Triển vọng mở rộng hoạt động thương mại hàng hóa với những mặt hàng

Một phần của tài liệu xây dựng thương hiệu cà phê việt nam trên thị trường nội địa thực trạng và một số khuyến nghị (Trang 75 - 77)

hàng mới tiềm năng giữa Việt Nam và khu vực Trung Đông

Khu vực Trung Đông là thị trường nhiều tiềm năng cho các mặt hàng nông sản (gạo, chè, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, cơm dừa…), thực phẩm của Việt Nam. Bên cạnh đó, xu hướng sử dụng sản phẩm thủy sản thay thế cho thịt trong bữa ăn hàng ngày tại các nước Trung Đông cũng khiến nhu cầu nhập khẩu thủy hải sản ngày càng tăng. Đây

là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang khu vực này.

Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á và Nam Á thuộc Bộ Công Thương, ông Trần Quang Huy khẳng định các nước Trung Đông có nhu cầu lớn về nhập khẩu lương thực, thực phẩm, nông sản, thủy sản và hàng tiêu dùng. Vụ trưởng Trần Quang Huy cũng cho biết Trung Đông là khu vực có tiềm năng lớn về dầu mỏ, khí đốt; tiềm năng tài chính lớn. Tuy nhiên do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nên nhu cầu về các mặt hàng như sản phẩm sữa, hạt tiêu, hạt điều, gạo là rất có triển vọng. Đây là cơ hội lớn để các doanh nghiệp Việt Nam hợp tác với các nước trong khu vực Trung Đông, đặc biệt là các nước thuộc khối Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh (GCC), nơi áp dụng thuế nhập khẩu thấp từ 0-5% đối với hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài khối.

Bên cạnh đó, các thị trường như Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Iran, Iraq là những thị trọng điểm mà các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm. Ví dụ đối với Israel, xuất khẩu lao động và khách du lịch là những thị trường tiềm năng của Việt Nam. Theo Tham tán Israel tại Việt Nam, nhiều chủ sử dụng lao động đang có ý định sang thăm Việt Nam để tìm hiểu khả năng đưa người lao động Việt Nam sang Israel. Nhiều doanh nhân Israel cũng bày tỏ muốn tìm hiểu thị trường du lịch Việt Nam để đưa khách sang.

Theo ông Trần Quang Huy, cơ cấu những mặt hàng xuất nhập khẩu của Trung Đông khá phù hợp với những mặt hàng xuất khẩu thế mạnh và nhu cầu của Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn có những rào cản thương mại lớn đối với việc xuất khẩu thực phẩm sang thị trường này. Các nước GCC, Thổ Nhĩ Kỳ… yêu cầu đối với mặt hàng thực phẩm nhập khẩu vào thị trường của họ cần có giấy chứng nhận Halal, một yêu cầu có tính tôn giáo hơn là tính thương mại..

Ngoài các mặt hàng nông sản (gạo, cà phê, hồ tiêu,…), dệt may, da giày, thiết bị điện tử,… Xây dựng, thiết bị y tế, du lịch, giáo dục cũng là những lĩnh vực triển vọng, có khả năng làm tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực Trung Đông.

Một phần của tài liệu xây dựng thương hiệu cà phê việt nam trên thị trường nội địa thực trạng và một số khuyến nghị (Trang 75 - 77)