Tình hình thương mại hàng hóa của Việt Nam trên trường quốc tế trước và

Một phần của tài liệu xây dựng thương hiệu cà phê việt nam trên thị trường nội địa thực trạng và một số khuyến nghị (Trang 28 - 31)

trước và sau khi gia nhập WTO

Bảng 1: Trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa 2001 đến nay

Đơn vị: Tỷ USD Trị giá

Năm

Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu

Cán cân thương mại Thặng dư Thâm hụt 2001 15.029 16.218 31.247 -1.189 2002 16.706 19.745 35.451 13.039 2003 20.149 25.255 45.404 -5.106 2004 26.485 31.967 58.452 -5.482 2005 32.447 36.761 69.208 -4.314 2006 39.826 44.891 87.717 -5.065 Bình quân 2001 – 2006 25.107 29.140 2007 48.561 62.764 111.325 -14.203 2008 62.685 80.713 143.398 -18.028 2009 57.096 69.948 127.044 -12.852 2010 72.236 84.838 157.074 -12.602

2011 96.905 106.749 203.654 -9.844 2012 114.572 113.792 228.364 780,329 2013 132.134 132.125 264.259 9,427 Bình quân 2008 – 2013 89.271 98.028 1/2014(sơ bộ) 11.460 10.020 11.480 1.440 2/2014 (ước tính) 9.600 10.800 20.400 -1.200

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam, Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam mười năm 2001 – 2010, truy cập ngày 20/03/2014,

http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=418&idmid=&ItemID=12383

Tổng cục Hải Quan Việt Nam, Số liệu định kỳ (Từ năm 2009 – đến nay), truy cập 20/03/2014,

http://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/SoLieuDinhKy.aspx?Group =S%E1%BB%91%20li%E1%BB%87u%20th%E1%BB%91ng%20k%C3%AA

Biểu đồ 1: Thương mại Việt Nam 6 năm trước và sau khi gia nhập WTO

Đơn vị: tỷ USD

Nguồn: Sử dụng số liệu trong bảng 1

Theo số liệu từ Tổng cục Hải Quan và biểu đồ trên, cả kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng liên tục kể từ sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO với tốc độ tăng trung bình khoảng trên dưới 50%, chỉ trừ năm 2009 có sự tụt giảm, một phần chính là do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm đó. Có thể thấy,

-40 -20 0 20 40 60 80 100 120 140 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Xuất khẩu Nhập khẩu Thâm hụt/ Thặng dư XK bình quân 2001 - 2006 NK bình quân 2001 - 2006 XK bình quân 2008 - 2013 NK bình quân 2008 - 2013

tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2013 đã đạt 264.259 tỷ USD, tăng gấp hơn 2 lần so với mức 111.325 tỷ USD trong năm đầu tiên chúng ta trở thành thành viên chính thức của WTO (năm 2007), gấp 3 lần cùng kì năm 2006 (ở mức 87.717 tỷ USD) và tăng lên khoảng gần 6 lần sau 10 năm (năm 2003: 45.404 tỷ USD).

Xét riêng xuất khẩu, mặc dù tốc độ tăng có phần ít hơn so với nhập khẩu, tuy nhiên, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã có sự chuyển biến rõ rệt ngay sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO với tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đã tăng 8.735 tỷ USD so với năm 2006 và đạt mức 45.561 tỷ USD, cao gần gấp đôi so với giá trị xuất khẩu trung bình giai đoạn 2001 – 2006. Sau 7 năm với vai trò là một thành viên chính thức của WTO từ năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã đạt 132.134 tỷ USD vào năm 2013. Như vậy, có thể thấy tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2013 đã tăng gấp hơn 3 lần so với thời điểm năm 2006, ngay trước khi Việt Nam gia nhập WTO và cao hơn gấp 5,3 lần so với mức xuất khẩu tung bình trong 6 năm từ 2001 đến 2006.

Xét riêng nhập khẩu, tốc độ tăng trưởng kể từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO đã tăng rất nhanh, cụ thể, năm 2007 – năm đầu tiên Việt Nam trở thành thành viên của WTO, kim ngạch nhập khẩu của cả nước đạt 62.764 tỷ USD, tăng 17.873 tỷ USD, tương đương với khoảng 39.8% so với cùng kỳ năm 2006 và giá trị này gấp hơn 2 lần kim ngạch nhập khẩu trung bình giai đoạn 2001 – 2006. Từ năm 2007 đến năm 2013, kim ngạch nhập khẩu đã tăng hơn gấo đôi lên mức 132.125 tỷ USD. Với con số này, có thể thấy kim ngạch đã tăng gấp gần 3 lần so với cùng kì năm 2006 và khoảng 4,5 lần so với mức kim ngạch trung bình giai đoạn 6 năm trước khi Việt Nam gia nhập WTO.

Hơn thế nữa, từ biểu đồ trên, có thể thấy sự thay đổi của cán cân thương mại của Việt Nam kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO đến nay với xu hướng tăng của cả xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam. Việt Nam đã duy trì mức nhập siêu khá cao, dao động từ 9.844 tỷ USD đến 18.028 tỷ USD trong giai đoạn 2007

– 2011. Mức nhập siêu này cao hơn rất nhiều so với giai đoạn trước khi chúng ta gia nhập WTO, một phần vì kể từ khi gia nhập, việc mở cửa thị trường với mức thuế nhập khẩu thấp đã khiến hàng hoá nước ngoài ồ ạt đổ vào Việt Nam, trong khi hàng hoá của chúng ta còn yếu, chưa đủ sức cạnh tranh. Tuy nhiên, năm 2012 đã đánh một dấu mốc quan trọng khi sau 20 năm từ năm 1993, Việt Nam có xuất siêu và ở mức 780 triệu USD. Đến năm 2013, tuy Việt Nam vẫn duy trì được thặng dư cán cân thương mại nhưng giá trị xuất siêu năm 2013 chỉ đạt 9.4 triệu USD, tức là chỉ đạt có 1.09% so với mức ước tính trước đó là 863 triệu USD và chỉ bằng 1.2% giá trị cùng kì năm 2012.

Bên cạnh đó, trong 6 năm trước khi trở thành thành viên chính thức của WTO, giá trị xuất khẩu trung bình của Việt Nam đạt 25.107 tỷ USD và nhập khẩu trung bình ở mức 29.14 tỷ USD. Tuy nhiên, từ năm 2007 trở đi, tình hình xuất nhập khẩu có xu hướng tăng rất rõ rệt. Xuất khẩu trung bình trong giai đoạn 6 năm từ năm 2008 đến năm 2013 đạt mức 89.271 tỷ USD, tăng gấp hơn 3 lần so với giá trị trung bình của giai đoạn 2001-2006. Nhập khẩu trung bình trong giai đoạn này đạt mức 98.028 tỷ USD, cho thấy sự chênh lệch vẫn còn khá lớn giữa kim ngạch nhập khẩu trung bình và xuất khẩu trung bình. Tuy nhiên, Việt Nam đang có xu hướng có xuất siêu và hi vọng trong thời gian tới, khoảng chênh lệch giữa nhập khẩu và xuất khẩu sẽ được thu hẹp dần và hướng tới xuất siêu cao hơn.

Một phần của tài liệu xây dựng thương hiệu cà phê việt nam trên thị trường nội địa thực trạng và một số khuyến nghị (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)