4. Nội dung chương trình tiêu thụ sản phẩm:
4.4.1. Quảng cáo
Trong nền kinh tế thị trường, đối với các đơn vị, các chương trình quảng cáo tuyên truyền giới thiệu sản phẩm của mình trở thành một công việc không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sản xuất
hàng ngày càng phong phú, nhu cầu người người tiêu dùng ngày càng đa dạng nên quảng cáo ngày càng giữ vai trò quan trọng hơn đối với tất cả các doanh nghiệp. Thật vậy nhờ quảng cáo mà các hàng hóa bán được nhiều hơn với số lượng lớn hơn. Thông qua quảng cáo thì nhà sản xuất hiểu được thêm nhu cầu trên thị trường.
Quảng cáo cũng là một hình thức nhằm quảng bá thương hiệu và hình ảnh công ty hiệu quả.
a. Khái niệm quảng cáo
Quảng cáo là một hình thức hoạt động thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ của nhà sản xuất cho các thành phần trung gian trên kênh phân phối hoặc cho người tiêu dùng thông qua phương tiện truyền thông đại chúng trong một không gian và thời gian nhất định. Mục đích của quảng cáo là để thu hút sự chú ý của khách hàng, thuyết phục về những lợi ích, sự hấp dẫn của sản phẩm nhằm thay đổi hoặc củng cố thái độ và lòng tin của người tiêu thụ sản phẩm của đơn vị và tăng lòng ham muốn mua hàng của họ. Quảng cáo là công việc cần thiết trong lưu thông hàng hóa nhằm đẩy mạnh quá trình lưu thông hướng dẫn hình thành nhu cầu thúc đẩy đáp ứng một cách nhanh chóng, đúng đối tượng và hướng dẫn người tiêu dùng sử dụng đúng hiệu quả đã mua.
b. Yêu cầu quảng cáo:
Chất lượng thông tin phải cao: thông tin quảng cáo là thông tin khái quát. Do lượng thông tin đưa ra trong thời gian ngắn, không gian gian hẹp đòi hỏi quảng cáo phải rõ ràng ngắn gọn và tập trung để người nhận thông tin chú ý cao.
Bảo đảm tính nghệ thuật : quảng cáo là thông tin đến nhóm khách hàng hoặc quần chúng biết một cách rộng rãi phải đảm bảo tính nghệ thuật kết hợp với yêu cầu đơn giản. Mặc dù không phải là một tác phẩm nghệ thuật nhưng phải phù hợp với thẩm mỹ người nghe và người xem.
Tính đồng bộ: quảng cáo tiến hành đồng bộ từ nơi sản xuất đến nơi lưu thông, từ bao bì sản phẩm đến phương tiện quảng cáo.
Tính hợp lý: kinh phí dành cho quảng cáo có hạn, cần sử dụng quảng cáo sao cho tiết kiệm nhất.
Tính chân thật: tin tức quảng cáo phải chính xác đúng như sự thật, chân thật về ưu điểm sản phẩm không nói sai sự thật cũng không nói xấu sản phẩm cùng lọai một cách sai lệch vì: trên quan điểm Marketing thì quảng cáo trước hết phải thể hiện sự tôn trọng khách hàng, sự lừa bịp sẽ dẫn đến hậu quả nặng nề trong thương trường cạnh tranh giữa các nhà sản xuất kinh doanh với nhau.
c. Chức năng quảng cáo:
1. Chức năng thông tin: khi quảng cáo cần đảm bảo đầy đủ lượng thông tin về quảng cáo như tên đặc điểm, công dụng, lợi ích, biểu tượng, địa chỉ mua bán … sản phẩm.
2. Tạo sự chú ý: nhằm làm quảng cáo có khả năng lôi cuốn khách hàng đến với doanh nghiệp thì sự lựa chọn các hình thức cũng như phương tiện quảng cáo phù hợp sao cho nội dung quảng cáo được bảo đảm xây dựng trên nguyên tắc “A.I.D.A” nguyên tắc này nghĩa là:
Get attention (lôi cuốn sự chú ý) Hold interest (làm cho thích thú) Create desire (tạo sự ham muốn)
Lead to action (dẫn đến hành động mua bán) d. Phương tiện quảng cáo
Trong thời đại mà các phương tiện thông tin hiện đại đã trở nên phổ biến, việc sử dụng nó trong quảng cáo ngày càng rộng rãi thì sự xuất hiện các hình thức quảng cáo cũng do đó ngày càng trở nên đa dạng và phong phú hơn nhiều tùy theo từng loại sản phẩm mà doanh nghiệp có thể lựa chọn phương tiện quảng cáo sao cho phù hợp. Các phương tiện quảng cáo là: báo chí, radio, ti vi, phim quảng cáo, pano, áp phích, bao bì, nhản hiệu, quảng cáo ngoài trời.