Sự tương quan về vị trí địa lý giữa Việt Nam và khu vực Trung Đông

Một phần của tài liệu xây dựng thương hiệu cà phê việt nam trên thị trường nội địa thực trạng và một số khuyến nghị (Trang 34 - 36)

2.1.1.1. Vị trí địa ý của Trung Đông:

Trung Đông được coi là một vùng văn hoá và không có các biên giới một cách chính xác. Theo như thống kê chính thức của CIA Workbook of Fact năm 2013, khu vực này bao gồm 19 quốc gia: Amernia, Azerbaijan, Bahrain, Gaza Strip, Geogria, Iran, Iraq, Isarel, Jordan, Kuwait, Lebanon, Oman, Quatar, Saudi Arabia, Syria, Turkey, United Arab Emirates (UAE), West Bank và Yemen.

Iran được coi là biên giới về phía đông của Trung Đông, phía này giáp với châu Á. Dọc theo biển Arabian xuống phía Nam lần lượt là Saudi Arabia (Ả-rập Xê-út), UAE (Tiểu vương quốc Ả Rập), Oman và cận nam là Yemen. Đi sang phía tây, phần tây của Saudi Arabia giáp với Biển Đỏ và vùng biển này là nơi chia cắt đất nước này với dải đất châu Phi. Biên giới duy nhất trên đất liền của Trung Đông với châu Phi là Isarel. Isarel có biên giới chung với Ai Cập (thuộc Bắc Phi) và đây cũng là nước duy nhất có sự hợp nhất của các đặc điểm châu Âu và Trung Đông, với sự gần gũi về địa lý của họ với miền Cận Đông và đa phần dân cư là người có nguồn gốc Trung Đông (gồm người Do Thái Sephardic, Sabra, người Ả Rập Israel…). Lên phía bắc, Turkey (Thổ Nhĩ Kỳ) được xem là cầu nối của khu vực này với châu Âu. Đây là quốc gia thường được gộp với khu vực Tây Nam Á vì vị trí và tính liên tục của địa lý, tuy nhiên về mặt thị trường và văn hoá lại có thể được xếp vào châu Âu.

Như vậy, có thể thấy Trung Đông có vị trí địa lý chiến lược và vô cùng thuận lợi cho việc giao thương với các nước thuộc châu Á, châu Âu và châu Phi. Với những đặc điểm về vị trí địa lý như trên, khu vực này đang ngày càng được chú ý và quan tâm

hơn trong tiến trình mở rộng quan hệ hợp tác của các quốc gia trên giới, trong đó có Việt Nam.

2.1.1.2. Vị trí địa lý của Việt Nam:

Việt Nam là nằm ở cực đông – nam bán đảo Đông Dương, có diện tích đất liền trải dài từ kinh tuyến 102°8′ Đông đến 109°27′ Đông và từ vĩ tuyến 8°27′ Bắc đến 23°23′ Bắc (Sách giáo khoa Địa lý Việt Nam lớp 8, NXB Giáo dục, pg 84). Trên bản đồ thế giới, đất nước Việt Nam có hình giống chữ S với khoảng cách kéo dài từ bắc tới nam là khoảng 1.650 km và vị trí hẹp nhất trên toàn bộ dải đất theo chiều đông sang tây là 50 km (khu vực thuộc Tỉnh Quảng Bình). Việt Nam có diện tích đất liền khoảng 331.698 km². Bên cạnh đó,Việt Nam còn có đường bờ biển dài khoảng 3.260 km , chưa kể các đảo. Ngoài vùng nội thuỷ, Việt Nam sở hữu 12 hải lý lãnh hải (22km) từ đường cơ sở, cộng thêm 12 hải lý vùng tiếp giáp lãnh hải tính từ lãnh hải, 200 hải lý (370 km) vùng đặc quyền kinh tế tính từ đường cơ sở và cuối cùng là thềm lục địa. Như vậy, tổng cộng diện tích vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km² trên vùng biển Đông. Trên toàn bộ diện tích Việt Nam, điểm thấp nhất là mặt biển Đông (0m) và điểm cao nhất là đỉnh Phan Xi Păng thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn (3.143 m). Bốn điểm cực của Việt Nam là: Điểm cực bắc trên đất liền nằm ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang; điểm cực nam nằm ở mũi Rạch Tàu, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau; điểm cực tây nằm tại A Pa Chải – Tá Miếu, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên và điểm cực đông nằm ở mũi Đôi trên bán đảo Hòn Gốm, vịnh Vân Phong, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà. Nếu tính cả quần đảo Trường Sa thì điểm cực đông của Việt Nam hiện đang kiểm soát nằm tại đá Tiên Nữ.

Việt Nam có biên giới giáp với vịnh Thái Lan ở phía nam. Phía đông, Việt Nam giáp với vịnh Bắc Bộ và biển Đông. Phía bắc, Việt Nam có đường biên giới chung với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (1.449,566 km) và về phía tây có biên giới với Lào (2067 km) và Campuchia (1137 km).

Như vậy, có thể thấy, với vị trí địa lý của khu vực Trung Đông và Việt Nam, việc tăng cường và thúc đẩy hoạt động thương mại hàng hoá là một trong những bước quan trọng để mỗi bên mở rộng thêm quan hệ hợp tác với các nước, các khu vực và châu lục khác trên thế giới. Ngoài ra, việc phát triển hoạt động hợp tác thương mại cũng đem lại cho Trung Đông và Việt Nam những thị trường tiềm năng và nguồn thu ngoại tệ quan trọng. Vì thế, việc quan tâm và thúc đẩy hơn nữa hoạt động thương mại hàng hoá nói riêng và quan hệ hợp tác kinh tế nói chung nên trở thành một phần của chiến lược phát triển của mỗi bên.

Một phần của tài liệu xây dựng thương hiệu cà phê việt nam trên thị trường nội địa thực trạng và một số khuyến nghị (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)