Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu xây dựng thương hiệu cà phê việt nam trên thị trường nội địa thực trạng và một số khuyến nghị (Trang 64 - 70)

3.1.1.Bài học từ kinh nghiệm các nước thành công trong hoạt động thương mại hàng hóa với khu vực Trung Đông

Theo đánh giá của PGS.TS. Bùi Nhật Quang, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, "Trung Đông trong những năm gần đây đã nổi lên như một khu vực phát triển tương đối năng động của thế giới". Đây là một khu vực phát triển hết sức đa dạng, đa màu khác nhau với nguồn thiên nhiên phong phú, nổi bật lên là dầu mỏ và một số tài nguyên quý. Mặc dù tình hình an ninh, chính trị còn bất ổn nhưng nền kinh tế khu vực này đang phát triển, nổi bật là Saudi Arabia.

3.1.1.1. Tình hình nền kinh tế Saudi Arabia

Saudi Arabia có nền kinh tế dầu khí là chủ yếu với sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ. Năm 2003, Saudi Arabia tuyên bố sở hữu 260,1 tỷ barrel dự trữ dầu, chiến 24% tổng lượng dầu mỏ thế giới. Đó là nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, đóng vai trò quyết định trong OPEC. Lĩnh vực dầu khí chiếm 75% thu nhập, 40% GDP và 90% kim ngạch xuất khẩu. Để đa dạng nên kinh tế, Saudi Arabia đã xây dựng một thành phố ở bờ biển phía Tây với khoản đầu tư hơn 26,6 tỷ USG, mang tên "Thành phố công nghiệp vua Abdullah" gần thành phố công nghiệp al-Rabegh phía bắc Jeddah, bao gồm một bến cảng lớn gấp 10 lần cảng lớn nhất thế giới Rotterdam, có thể tiếp đón những tàu thủy khổng lồ lớn phục vụ ngành hóa dầu. Sau khi Saudi Arabia gia nhập WTO tháng 12/2005, chính phủ bắt đầu xây dựng sáu "thành phố kinh tế" nhằm thúc đẩy đầu tư nước ngoài và các kế hoạch phát triển kinh tế.

Saudi Arabia là thành viên nhóm G20, có vai trò lớn trong Hội đồng hợp tác vùng vịnh GCC (chiếm 44% GCC), là đầu tàu trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa OPEC. Đồng thời, đó còn là nền kinh tế lớn nhất, là trung tâm tài chính khu vực Trung Đông, đứng thứ 4 thế giới về "tự do tài chính", có hệ thống thuế đứng thứ 7 thế giới về mức độ thỏa mãn. Trong 181 quốc giaSaudi Arabia đứng thứ 11 về môi trường

kinh doanh thuận lợi, đứng đầu độ dễ trong đăng ký tài sản, là nước đứng đầu nhận hỗ trợ đầy tư trực tiếp nước ngoài FDI trong khu vực Trung Đông.

Bảng 11: Các chỉ số kinh tế của Saudi Arabia

2010 2011 2012

GDP (ppp) 652,8 tỷ USD 698,8 tỷ USD 740,5 tỷ USD

Tăng trưởng GDP 5,1% 7,1% 6,0%

GDP theo đầu người 23.700 USD 24.800 USD 25.700 USD GDP theo ngành (2011) Nông nghiệp: 2%

Công nghiệp 66,9% Dịch vụ: 31,1%

Lực lượng lao động 8,012 triệu người

Tỷ lệ thất nghiệp 10,9% 10,7%

Tỷ lệ lạm phát 5% 4,6%

Mặt hàng nông nghiệp Lúa mì, lúa mạch, cà chua, quả dưa, quả chà là, cam quýt, thịt cừu, thịt gà, trứng, sữa

Các ngành công nghiệp Sản phẩm dầu thô, dầu hỏa tinh khiết, hóa chất xăng dầu nguyên chất, acmonica, khí ga công nghiệp, natri hydroxit (soda ăn da), xi măng, phân bón, nhựa, khí metan, sửa chữa tàu thương mại, sửa chữa máy bay thương mại, xây dựng

Tăng trưởng công nghiệp 8,4%

Kim ngạch xuất khẩu 237,9 tỷ USD 364,7 tỷ USD 381,5 tỷ USD Mặt hàng chính Dầu hỏa và sản phẩm dầu hỏa

Kim ngạch nhập khẩu 88,35 tỷ USD 120 tỷ USD 136,8 tỷ USD Mặt hàng chính Máy móc và thiết bị, thực phẩm, hóa chất, động cơ xe

máy, dệt may

Nguồn: Báo cáo hồ sơ Saudi Arabia - Ban Quan hệ Quốc tế - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, Cập nhật ngày 22/02/2013

Từ bảng trên, có thể thấy nền kinh tế Saudi Arabia liên tục tăng trường từ 2010 đến 2012 với mức tăng năm 2011 là 7.04% so với năm 2010 và năm 2012 là 5.97%. GDP bình quan đầu người cũng tăng lên nhưng mức độ tăng vẫn chưa cao. Tủy lệ lạm phát và thất nghiệp bắt đầu giảm nhẹ, chứng tỏ những cố gắng trong việc kiềm chế lạm phát và tạo công ăn việc làm cho người dân của chính phủ Saudi Arabia đã có kết quả.

Kim ngạch xuất khẩu của Saudi Arabia tăng liên tục từ 2010 đến 2012, nâng mức trị giá xuất khẩu từ 237.9 tỷ USD năm 2010 lên 364.7 tỷ USD năm 2011, tương

đương với mức tăng 126.8 tỷ USD, khoảng 53.3% và đạt 381.5 tỷ USD năm 2012, tăng 16.8 tỷ USD, khỏang 4.6% s với cùng kì năm trước. Bên cạnh đó, kim ngạch nhập khẩu của nước này cũng tăng, từ mức 88.35 tỷ USD năm 2010 lên 120 tỷ USD năm 2011, tăng 31.65 tỷ USD, tương đương với 35.8% và đến năm 2012 đạt mức 136.8 tỷ USD, tăng 16.8 tỷ USD, tương đương với 36.8%. Có thể thấy, dù nhập khẩu có tăng, tuy nhiên, Saudi Arabia vẫn luôn có thặng dư thương mại trong nhiều năm.

3.1.1.2. Hợp tác giữa Saudi Arabia và các đối tác nước ngoài

Trong những năm gần đây, Saudi Arabia luôn cải thiện môi trường đầu tư,, thực hiện tự do hóa đầu tư và thương mại, nhằm đa dạng hóa nền kinh tế chủ yếu dựa vào dầu mỏ và hóa dầu. Với lượng FDI tăng mạnh trong thời gian gần đây, đấy là do Saudi Arabia đã áp dụng một loạt các biện pháp thu hút FDI như thực hiện có hiệu quả Chương trình 10x10 (chương trình đưa Saudi Arabia nằm trong top 10 nước có môi trường đầu tư thuận lợi nhất).

Saudi Arabia thực hiện đơn giản hóa các thủ tục kinh doanh , đầy tư bằng việc thực hiện "Chương trình 60/24/7" - được ban hành dưới một sắc lệnh hoàng gia yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước thục hiện việc cung cấp các loại dịch vụ cho nhà đầu tư nước ngoài và người dân Saudi Arabia trong 60 phút, 24 giờ một ngày, và 7 ngày trong tuần. Chương trình đang được thực hiện tại các thành phố kinh tế của Saudi Arabia.

Chính phủ khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực giao thông vận tải, giáo dục, y tế, công nghệ tin học, viễn thông, năng lượng, khoa học đời sống, ngoài ra mở thêm các lĩnh vực nhạy cảm như bảo hiểm, bán buôn, bán lẻ, vận chuyển hàng không, đường sắt và thông tin liên lạc.

Hoạt động dầu khi bây giờ cho phép các nhà đầu tư nước ngoài vào đấu thầu các lô tại khu vực Ghawar thăm dò khí tự nhiên, như các công ty Shell Total, Lukoil (Nga), Sinopec (Trung Quốc), Eni (Italy), Repsol (Tây Ban Nha)

Bảng12: Tỷ trọng xuất khẩu của các nước vào Saudi Arabia giai đoạn 2008 - 2011 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quốc gia/ Năm 2011 2010 2009 2008 Trung Quốc 11,86% 10,47% 10,81% 10,42%

Nhật Bản 5,7% 6,76% 6,44% 7,32% Đức 7,37% 7,35% 7,62% 6,71% Mỹ 11,33% 11,01% 11,09% 11,05%

Nguồn: Thống kê của Đài thiên văn kinh tế (Observatory of economic complexity) Qua bảng trên, ta có thể thấy, trữ lượng nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc vào Saudi Arabia là lớn nhất. Trung Quốc được coi như là bạn hàng của Saudi Arabia. Từ năm 2008, Saudi Arabia nhập khẩu 10,42%, tướng ứng 11,6 tỷ USD, đến năm 2009, tăng lên 9,71 tỷ USD. Tuy nhiên, năm 2010, tỷ lệ có sự sụt giảm nhỏ còn 10,47%, nhưng đến năm 2011, tỷ lệ nhập khẩu bắt đầu tăng quay trở lại.

Lý giải điều này là do chính sách mở cửa của Saudi Arabia qua việc thực hiện đơn giản hóa các thủ tục kinh doanh, đầy tư bằng việc thực hiện "Chương trình 60/24/7" - được ban hành dưới một sắc lệnh hoàng gia yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước thục hiện việc cung cấp các loại dịch vụ cho nhà đầu tư nước ngoài và người dân Saudi Arabia trong 60 phút, 24 giờ một ngày, và 7 ngày trong tuần. Chương trình đang được thực hiện tại các thành phố kinh tế của Saudi Arabia.

Ngoài ra, Trung Quốc còn là quốc gia có lợi thế về mặt nhân công lao động dồi dào, giá rẻ. Hàng hóa Trung Quốc thường có mức giá khá thấp so với thị trường. Bên cạnh đó, Trung Quốc có nguồn tài nguyên phong phú và khoa học công nghệ phát triển đã góp phần hạ giá thành sản phẩm của quốc gia này trên các thị trường.

3.1.2. Kinh nghiệm từ các nước thất bại trong hoạt động thương mại hàng hóa với khu vực Trung Đông

Có thể nói, Trung Đông là được đánh giá là khu vực tiềm năng cho các hoạt động thương mại quốc tế, đặc biệt là thương mại hàng hóa đối với các quốc gia khác

trên thế giới. Theo xu thế chung của khu vực, tình hình thương mại của các quốc gia Trung Đông này ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là tình hình xuất nhập khẩu của các nước này với các quốc gia ngoài khu vực cũng tăng nhanh chóng. Nói về tình hình kinh tế, thương mại, Kuwait là quốc gia điển hình của Trung Đông, mang các xu thế phát triển tương đồng với tình hình của toàn khu vực này. Tuy nhiên, mối quan hệ về thương mại của Kuwait và Australia lại đang có sự sụt giảm trong những năm gần đây.

3.1.2.1. Sơ bộ về nền kinh tế Kuwait và tình hình nhập khẩu hàng hóa của Kuwait từ năm 2010 đến nay

Kuwait là một quốc gia Hồi giáo thuộc khu vực Trung Đông. Năm 1995, Kuwait trở thành thành viên chính thức của WTO, và mở rộng các mối quan hệ kinh tế của mình với các nước thành viên khác. Về xuất khẩu, mặt hàng chủ yếu của Kuwait xuất sang các nước bao gồm dầu lửa và các sản phẩm hóa dầu, phân bón.

Riêng về nhập khẩu, do Kuwait là một quốc gia có đặc điểm là nền nông nghiệp chưa phát triển, năng suất thấp không thể đáp ứng nhu cầu về lương thực cho người dân, nên mặt hàng mà nước này thường xuyên phải nhập khẩu là lương thực – thực phẩm. Các mặt hàng khác bao gồm vật liệu xây dựng, máy móc và đồ may mặc.

Biểu đồ 7: Giá trị nhập khẩu hàng hóa của Kuwait giai đoạn 2008 – 2013

(Đơn vị: Triệu KWD)

Nguồn: Trading economics, 2014, http://www.tradingeconomics.com/kuwait/imports, tham khảo ngày 24/04/2014

Có thể nhận thấy, nhìn chung, giá trị nhập khẩu hàng hóa của Kuwait qua các năm đều có sự tăng trưởng nhất định, kể từ năm 2010 trở lại đây. Mặc dù có sự dao động trong xu hướng nhập khẩu hàng hóa nhưng giá trị nhìn chung là có xu huớng tăng. Năm 2009, giá trị nhập khẩu hàng hóa của Kuwait đạt 1.612,4 triệu KWD, đến hết năm 2013 đã đạt đến 2.215,3 triệu KWD, tăng khoảng 602.9 triệu USD, tương đương khoảng 37.4%. Như vậy, nhìn chung, tình hình nhập khẩu của nước Kuwait vẫn tăng trưởng bình thường.

3.1.2.2. Tình hình nhập khẩu hàng hóa của Australia vào Kuwait giai đoạn 2008 – 2013

Từ xưa đến nay, Australia là đối tác thương mại chính của Kuwait. Các mặt hàng Australia chủ yếu xuất khẩu sang Kuwait bao gồm: máy móc, lúa mì, hải sản, thịt bò. Biểu đồ dứới đây sẽ chỉ rõ kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Australia vào Kuwait từ năm 2007 đến nay:

Biểu đồ 8: Giá trị nhập khẩu hàng hóa của Australia vào Kuwait giai đoạn 2007 – 2013

(Đơn vị: Triệu KWD)

Nguồn: Department of Foreign Affairs and Trade, http://www.dfat.gov.au/geo/fs/kuwa.pdf, tham khảo ngày 19/04/2014

147.6 109 131.5 154 147.6 128.4 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 2007-2008 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013

Mặc dù tình hình thương mại của Kuwait, đặc biệt là tình hình nhập khẩu hàng hóa tăng trưởng bình thường qua thời gian, nhất là từ năm 2010 đến nay, nhưng biểu đồ trên cho thấy giá trị hàng hóa nhập khẩu của Australia vào Kuwait lại xu hướng hoàn toàn đối lập trong giai đoạn này. Điển hình, sau một thời gian tăng mạnh, đến năm 2010, giá trị nhập khẩu hàng hóa Australia của Kuwait bắt đầu tụt đáng kể. Sau giai đoạn tăng trưởng liên tục từ 2008 đến 2010, giai đoạn từ 2010 đến 2013, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Kuwait từ thị trường Australia bắt đầu tụt giảm nhanh chóng từ mức 154 triệu KWD xuống còn 147.6 triệu KWD và tụt chạm nguỡng 128.4 triệu KWD.

Có rất nhiều nguyên nhân lý giải cho điều này. Nguyên nhân khách quan, đó là do khủng hoảng kinh tế toàn cầu có tác động không nhỏ đến hầu hết tất cả nền kinh tế trên thế giới, và tình hình thương mại giữa hai quốc gia này cũng không nằm trong ngoại lệ. Nếu như cuộc khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng tiêu cực mạnh mẽ đến các quốc gia châu Âu và châu Mĩ, trong đó có Australia, thì các khu vực khác lại bị tác động ít hơn, dẫn đến các quốc gia có thể mạnh nông nghiệp ở các khu vực này ngày càng có khả năng cạnh tranh về các sản phẩm nông nghiệp với Australia, với giá cả rẻ hơn, và nguồn hàng hóa cung cấp dồi dào hơn. Chính chính sách giá cả của Australia không còn phù hợp với thu nhập của phần đông người dân Kuwait đã khiến cho Kuwait tìm kiếm các nguồn hàng giá rẻ hơn ở các nước khác, mà chủ yếu là các quốc gia trong khối ASEAN. Do đó, trong việc đặt quan hệ thương mại với Kuwait, các doanh nghiệp của Việt Nam cần tìm hiểu kĩ về nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là mức giá họ mong muốn chi trả cho sản phẩm của mình.

Một phần của tài liệu xây dựng thương hiệu cà phê việt nam trên thị trường nội địa thực trạng và một số khuyến nghị (Trang 64 - 70)