với cùng kỳ năm 2013; trong đó xuất khẩu gần 21.3 tỷ USD, tăng 13.8% và nhập khẩu hơn 20 tỷ USD, tăng 12.6%. Cán cân thương mại hàng hoá của cả nước trong 2 tháng đầu năm 2014 thặng dư 1.3 tỷ USD.(Tham khảo phụ lục 3, bảng 3,4)

Về mặt xuất khẩu, có thể thấy, kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng tăng lên so

với tháng 1, gồm có: điện thoại các loại và linh kiện (1.722 tỷ USD, tăng 1.4%), dầu thô (0.6 tỷ USD, tăng 19%), cà phê (0.35 tỷ USD, tăng 31.9%), gạo (0.197 tỷ USD,

tăng 11.9%), xơ, sợi dệt các loại (0.186 tỷ USD, tăng 18.3%)… Bên cạnh đó, một số

may (1.045 tỷ USD, giảm 45.1%), giày dép (0.598 tỷ USD, giảm 30.5%), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (0.619 tỷ USD, giảm 17.3%), thuỷ sản (0.46 tỷ USD,

giảm 21.1%), máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng (0.459 tỷ USD, giảm 13.3%), gỗ

và sản phẩm gỗ (0,38 tỷ USD, giảm 28.8%), túi xác, ví, vali, mũ và ô dù (0.117 tỷ

USD, giảm 46.6%)…(Tham khảo phụ lục 3, bảng 3)

Ngoài ra, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, đa số các mặt hàng chính đều có kim ngạch xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2014 tăng so 2 tháng cùng kì năm 2013, ngoại trừ máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (giảm 7.2%), dầu thô (giảm 12.8%), cà phê (giảm 9.6%)…(Tham khảo phục lục 3, bảng 4)

Có thể thấy, so với tình hình nhập khẩu tháng 1, trong tháng 2, đa số các mặt hàng đều có sự gia tăng trong kim ngạch nhập khẩu, điển hình như nguyên phụ liệu dệt

may, da, giày đã tăng 55.6% và đạt ngưỡng 1.1 tỷ USD trong tháng 2 và nâng mức

tổng kim ngạch 2 tháng đầu năm lên 2.16 tỷ USD, sắt thép các loại tăng 26.8% so với tháng 1 và đạt 524 triệu USD, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu tháng 1 và 2 lên 935 triệu USD. Một số mặt hàng khác có kim ngạch tăng so với tháng 1 là: máy vi tính, sản

phẩm và linh kiện điện tử (1.26 tỷ USD, tăng 1.3%), chất dẻo nguyên liệu (454 triệu

USD, tăng 5.5%), hoá chất (147.5 triệu USD, 9.8%), sản phẩm từ chất dẻo (231 triệu USD, 11.5%), thức ăn gia súc và nguyên liệu (238 triệu USD, 17.4%). Bên cạnh đó,

một số mặt hàng không tăng trong kim ngạch hoặc có chiều hướng giảm như: máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng (1.5 tỷ USD, giảm 7.7% so với tháng 1/2014), điện thoại các loại và linh kiện (601 triệu USD, gần như không thay đổi so với tháng 1)…

Ngoài ra, nếu so với tổng kim ngạch nhập khẩu của 2 tháng cùng kì năm 2013, trong sô các hàng hoá nhập khẩu chủ yếu này, chỉ có 2 mặt hàng giảm về kim ngạch, đó là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (giảm 2.9%) và sắt thép các loại (giảm 2%), các mặt hàng còn lại đều tăng lên về trị giá nhập khẩu.

c. Tháng 3/2014

Tháng 3 đánh dấu sự gia tăng trở lại của kim ngạch xuất khẩu với mức tăng 29.3% so với tháng 2/2014 và đạt 12.47 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lên 24.75 tỷ USD, tương đương mức tăng trưởng 14.9% so với tháng trước. Nhập khẩu tiếp tục xu hướng tăng lên trong kim ngạch với mức tăng 24.2% và đạt 12.47 tỷ USD. Tính riêng tháng 3/2014 chúng ta đã nhập siêu 196 triệu USD. Nhu vây, trong 3 tháng đầu năm 2014, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt khoảng 65.99 tỷ USD, tương đương tăng 13.8% so với 3 tháng cùng kỳ năm 2013, trong đó, cả xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng 14.8%, đưa kim ngạch xuất khẩu đạt mức 33.5 tỷ USD và nhập khẩu chạm mốc 32.4 tỷ USD. Với sự thay đổi về kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu trong tháng 3, trong quý I/2014, cán cân thương mại của Việt Nam đã thặng dư 1.08 tỷ USD, cao gấp 2.4 lần so với cùng kỳ năm 2013.

Có thể thấy sự biến đổi về kim ngạch của một số mặt hàng xuất khẩu chính so với cùng kỳ năm 2013. Trong số các nhóm hàng chính, có 4 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm, đó là mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (giảm 6.1% so với cùng kỳ năm ngoái), dầu thô (giảm 14.3% so với cùng kỳ năm 2013), than đá

(giảm 29%) và gạo (giảm 4.4%). Ngược lại, 6 nhóm hàng còn lại có kim ngạch tăng

lên so với cùng kỳ năm 2013 bao gồm: điện thoại các loại và linh kiện (tăng 23.9%),

dệt may (tăng 19.4%), giày dép các loại (tăng 23.8%), máy ảnh và linh kiện (26.9%), thuỷ sản (giảm 35.3%), và máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác (giảm 9.7%). Có

thể thấy, so với cùng kỳ năm 2013, xuất khẩu hàng hoá quý I năm 2014 đã có sự tăng trưởng và đạt được những thành công nhất định trong việc đưa tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước lên gần 65.99 tỷ USD, tương đương với mức tăng 13.8% so với cùng kỳ năm 2013 (tham khảo Phụ lục 3, bảng 5)

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan ngày 17/04/2014, có thể thấy, đa số các mặt hàng nhập khẩu đều có xu hướng tăng lên về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2013, trừ một số mặt hàng có trị giá nhập khẩu giảm như:phân bón các loại đạt kim

Một phần của tài liệu xây dựng thương hiệu cà phê việt nam trên thị trường nội địa thực trạng và một số khuyến nghị (Trang 48 - 56)