Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu một số biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm phân bón lá sinh học tại công ty tnhh long sinh (Trang 32 - 129)

1.6.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp.

1. 6.1.1. Giá cả hàng hóa.

Giá cả hàng hóa là một trong những nhân tố chủ yếu tác động tới hoạt động tiêu thụ – Giá cả hàng hóa có thể kích thích hay hạn chế cung cầu trên thị trường và do đó ảnh hưởng đến tiêu thụ. Xác định giá đúng sẽ thu hút được khách hàng đảm bảo khả năng tiêu thụ thu được lợi nhuận cao nhất hay tránh được ứ đọng, hạn chế thua lỗ. Tuỳ từng môi trường, từng đoạn thị trường mà các doanh nghiệp nên đặt giá cao hay thấp để có thể

thu hút được nhiều khách hàng, và do đó sẽ bán được nhiều hàng hóa, tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệp mình. Hơn nữa giá cả phải được điều chỉnh linh hoạt trong từng giai đoạn kinh doanh, từng thời kỳ phát triển hay chu kỳ kinh doanh để nhằm thu hút khách hàng và kích thích sự tiêu dùng của họ, làm tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp.

Giá cả ảnh hưởng mạnh tới hoạt động tiêu thụ do vậy nó cũng được sử dụng như một vũ khí trong cạnh tranh nhất là trong đIều kiện thu nhập của người dân còn thấp. Tuy nhiên trong cạnh tranh nếu lạm dụng vũ khí giá cả nhiều trường hợp “gậy ông sẽ đập lưng ông” không những không thúc đẩy được tiêu thụ mà còn bị thiệt hại. Do đó phải hết sức thận trọng trong việc cạnh tranh bằng giá, việc định hướng, xây dựng kế hoạch đúng đắn về giá cả là một đIều kiện quan trọng cho việc tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp hiện nay.

1.6.1.2. Chất lượng sản phẩm hàng hóa.

Khi nói đến chất lượng sản phẩm hàng hóa là nói đến những đặc tính nội tại của sản phẩm được xác định bằng những thông số có thể đo được hoặc so sánh được phù hợp với điều kiện hiện tại và thoả mãn được những nhu cầu hiện tại nhất định của xã hội. Người tiêu dùng khi mua hàng trước hết nghĩ tới khả năng hàng hóa thoả mãn nhu cầu của họ, tới chất lượng mà nó có. Trong điều kiện hiện tại chất lượng là yếu tố quan trọng bậc nhất mà các doanh nghiệp lớn thường sử dụng trong cạnh tranh vì nó đem lại khả năng “chiến thắng vững chắc”. Đây cũng là con đường mà doanh nghiệp thu hút khách hàng và tạo dựng, giữ gìn chữ tín tốt nhất. Bất kỳ một sản phẩm hàng hóa nào được chào bán trên thị trường đều chứa đựng một giá trị sử dụng nhất định, các sản phẩm đồng loại nhưng được sản xuất từ các doanh nghiệp khác nhau sẽ có chất lượng khác nhau và sản phẩm của doanh nghiệp nào có chất lượng cao hơn sẽ thu hút được nhiều khách hàng về mình. Khi khách hàng biết đến chất lượng sản phảm hàng hóa của doanh nghiệp và tin vào chất lượng thì họ sẽ mua hàng của doanh nghiệp. Điều đó cho thấy doanh nghiệp không chỉ bán được hàng duy trì được thị trường truyền thống mà còn mở rộng được thị trường mới, củng cố thêm vị trí của doanh nghiệp trên thị trường.

Mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp là mục tiêu lợi nhuận nhưng để đạt được lợi nhuận thì doanh nghiệp phải tiêu thụ được hàng hóa và thu tiền về tức là được khách hàng chấp nhận. Muốn vậy ngoài yếu tố giá cả doanh nghiệp phải chú trọng tới yếu tố chất lượng, chính chất lượng sản phẩm có thể tạo nên vị thế vững chắc của sản phẩm trên thị trường. Đồng thời chất lượng sẽ thu hút khách hàng lâu dài, bền vững và làm cho khách hàng trung thành với sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp.

1.6.1.3. Cơ cấu mặt hàng.

Cơ cấu mặt hàng có ảnh hưởng tới tốc độ tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp bởi vì nhu cầu tiêu dùng trên thị rất đa dạng, phong phú, như vậy để đáp ứng nhu cầu hơn nữa và tăng tốc độ tiêu thụ của đoanh nghiệp cần có cơ cấu mặt hàng hợp lí, đủ chủng loại. Hơn nữa, một cơ cấu mặt hàng hợp lí sẽ dễ dàng đáp ứng sự thay đổi nhanh của nhu cầu thị trường và giảm rủi ro cho doanh nghiệp.

1.6.1.4. Các biện pháp quảng cáo.

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay quảng cáo đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Quảng cáo nhằm giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng và kích thích nhu cầu của họ.

Do quảng cáo là rất tốn kém vì thế để đảm bảo quảng cáo có hiệu quả cần thuê công ty quảng cáo để soạn thảo chương trình quảng cáo, thuê chuyên gia phân tích, kích thích tiêu thụ để xây dựng các chương trình quảng cáo, khuyến mãi để tạo hình ảnh của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể quảng cáo trên báo chí, truyền hình, truyền thanh dùng thư chào hàng .v.v để quảng cáo sản phẩm của mình cho phù hợp nhất.

Thực tế cho thấy có nhiều doanh nghiệp nhờ quảng cáo tốt đã tăng nhanh doanh số bán và có những doanh nghiệp chi rất nhiều tiền cho quảng cáo nhưng nội dung quảng cáo không hợp lí dẫn đến tình trạng người tiêu dùng không những không mua sản phẩm mà họ còn phản đối quyết liệt. Vì vậy khi xây dựng chương trình quảng cáo doanh nghiệp phải hết sức thận trọng để hoạt động quảng cáo thúc đẩy nhanh mức tiêu thụ của doanh nghiệp. 1.6.1.5. Mạng kênh phân phối và dịch vụ sau bán hàng.

Tổ chức tốt kênh phân phối và dịch vụ sau bán sẽ làm tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa cuả các doanh nghiệp, kênh phân phối bao gồm mạng lưới bán buôn, bán

lẻ, đại lý được tổ chức một cách hợp lý khoa học sẽ chiếm lĩnh được không gian thị trường, tạo điều kiện thuận cho người tiêu dùng và kích thích hơn nữa nhu cầu của họ. Doanh nghiệp thường sử dụng ba loại kênh tiêu thụ sau:

Kênh cực ngắn: đây là kênh phân phối trực tiếp giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng không qua trung gian, doanh nghiệp tự tổ chức tiêu thụ qua các cửa hàng bán lẻ của mình. Kênh ngắn: là kênh trong đó doanh nghiệp sử dụng một người trung gian là người bán lẻ.

Kênh dài: là kênh có từ hai người trung gian trở nên trong phân phối.

Thiết lập mạng lưới kênh tiêu thụ cần căn cứ vào chiến lược tiêu thụ mà doanh nghiệp đang theo đuổi, vào nguồn lực của doanh nghiệp, vào đặc tính của khách hàng, thói quen tiêu dùng và các kênh của đối thủ cạnh tranh.

Để làm tốt việc phân phối doanh nghiệp cần đảm bảo văn minh lịch sự, đúng hẹn trong giao dịch, tạo mọi điều kiện có lợi nhất cho khách hàng tới mua hàng. hơn nữa phải linh hoạt mềm dẻo trong phương thức thanh toán, giao nhận hàng hóa đảm bảo hai bên cùng có lợi tránh tình trạng gây khó khăn cho khách hàng. Ngoài ra những dịch vụ sau bán hàng cũng góp phần đảm bảo cho khách hàng khi mua sắm hàng hóa, làm cho khách hàng có niềm tin và yên tâm hơn khi quyết định tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp và do vậy hàng hóa bán sẽ ổn định và nhiều hơn làm tăng việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

1.6. 2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp.

1.6.2.1. Các yếu tố kinh tế.

Thu nhập bình quân đầu người (GNP): Tác động lớn tới nhu cầu tiêu dùng, GNP càng tăng cao sẽ kéo theo sự tăng lên về nhu cầu, về số lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, tăng lên về chủng loại, chất lượng, thị hiếu.v.v.. Làm cho tốc độ tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp tăng lên.

Yếu tố lạm phát cũng ảnh hưởng: Lạm phát tăng làm tăng giá cả của yếu tố đầu vào, làm tăng giá bán hạn chế mức tiêu thụ.

Lãi suất cho vay của ngân hàng: Lãi suất cho vay tăng làm chi phí kinh doanh tăng dẫn đến giá bán tăng và tiêu thụ giảm.

Chính sách thuế: Thuế tăng làm giá thành hàng hóa tăng, tiêu thụ giảm. 1.6.2.2. Số lượng các đối thủ cạnh tranh.

Kinh doanh trên thi trường là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp với nhau. Tốc độ tiêu thụ hàng hóa một phần phụ thuộc vào quy mô, số lượng đối thủ cạnh tranh. Nhân tố này có ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp. Ngoài ra tốc độ tiêu thụ còn phụ thuộc rất lớn vào tỷ lệ thị phần của doanh nghiểp trên thị trường.

1.6.2.3. Thị hiếu của người tiêu dùng.

Sản phẩm sản xuất ra phải phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, có như vậy mới thoả mãn được nhu cầu của khách hàng mới mong tăng tốc độ tiêu thụ. Đây cũng là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới lượng cầu trên thị trường. Người tiêu dùng sẽ mua nhiều hơn nếu hàng hóa hợp với thị hiếu và thiết yếu đối với họ.

1.7. Nhóm các chỉ tiêu tài chính

1.7.1.Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi phân tích đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ta sẽ phân tích hiệu quả kinh doanh tổng hợp vì đánh giá hiệu quả của từng yếu tố riêng lẻ thì không thể kết luận xem doanh nghiệp có làm ăn hiệu quả hay không bởi lẽ kết quả của công ty là dựa trên toàn bộ chi phí mà công ty bỏ ra và kết hợp nhiều yếu tố với nhau chứ không riêng gì yếu tố nào. Vì vậy khi đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh ta phải phân tích hiệu quả kinh tế xã hội tổng hợp.

a.Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.

dt DL = M P *100 Trong đó:

+ DLdt: Doanh lợi doanh thu. + P: Lợi nhuận sau thuế.

+ M: Doanh thu thực hiện trong kỳ.

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng doanh thu thu được trong kỳ sẽ mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Nếu tỷ số này có xu hướng gia tăng thì hiệu quả mang lại cho doanh nghiệp càng lớn. b. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh.

vkd DL = VKD P *100 Trong đó:

+: DLvkd: Doanh lợi vốn kinh doanh. + P: lợi nhuận sau thuế.

+ VKD: Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ.

Chỉ tiêu này cho biết với một đồng vốn kinh doanh mà doanh nghiệp bỏ ra sử dụng trong kỳ thì mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Nếu tỷ số này càng lớn thì doanh nghiệp sử dụng vốn kinh doanh càng có hiệu quả và ngược lại.

c. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên chi phí.

cp DL = TCP P *100 Trong đó:

+DLcp: Doanh lợi chi phí.

+ P: Lợi nhuận sau thuế. + TCP: Tổng chi phí.

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí mà doanh nghiệp sử dụng trong kỳ đã mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đồng thời chỉ tiêu này cho thấy mức độ tiêu hao chi phí lưu thông ảnh hưởng đến mức lãi thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh như thế nào để từ đó đề ra biện pháp cắt giảm chi phí.

Chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn bơ ra có hiệu quả. d. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.

DLvcsh=

VCSH P

*100

Trong đó:

+ DLvcsh : Doanh lợi vốn chủ sở hữu. + P : Lợi nhuận sau thuế.

+ VCSH : Vốn chủ sở hữu bình quân.

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng trong kỳ mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Chỉ tiêu này có xu hướng gia tăng chứng tỏ rằng việc sử dụng vốn chủ hữu của doanh nghiệp mang lại hiệu quả.

e. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản.

tts DL = TTS P *100 Trong đó:

+DLtts: Doanh lợi tổng tài sản. + P : Lợi nhuận sau thuế. + TTS: Tổng tài sản.

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ kinh doanh, bình quân cử một 100đ vốn đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.7.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán Hệ số thanh toán hiện hành (current ratio)

Rc =

tra Tongnophai

Tongtaisan

Hệ số thanh toán lãi vay

RL =

Laivay EBIT

Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn ( short-term ratio)

Rs =

Nonganhan han Taisanngan

Hệ số thanh toán nhanh ( quick ratio)

Rq = Nonganhan thanhtien hoanquydoi Tienvacack 1.7.3. Các chỉ tiêu tình hình hoạt động Số vòng luân chuyển hàng tồn kho

Ri =

TrigiaHTK Doanhthu

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho.

Ni =

Ri

360

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định.

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định=

codinhBQ tongtaisan thunhap doanhthuva Hiệu suất sử dụng vốn ngắn hạn. Hiệu suất sử dụng vốn ngắn hạn= BQ vonnganhan thunhap doanhthuva

1.7.4. Nhóm chỉ tiêu về cấu trúc tài chính:

Hệ số nợ tổng tài sản = taisan nophaitra   Tỷ số tài trợ = 1 – tỷ số nợ Tỷ số nợ dài hạn = taisan nophaitra  

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM PHÂN BÓN SINH HỌC TẠI

CÔNG TY TNHH LONG SINH. A. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH LONG SINH

2.1. Qúa trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp: 2.1.1. Quá trình hình thành 2.1.1. Quá trình hình thành

Công ty TNHH Long Sinh được thành lập theo giấy phép thành lập doanh nghiệp số 59/GP/TL DN do UBND tỉnh Khánh Hoà cấp ngày 28 tháng 08 năm 1997 và giấy phép đầu tư số 23/QĐ-CTĐT do Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Khánh Hoà cấp ngày 28 tháng 08 năm 2003. Khi vừa mới thành lập, Công ty chỉ có tổng cộng 10 nhân viên với tổng vốn đầu tư là 300.000.000 đồng (Ba trăm triệu đồng). Đến năm 2006, tổng vốn Công ty đã tăng lên 16 tỷ đồng (mười sáu tỷ đồng) với tổng số cán bộ công nhân viên lên tới 120 người. Đến năm 2010, tổng vốn đầu tư của công ty đã tăng lên 20 tỷ đồng (hai mươi tỷ đồng) với tổng số cán bộ công nhân viên phát triển đến 125 người.

Ngoài ra, Công ty còn tiến hành đầu tư liên doanh thành lập hai Công ty TNHH Long Shin và Công ty TNHH Long Hiệp với tổng vốn đầu tư lên đến 4,5 triệu USD (bốn triệu năm trăm nghìn đô la Mỹ) cùng với hơn 1200 cán bộ công nhân viên.

Tên công ty : Công ty TNHH Long Sinh

Địa chỉ trụ sở : 37 Hoàng Văn Thụ - Nha Trang – Khánh Hòa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Địa chỉ nhà máy: Lô B5, Khu công nghiệp Suối Dầu, Cam Lâm, Khánh Hoà Điện thoại : 0583. 7435556

Fax : 0583.743557

Email : lsc@dng.vnn.vn; lsc@longsinh.com.vn Website : www.longsinh.com.vn

Các lĩnh vực kinh doanh chính của công ty bao gồm:

Các mặt hàng sản xuất tại KCN Suối Dầu và kinh doanh trong và ngoài nước gồm : Thuốc thú y thủy sản, phân bón sinh học, bột cá.

Các mặt hàng nhập khẩu kinh doanh trong nước gồm: Thuốc thú y thủy sản, Artemia (trứng bào xác dành cho tôm ấu trừng), thức ăn tôm giống, bột xương thịt, thực phẩm chay.

Hiện nay ngoài thị trường kinh doanh nội địa, công ty còn tiến hành giao dịch với nhiều nước khác như: Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ, Áo, Bỉ, Hà Lan, Na Uy, Iceland, Ấn Độ, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Hồng Kông, Madagasca, Mozambique, Brunei, Hàn Quốc, Philippines, Arab Saudi,…

2.1.2. Quá trình phát triển

Năm 1997: Thành lập Công ty chế biến thuỷ sản xuất khẩu

Năm 1998: Nhâp khẩu và kinh doanh thức ăn nuôi tôm, thực phẩm chay Năm 1999: Nhập khẩu và kinh doanh TTYTS

Năm 2000: Liên doanh với Công ty Shin House Đài Loan, thành lập Công ty TNHH Long Shin

Năm 2001: Thành lập Trung tâm giống thuỷ sản tại Cam Ranh

Năm 2002: Liên doanh với Công ty Yow Ming Đài Loan, thành lập Công ty TNHH Long Hiệp. Nhập khẩu và kinh doanh sản phẩm phân bón lá sinh học.

Năm 2003: Thành lập nhà máy sản xuất TTYTS và phân bón lá sinh học tại KCN Suối Dầu.

Năm 2005: Sản xuất kinh doanh nguyên liệu dùng trong thức ăn chăn nuôi. Năm 2006: Sản xuất kinh doanh bột thuỷ sản (Bột cá, bột tôm, bột cua, bột mực…). 2.1.3. Thành tích đã đạt được

- Mặt hàng thức ăn chăn nuôi của công ty được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam Chất Lượng Cao năm 2005, 2006, 2008, 2010 do báo Sài Gòn tiếp thị tổ chức.

- Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt cho sản phẩm TTYTS và phân bón lá sinh học

Một phần của tài liệu một số biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm phân bón lá sinh học tại công ty tnhh long sinh (Trang 32 - 129)