Môi trường văn hóa – xã hội của Việt Nam và khu vực Trung Đông

Một phần của tài liệu xây dựng thương hiệu cà phê việt nam trên thị trường nội địa thực trạng và một số khuyến nghị (Trang 41 - 44)

2.1.4.1.Mội trường văn hoá – xã hội của Việt Nam

Về mặt văn hoá, Văn hóa Việt Nam dưới quan niệm là văn hóa dân tộc được

hiểu là nền văn hóa dân tộc thống nhất trên cơ sở đa dạng sắc thái văn hóa tộc người và được thể hiện ở ba đặc trưng chính(Một hướng tiếp cận văn hóa Việt Nam, Hồ Liên, NXB Văn Học 2008):

Thứ nhất: Việt Nam là đất nước có nền văn hóa phong phú và đa dạng với cộng đồng 54 dân tộc và mỗi dân tộc lại có những phong tục tốt đẹp, được hình thành và gin giữ từ lâu đời, có nhiều lễ hội ý nghĩa trong sinh hoạt cộng đồng. Ngoài ra, niềm tin tín ngưỡng bền vững và tư tưởng khoan dung trong các giáo lý khác nhau của tôn giáo cùng với tính cặn kẽ và sự lịch thiệp trong giao tiếp đã tạo nên một nền văn hoá Việt Nam đầy màu sắc.

Thứ hai: Sự khác biệt về địa lý, khí hậu và phân bố khu vực các dân tộc, phân bổ dân cư đã tạo ra những khác biệt văn hoá đặc trưng giữa các vùng trên khắp Việt

Nam, từ nền văn hóa làng xã và văn minh lúa nướcở đồng bằng sông Hồng đến những sắc thái độc đáo của văn hóa các dân tộc thiểu số miền núi Tây bắc và Đông bắc, từ những nét rất riêng các vùng đất biên viễn của Việt Nam ở Bắc Trung bộ cho tới sự pha trộn cùng văn hóa Chăm Pa của người Chăm ở Nam Trung Bộ, từ những vùng đất mới ở Nam Bộ mang theo sự kết hợp văn hóa của đa dạng các tộc người như ngườiHoa, người Khmer đến sự phong phú trong văn hóa truyền thống của các tộc người khu vực Tây Nguyên.

Thứ ba: Với lịch sử lâu đời có từ hàng nghìn năm trước của mình, người Việt đã tạo nên những nét đẹp văn hoá với hội tụ cùng các dân tộc khác, từ văn hóa bản địa của người Việt cổ thời Hồng Bàng tớinhững ảnh hưởng ngoại lai trong trải qua suốt hàng nghìn năm nay, cùng với những ảnh hưởng của đất nước Trung Quốc và Đông Nam Á từ lâu đời đến những ảnh hưởng của Pháp và Mỹ từ thế kỷ 19, của văn hoá phương Tây trong thế kỷ 20 và của vô số các nền văn hoá khác trong kỷ nguyên của toàn cầu hóa từ thế kỷ 21. Có thể thấy rằng, Việt Nam đã trải qua nhiều thay đổi về văn hóa theo dòng lịch sử, có những đặc điểm đã mất đi nhưng cũng có những khía cạnh mới trong văn hóa bổ sung vào nền văn hóa của Việt Nam ngày nay.

Ngoài ra, một số yếu tố thường được coi là đặc trưng của văn hóa Việt Nam khi nhìn nhận từ bên ngoài bao gồm tôn kính tổ tiên, tôn trọng các giá trị cộng đồng và gia đình, truyền thống lao động cần cù và hiếu học và thủ công mỹ nghệ. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia phương Tây cũng cho rằng những biểu tượng quan trọng trong văn hóa Việt Nam bao gồm rồng, rùa, hoa sen và tre.(Việt Nam phong tục, Phan Kế Bính, NXB Văn Học 2005)

Về mặt xã hội, từ lâu đời nay, hai đơn vị xã hội quan trọng nhất trong tổ chức xã

hội của Việt Nam là Làng (thôn) và Nước (quốc gia). Tục ngữ Việt Nam có câu "Làng đi đôi với nước".

Ngoài ra, quan hệ gia đình và họ hàng đóng vai trò quan trọng chủ đạo trong văn hoá và xã hội Việt Nam. Không giống như chủ nghĩa cá nhân của văn hóa phương Tây, văn hóa Phương Đông, trong đó có Việt Nam đánh giá cao vai trò của gia đình và

tính gia tộc. Trong văn hóa của các nước phương Đông (đặc biệt là vòng Văn hóa chữ Hán), văn hóa Trung Quốc coi trọng giá trị gia đình hơn gia tộc, trong khi ở văn hóa Việt Nam đặt gia tộc được đặt cao hơn gia đình.

Hệ thống phức tạp của các mối quan hệ trong xã hộ Việt Nam là kết quả của sự kết hợp giữa Nho giáo và các chuẩn mực khác trong xã hội. Một điểm đặc trưng trong xã hội Việt Nam, đó là sự tôn trọng và kính trên nhường dưới. Việt Nam đề cao các giá trị trong thứ bậc xã hội, cả về tuổi tác lẫn địa vị và điều này cũng tạo nên những đặc điểm hết sức đặc trung trong văn hoá và xã hội Việt Nam.

2.1.4.2.Môi trường văn hoá – xã hội tại khu vực Trung Đông

Môi trường văn hóa ở các nước khu vực Trung Đông là khởi nguồn của 3 tôn giáo lớn. Người ta không thể nói về văn hóa Trung Đông mà không đề cập đến Hồi giáo. Hồi giáo lan truyền đến tất cả các giai cấp trong xã hội. Nó cung cấp, hướng dẫn, tạo giá trị và là quy tắc cho cuộc sống cá nhân, quan hệ cộng đồng và cả cách hành xử trong kinh doanh.Trung Đông được biết đến là vùng cộng đồng đa số Hồi giáo Ả Rập, tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều nền văn hóa và dân tộc khác nhau. Xã hội

Trung Đông nhìn chung vừa mang đậm nét trang trọng lịch sự lại vừa truyền thống. Lòng hào hiệp và tính chu đáo rất được coi trọng ở các nước trong khu vực này. Người dân nơi đây là những người dễ gần, hiếu khách, thích quan tâm đến những người quan tâm đến mình. Họ cũng rất coi trọng lễ nghi và vẻ bề ngoài.

Hầu hết người dân khu vực Trung Đông đều sử dụng tiếng Ả Rập và lối nói của họ có phần rất hoa mĩ. Trang phục và phong cách đối với người dân nơi đây cũng phải đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe theo phong tục tập quán của họ. Ẩm thực của các nước Trung Đông cũng đều theo quy tắc mà Hồi giáo quy định. Trung Đông là một khu vực ẩn chứa nhiều huyền thoại và có phần nào hơi máy móc. Tuy nhiên khu vực này cũng tập trung nhiều mâu thuẫn thời đại. Hoạt động của các lực lượng Hồi giáo cực đoan phần nào gây trở ngại về an ninh.

Chính vì thế Trung Đông là một thị trường hấp dẫn đối với nước ta nhưng do nhiều trở ngại về văn hóa mà việc thúc đẩy quan hệ hợp tác phát triển vẫn còn gặp nhiều khó khăn Sự hiểu biết lẫn nhau còn hạn chế, nhất là về văn hóa, tôn giáo, thị trường.. Hiện nay, Chính Phủ nước ta đang tích cực mở ra các khóa đào tạo chuyên sâu về trình độ kĩ thuật cũng như văn hóa xã hội cho một nguồn nhân lực không nhỏ nhằm hướng đến thị trường Trung Đông.

Một phần của tài liệu xây dựng thương hiệu cà phê việt nam trên thị trường nội địa thực trạng và một số khuyến nghị (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)