Quá trình phát triển

Một phần của tài liệu một số biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm phân bón lá sinh học tại công ty tnhh long sinh (Trang 41 - 129)

A. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH LONGSINH

2.1.2. Quá trình phát triển

Năm 1997: Thành lập Công ty chế biến thuỷ sản xuất khẩu

Năm 1998: Nhâp khẩu và kinh doanh thức ăn nuôi tôm, thực phẩm chay Năm 1999: Nhập khẩu và kinh doanh TTYTS

Năm 2000: Liên doanh với Công ty Shin House Đài Loan, thành lập Công ty TNHH Long Shin

Năm 2001: Thành lập Trung tâm giống thuỷ sản tại Cam Ranh

Năm 2002: Liên doanh với Công ty Yow Ming Đài Loan, thành lập Công ty TNHH Long Hiệp. Nhập khẩu và kinh doanh sản phẩm phân bón lá sinh học.

Năm 2003: Thành lập nhà máy sản xuất TTYTS và phân bón lá sinh học tại KCN Suối Dầu.

Năm 2005: Sản xuất kinh doanh nguyên liệu dùng trong thức ăn chăn nuôi. Năm 2006: Sản xuất kinh doanh bột thuỷ sản (Bột cá, bột tôm, bột cua, bột mực…). 2.1.3. Thành tích đã đạt được

- Mặt hàng thức ăn chăn nuôi của công ty được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam Chất Lượng Cao năm 2005, 2006, 2008, 2010 do báo Sài Gòn tiếp thị tổ chức.

- Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt cho sản phẩm TTYTS và phân bón lá sinh học năm 2005, 2008, 2010.

- Công ty vinh dự được nhận Cúp vàng Thương Hiệu và Nhãn Hiệu lần thứ II năm 2007, 2008.

- Ngoài ra công ty còn nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của Bộ Thương mại, Bộ Thủy sản, UBND tỉnh Khánh Hòa, Cục thuế tỉnh Khánh Hòa, Liên đoàn lao động tỉnh

Khánh Hòa, Công đoàn khu công nghiệp tỉnh Khánh Hòa, Bảo hiểm xã hội thành phố Nha Trang…về các thành tích xuất sắc trong công tác phát triển kinh tế xã hội ở địa phương và trong ngành.

2.1.4. Các đơn vị trực thuộc

Công ty TNHH Long Sinh có hai chi nhánh hạch toán phụ thuộc:

- Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh

Thành lập năm 1999.

Chức năng: Chuyên trung chuyển hàng hóa phân phối đến các tỉnh miền Nam.

- Chi nhánh tại Đà Nẵng

Thành lập năm 2002.

Chức năng: Chuyên trung chuyển hàng hóa phân phối đến các tỉnh miền Bắc. 2.1.5 . Chức năng và nhiêm vụ của công ty

a. Chức năng

Công ty TNHH Long Sinh được thành lập từ nguồn vốn tư nhân tự có và hoạt động bao gồm các chức năng sau: SXKD các mặt hàng TTYTS, phân bón lá sinh học, các loại bột thực phẩm (bột tôm, bột cá) và thức ăn thuỷ sản.

b. Nhiệm vụ

Công ty hoạt động kinh doanh theo ngành nghề đã đăng ký. Chấp hành chế độ quản lý kinh doanh hiện hành, các quy định về kinh tế đối ngoại. Tự bảo toàn vốn và đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo tăng thu nhập cho nhân viên, tăng đóng góp cho ngân sách và phát triển quy mô doanh nghiệp.

Bảo đảm quyền lợi và lợi ích của người lao động theo Luật doanh nghiệp và Bộ Luật lao động. Tuân thủ chế độ báo cáo tài chính, thống kê, kế toán hiện hành, phản ánh trung thực các hoạt động của doanh nghiệp. Tuân thủ các quy định của nhà nước về quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường trong và ngoài doanh nghiệp. Bảo đảm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế, các khoản phí và lệ phí cho nhà nước.

Thực hiện phân phối theo lao động dựa trên cơ sở hiệu quả của qua trình SXKD, không ngừng chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất, tinh thần, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật chuyên môn cho các cán bộ và nhân viên trong Công ty.

2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý và hoạt động SXKD của Công ty TNHH Long Sinh

2.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty

SƠ ĐỒ 2.1 :SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ

CHỦ TỊCH HĐQT BAN GIÁM ĐỐC BAN CỐ VẤN BỘ PHẬN SẢN XUẤT BỘ PHẬN KINH DOANH BỘ PHẬN HÀNH CHÍNH QUẢN TRỊ Chi nhánh TP. HCM Chi nhánh TP. Đà Nẵng Bộ phận thuốc thú y thủy sản Bộ phận phân bón lá Bộ phận thức ăn tôm Phòng kế toán Phòng quản lý kinh doanh Phòng marketing Phòng kỹ thuật Phòng xuất nhập khẩu Phòng tổ chức hành chính Phòng thu mua Phân xưởng hàng nhập khẩu

Phân xưởng phân bón lá

Phân xưởng thuốc thú y thủy sản Phân xưởng bột cá Phòng môi trường Phòng KCS Bộ phận thủ kho giao nhận Bộ phận cơ khí điện nước phòng hóa nghiệm

2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:

. Từ năm 2002 Công ty TNHH Long Sinh đã chuyển đổi cơ cấu quản lý theo ban giám đốc thành cơ cấu quản lý theo ban Tổng giám đốc.

Dưới Hội Đồng Thành Viên là ban Tổng giám đốc bao gồm một Tổng giám đốc và một phó Tổng giám đốc. Đây có thể xem là những nhà quản lý cao nhất tại Công ty có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động diễn ra tại công ty và chịu mọi trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty.

Ban cố vấn cho Công ty gồm một đội ngũ các chuyên gia nước ngoài, chuyên cố vấn cho ban Tổng giám đốc các vấn đề chuyên môn về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Với đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực qua đào tạo, cơ cấu gọn nhẹ Công ty có đầy đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong cơ chế mới.

Công ty có ba bộ phận chính bao gồm:

Bộ phận quản lý hành chính: do Tổng giám đốc phụ trách gồm các phòng ban chức năng: phòng tổ chức hành chính, phòng kế toán, phòng quản lý kinh doanh, phòng kỹ thuật, phòng xuất nhập khẩu, phòng thu mua. Mỗi phòng ban chịu trách nhiệm thực hiện tốt công việc được giao góp phần hoàn thành tốt mọi mục tiêu chiến lược của Công ty.

a/ Phòng kế toán: phụ trách toàn bộ công việc kế toán: thu chi, giao dịch ngân hàng, tính giá thành, phân bổ chi phí, công nợ nguyên vật liệu, lập bảng cân đối kế toán và hiệu quả kinh doanh trong tháng….và phụ trách cả việc quản lý bộ phận kế toán ở các chi nhánh.

b/ Phòng Quản lý kinh doanh: phụ trách công tác liên lạc khách hàng, soạn thảo hợp đồng thương mại, nhận đơn hàng, liên hệ phương tiện vận chuyển, lập bản kê bán hàng, công tác giao nhận hàng hóa, đối chiếu công nợ với khách hàng, lập các chương trình khuyến mãi, giảm giá, báo cáo định kỳ tình hình kinh doanh cho Ban Tổng Giám Đốc và Bộ phận nghiệp vụ kinh doanh. Đồng thời theo dõi luôn công việc liên quan tại các chi nhánh.

c/ Phòng kỹ thuật: phụ trách việc thử nghiệm và đăng ký công bố chất lượng hàng hóa, thiết kế bao bì nhãn mác sản phẩm, liên hệ mua nguyên vật liệu trong và ngoài nước. d/ Phòng xuất nhập khẩu: chuyên trách toàn bộ công tác xuất nhập khẩu, lập chứng từ, làm thủ tục hải quan, liên hệ công tác kiểm nghiệm chất lượng hàng hóa, liên hệ phương tiện vận chuyển.

e/ Phòng tổ chức hành chính: phụ trách công việc soạn thảo văn bản, lưu trữ văn bản, tính lương, theo dõi bảo hiểm của cán bộ công nhân viên, liên hệ công việc hành chính pháp lý với các cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức sự kiện trong công ty, đồng thời quản lý luôn cả đội xe, bảo vệ, bếp ăn, tạp vụ, y tá.

f/ Phòng thu mua: chuyên đi liên hệ mua tất cả vật tư phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng trong Công ty.

Bộ phận nghiệp vụ kinh doanh do Giám đốc kinh doanh phụ trách quản lý các chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, và các bộ phận kinh doanh thuốc thú y thủy sản, phân bón lá sinh học, thức ăn tồm giống và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Mỗi bộ phận kinh doanh có trách nhiệm quản lý kinh doanh khắp các khu vực Bắc, Trung, Nam.

a/ Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh: liên hệ khách hàng và phụ trách phân phối và theo dõi công nợ cho tất cả các mặt hàng của Công ty ở khu vực phía Nam.

b/ Chi nhánh Đà Nẵng: liên hệ khách hàng và phụ trách phân phối và theo dõi công nợ cho tất cả các mặt hàng của công ty ở khu vực phía Bắc.

c/ Bộ phận kinh doanh thuốc thú y thủy sản: tổ chức cho nhân viên nghiệp vụ kinh doanh đi đến tận người tiêu dùng là hộ nuôi thủy sản hướng dẫn kỹ thuật, giới thiệu sản phẩm, giám sát tình hình kinh doanh của khách hàng và nắm bắt thông tin thị trường.

d/ Bộ phận kinh doanh phân bón lá sinh hoc: chức năng và nhiệm vụ như Bộ phận kinh doanh thuốc thú y thủy sản,

e/ Bộ phận kinh doanh thức ăn tôm giống: chức năng và nhiệm vụ như Bộ phận kinh doanh thuốc thú y thủy sản.

f/ Bộ phận kinh doanh nguyên liệu thức ăn chăn nuôi: gồm một đại diện thương mại liên hệ bán hàng cho các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Bộ phận sản xuất: do giám đốc sản xuất phụ trách, gồm các phòng KCS, phòng môi trường và các phân xưởng sản xuất bột cá, thuốc thú y thủy sản, phân bón lá sinh học và phân xưởng đóng gói hàng nhập khẩu.

SƠ ĐỒ 2.2:SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY SẢN XUẤT

a/ Phòng KCS: phụ trách toàn bộ công tác kiểm tra chất lượng nguyên liệu, vật tư bao bì, và thành phẩm, đồng thời giám sát chất lượng sản phẩm và qui trình sản xuất trong suốt quá trình sản xuất.

b/ Phòng hóa nghiệm: phụ trách việc kiểm nghiệm các chỉ tiêu chất lượng đối với nguyên liệu và thành phẩm.

c/ Phòng môi trường: phụ trách công tác xử lý nước thải, khí thải, tiếng ồn, vệ sinh môi trường trong tất cả các phân xưởng sản xuất.

d/ Phân xưởng sản xuất bột cá: phụ trách sản xuất từ khâu nhập nguyên liệu đến giai đoạn đóng gói bán thành phẩm và thành phẩm.

CÔNG TY TNHH LONG SINH

Bộ phận sản xuất chính Bộ phận cơ khí điện nước Bộ phận hóa nghiệm KCS Bộ phận phục vụ sản xuất PX. Thuốc thú y thủy sản PX. Thuốc BVTV PX. Sản xuất bột cá Lái xe Bảo vệ Thủ kho Bốc xếp tạp vụ Thành phẩm Nguyên liệu Vật tư

e/ Phân xưởng sản xuất thuốc thú y thủy sản: phụ trách sản xuất thuốc thú y thủy sản bao bì nhỏ (từ 250mg(g)-4lit(kg) và sản xuất sản phẩm bao bì lớn (từ 10kg – 25kg) từ khâu nhập nguyên liệu đến giai đoạn đóng gói thành phẩm.

f/ Phân xưởng sản xuất phân bón lá sinh học: phụ trách sản xuất phân bón lá sinh học từ khâu nhập nguyên liệu đến giai đoạn đóng gói thành phẩm.

g/ Phân xưởng sản xuất đóng gói hàng nhập khẩu: các công nhân do Quản Đốc phân xưởng sản xuất thuốc thú y thủy sản kiêm quản lý, phụ trách việc đóng gói dán nhãn hàng nhập khẩu.

h/ Bộ phận thủ kho và giao nhận: phụ trách toàn bộ việc bảo quản, xuất nhập kho vật tư bao bì, nguyên liệu, thành phẩm, đồng thời phụ trách cả đội xe nâng hàng gồm bốn người và đội xe bốc xếp gồm 8 người.

i/ Bộ phận cơ khí điện nước: chuyên phụ trách bảo trì, sửa chữa, chế tạo các thiết bị, máy móc, hệ thống điện nước trong công ty.

Tóm lại, công ty TNHH Long Sinh bố trí cơ cấu sản xuất là tương đối hợp lý, phù hợp với công việc. Các bộ phận với chức năng và quyền hạn của mình đã làm việc khá tốt và có hiệu quả. Các bộ phận trong công ty phối hợp hỗ trợ cho nhau một cách chặt chẽ nên đã giảm bớt thời gian rất nhiều.

Với số hoạt động trong năm qua làm việc rất ổn định và dường như đã đáp ứng được đầy đủ yêu cầu công việc và hoàn thành đúng tiến độ. Do đó đây là một cơ cấu hợp lí đảm bảo cho quá cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục.

2.3 Tổng quan về các mặt hàng sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty:

2.3.1. Thức ăn tôm giống

Bắt đầu từ năm 1998 Công ty đã tiến hành nhập khẩu và kinh doanh sản phẩm thức ăn tôm giống và gia súc. Tuy nhiên đến năm 2005 Công ty mới bắt đầu tiến hành sản xuất kinh doanh sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Cho đến nay sản phẩm của Công ty đã có mặt ở khắp các tỉnh thành trong cả nước và đem lại cho Công ty hàng tỷ đồng doanh thu mỗi năm.

Thức ăn nuôi tôm của Công ty có rất nhiều loại nhưng chủ yếu được chia làm bốn nhóm: nhóm thức ăn tổng hợp, nhóm men vi sinh, nhóm Vitamin, nhóm hóa chất. Các

nhóm thức ăn này ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng, cung cấp sức đề kháng những thực phẩm này còn có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại cho tôm giúp tôm tránh được một số bệnh thông dụng.

Thức ăn chăn nuôi của Công ty được sản xuất và kiểm tra hết sức chặt chẽ từ khâu nguyên liệu đầu vào đến khâu đầu ra, vì thế tạo ra những sản phẩm có chất lượng. Công ty liên tục đầu tư các trang thiết bị kỹ thuật để sản xuất ngày càng tốt hơn.

Trong việc sản xuất thức ăn cho tôm có một vấn đề rất quan trọng là các chất kháng sinh trong thực phẩm. Hoạt động chăn nuôi thủy sản của ta hiện nay chủ yếu là để xuất khẩu nên việc Công ty phải luôn cập nhật thông tin về danh mục các chất kháng sinh mà các thị trường xuất khẩu cần để có thể điều chỉnh phù hợp. Vì thế Công ty cũng có những bộ phận chuyên trách theo dõi những thay đổi này, nếu không có sự điểu chỉnh kịp thời thì những sản phẩm của Công ty khó mà tiêu thụ được.

2.3.2. Bột cá, bột xương thịt

Đây là sản phẩm mà công ty mới đưa vào sản xuất kinh doanh vào năm 2006. Công ty tiến hành thu mua nguyên liệu tươi về và tiến hành chế biến xay nhỏ thành thành phẩm và bán ra thị trường. Đây là những nguyên liệu cần thiết để chế tạo thức ăn chăn nuôi.

Công ty không trực tiếp chế biến các loại thức ăn chăn nuôi nhưng là một trong những nhà cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi.

2.3.3.Phân bón sinh học

Năm 2002 khi Công ty tiến hành liên doanh và thành lập Công ty TNHH Long Hiệp, từ đây Công ty bắt đầu vào sản xuất sản phẩm phân bón lá sinh học. Sản phẩm phân bón lá của Công ty được chia làm ba nhóm chủ yếu: Nhóm phát triển rễ, nhóm kích thích cây ra hoa đậu trái và nhóm tăng sức đề kháng cho cây.

Hiện nay sản phẩm phân bón lá là một trong những sản phẩm có mức doanh thu khá cao và đóng góp lớn vào tổng doanh thu của Công ty. Đây là một sản phẩm khá mới mẻ, mỗi nhóm sản phẩm lại có rất nhiều loại phù hợp với từng loại cây trồng cụ thể nên rất được người nông dân tin dùng.

Thuốc thú y thủy sản cũng là một trong những sản phẩm chủ lực tuy nhiên trong thời gian gần đây Công ty gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm này.

Công ty bắt đầu sản xuất sản phẩm thuốc thú y thủy sản từ năm 1999, đây có thể nói là một trong những sản phẩm được Công ty tiến hành sản xuất từ rất sớm và nó cũng là một trong những mặt hàng chủ lực mang lại chủ yếu phần doanh thu của Công ty. Sản phẩm thuốc thú y thủy san của công ty cũng chia làm bốn nhóm chính:

- Nhóm men vi sinh: đây là nhóm thuốc bổ sung các vi sinh vật có lợi cho nước, giúp phân hủy các chất mùn làm trong sạch nguồn nước.

- Nhóm hóa chất: cung cấp các chất kháng thể điều trị một số bệnh cho tôm, làm cho tôm khỏe mạnh, bóng mượt kéo dài thời gian sống của tôm.

- Nhóm Vitamin: nhóm này chủ yếu cung caaos cho tốm sức đề kháng, kích thích tôm bắt mồi, trưởng thành nhanh phát triển đồng đều, tăng sức sống của tồm.

- Nhóm khoáng chất: nhóm này chủ yếu dùng cải tạo môi trường nước, bảo vệ môi trường đáy ao, ổn định lượng sinh vật phù du trong ao, diệt cá tạp và các sinh vật gây hại trong ao, ngăn ngừa các bệnh do ký sinh trùng gây nên.

Một phần của tài liệu một số biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm phân bón lá sinh học tại công ty tnhh long sinh (Trang 41 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)