Tổng luận về chiến lược mở rộng thị trường tiêu thụ

Một phần của tài liệu một số biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm phân bón lá sinh học tại công ty tnhh long sinh (Trang 30 - 32)

1.5.1 Quan điểm về chiến lược mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

Có nhiều quan điểm khác nhau về chiến lược mở rộng thị trường tiêu thụ nhưng chung nhất vẫn là quan niệm về thâm nhập và phát triển thị trường với nội dung cơ bản sau:

a. Thâm nhập phát triển thị trường nội địa

Ngày nay các nhà quản trị đều nhất trí rằng để thực hiện chiến lựợc kinh doanh trong thực tiễn, vấn đề đặt ra là phải xác định thị trường của doanh nghiệp hiện tại và tương lai từ đó mới phân phát thị trường, chọn khúc thị trường thích hợp với môi trường kinh doanh của doanh nghiệp từ đó tính toán qui mô của thị trường và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp.

Để có một quá trình sản xuất kinh doanh được trôi chảy, doanh nghiệp phải có đủ yếu tố đầu vào như: máy móc công nghệ, nguyên vật liệu, tiền vốn, và các yếu tố đó phải được cung cấp kịp thời, đúng giá cả, đúng chất lượng, đúng chủng loại.

Để sản xuất kinh doanh hiệu quả và tái sản xuất nhanh đòi hỏi phải lựa chọn chính xác nhà tiêu thụ, một số trục trặc trong khâu tiêu thụ sẽ làm kéo dài lưu thông và gây chậm trễ cho quá trình sản xuất kinh doanh.

Cũng cần nhấn mạnh rằng: việc thâm nhập phát triển thị trường trong nước là chiến lược cần thiết, đầu tiên và lâu dài, song không phải là duy nhất. Các doanh nghiệp cần có các chiến lược kinh doanh trên thị trường nước ngoài. Điều này do chính sự phân công lao động quốc tế và do chính điều kiện quốc tế quy định. Khi thực hiện kinh doanh trên thị trường nội địa, để tăng trưởng họat động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp có thể sử dụng các phương án sau:

Thực hiện thâm nhập thị trường, tìm cách tăng trưởng thị trường hiện tại với sản phẩm hàng hóa dịch vụ hiện đang sản xuất kinh doanh.

Có chiến lược phát triển thị trường tức là tìm người tiêu dùng mới ở các thị trường hiện đang thâm nhập.

Tóm lại, chiến lược thị trường được đặt ra đầu tiên trong chiến lược bộ phận. Bởi vì chiến lược thị trường mới tìm ra được khách hàng, từ đó tìm ra được chiến lược sản phẩm cung ứng cho các nhóm khách hàng đó, rồi từ đó có các chiến lược kế tiếp.

Nội dung cơ bản của chiến lược thị trường là khuyến khích tìm ra ra kẻ hở của thị trường nội địa, từ đó khắc phục và bên cạnh đó cũng phát triển thêm thị trường nước ngoài, tùy điều kiện sản xuất kinh doanh và thực lực của doanh nghiệp cũng như nhu cầu của thị trường mà thâm nhập và phát triển thị trường. Điều này đòi hỏi phải nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng.

b. Chiến lược thâm nhập, phát triển thị trường nước ngoài (kinh doanh quốc tế) sự thành công trong kinh doanh tùy thuộc vào sự cung cấp các sản phẩm dịch vụ có khả năng cạnh tranh trên trên toàn cầu chứ không chỉ ở mỗi quốc gia. Nếu giá cả và chất lượng sản phẩm, dịch vụ không cạnh tranh được với giá cả và chất lựơng của các sản phẩm ,dịch vụ ở các nơi khác trên thế giới thì rủi ro sẽ đối với doanh nghiệp

1.5.2. Mục tiêu, ý nghĩa của mở rộng thị trường

a. Mục tiêu của việc mở rộng tiêu thụ sản phẩm

Khi doanh nghiệp mghiệp mở rộng thị trường thường dẫn đến doanh số ngày càng tăng. Trên cơ sở đó doanh nghiệp sẽ đạt được mục tiêu như : giảm chi phí sản xuất bình quân cho một đơn vị sản phẩm do sản xuất nhiều sản phẩm nên chi phí cố định sản phẩm giảm, nâng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và càng cải thiện tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Mặt khác doanh nghiệp có thể nâng cao uy tín sản phẩm nhằm tăng cường thế cạnh tranh trên thị trường.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp được mở rộng doanh thu sẽ tăng lên đồng thời hiệu quả sản xuất sẽ tốt hơn.

Uy tín sản phẩm quan hệ thân thiết với việc mở rộng thị trường, uy tín có thể nâng cao thì thị trường có điều kiện mở rộng.

b. Ý nghĩa của việc mở rộng thị trường

 Đảm bảo an toàn và phát triển cho doanh nghiệp, tránh được nhiều rủi ro.

 Nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh

 Củng cố vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường

 Mở rộng thị trường còn tác động tới cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp, thị trường có chức năng điều tiết sản xuất, trên cơ sở điều tiết đó doanh nghiệp xác định phương hướng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình. Hơn nữa sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, loại bỏ những tổn thất không đáng có, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng với phí tổn thấp nhất.

Một phần của tài liệu một số biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm phân bón lá sinh học tại công ty tnhh long sinh (Trang 30 - 32)