PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN

Một phần của tài liệu một số biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm phân bón lá sinh học tại công ty tnhh long sinh (Trang 57 - 129)

A. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH LONGSINH

2.7.2.5.PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN

Bảng 2.8: Khả năng thanh toán hiện hành 2009/2008 Chỉ Tiêu ĐVT 2008 2009 +/- % 1. Tổng tài sản 1000đ 51,137,207 41,267,179 -9,870,028 -19.30 2. Tổng nợ 1000đ 17,771,392 16,042,423 -1,728,969 -9.73 3. Khả năng thanh toán hiện hành Lần 2.88 2.57 -0.31 -10.60

(Nguồn từ: phòng kế toán – công ty TNHH Long Sinh) Nhận xét:

Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ số khả năng thanh toán tổng quát có xu hướng giảm đi so với năm trước nhưng giảm không đáng kể. Cụ thể là năm 2008 tỷ số là 2.88 lần, năm 2009 giảm 2.57 lần tương đương giảm 10.60%. Nguyên nhân là do tổng tài sản năm 2009 giảm so với 2008 và giảm nhanh hơn so với mức độ giảm nợ. việc tổng nợ giảm là một dấu hiệu tốt cho thấy công ty đang cố gắng giảm các khoản nợ xuống.

Cả hai tỷ số này đều lớn hơn 1 như vậy khả năng thanh toán của công ty là rất tôt và doanh nghiệp có đủ tài sản lưu động để đảm bảo trả nợ vay.

Bảng 2.9: Khả năng thanh toán ngắn hạn

2009/2008

CHỈ TIÊU ĐVT 2008 2009

+/- %

1. TSNH 1000đ 33,911,382 26,133,936 -7,777,446 -22.93 2. Nợ ngắn hạn 1000đ 17,771,392 16,042,423 -1,728,969 -9.73 3. Khả năng thanh toán ngắn hạn Lần 1.91 1.63 -0.28 -14.63

(Nguồn từ: phòng kế toán – công ty TNHH Long Sinh) Nhận xét:

Qua bảng số liệu trên ta thấy khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty giảm đi so với năm trước. Cụ thể là năm 2009 giảm 0.28 lần tương đương tăng 14.63% so với 2008. nguyên nhân chủ yếu là do tài sản ngắn hạn của công ty giảm đi và giảm mạnh hơn mức độ giảm của nợ ngắn hạn, đây là một dấu hiệu tốt vì công ty đã cố gắng để giảm các khoản nợ của mình xuống.

Ta thấy tỷ số này cao hơn 1, chứng tỏ công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

c. Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Bảng 2.10: Khả năng thanh toán nhanh

2009/2008

CHỈ TIÊU ĐVT 2008 2009

+/- %

1. Tiền & khoản tương đương tiền 1000đ 2,936,059 1,508,443 -1,427,616 -48.62 2. Nợ ngắn hạn 1000đ 17,771,392 16,042,423 -1,728,969 -9.73 3. Khả năng thanh toán nhanh Lần 0.17 0.09 -0.01 -43.09

Nhận xét:

Qua bảng số liệu trên ta thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty giảm nhiều so với năm trước. Cụ thể năm 2009 giảm 0.01 lần tương đương giảm 43.09% so với 2008. Nguyên nhân là do tiền và các khoản tương đương tiền của công ty giảm đi rõ rệt 48.62%, có thể hiểu là do 2009 công ty bị chiếm dụng vốn nhiều. Các khoản nợ NH cũng giảm .

Tỷ số này qua 2 năm đều nhỏ hơn 0.5 chứng tỏ khả năng thanh toán tức thời đối với các khoản nợ đến hạn không tốt. đặc biệt sang năm 2009 tỷ số này bé hơn 0.1 vậy doanh nghiệp gặp những khó khăn về tiền để phục vụ nhu cầu kinh doanh và thanh toán công nợ đến hạn vì vậy phải có hướng tăng tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.

c. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay.

Bảng 2.11: Khả năng thanh toán lãi vay

2009/2008

CHỈ TIÊU ĐVT 2008 2009

+/- %

1. Lãi vay 1000đ 578,129 520,105 -58,024 -10.04

2. LNTT 1000đ -224,284 5,238,422 5,462,706 2,435.62

3. LNTT & lãi vay 1000đ 253,846 5,758,527 6,432,810 60.01 4. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay Lần 0.61 11.07 10.46 1,714.8

(Nguồn từ: phòng kế toán – công ty TNHH Long Sinh)

Nhận xét: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng số liệu trên ta thấy hệ số khả năng thanh toán lãi vay năm 2009 tăng đáng kể so với năm 2008 cụ thể tăng 10.46 lần tương đương tăng 1,714.8. Năm 2008 hệ

số khả năng thanh toán quá thấp 0.61 lần như vậy năm 2008 công ty không làm ăn hiệu quả và không có khả năng thanh toán lãi vay nhưng sang năm 2009 hệ số lớn hơn 1 chứng tỏ công ty có thể dư khả năng thanh toán lãi vay và sử dụng hiệu quả vốn vay của mình, và ta thấy năm 2009 mức độ an toàn với nhà cung cấp tín dụng là rất tốt từ đó tăng sự uy tín của công ty.

2.5.2.6. PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ HOẠT ĐỘNG.

a. Phân tích vòng quay tống tài sản.

Bảng 2.12:Vòng quay tống tài sản 2009/2008 CHỈ TIÊU ĐVT 2008 2009 +/- % 1. Doanh thu 1000đ 114,596,049 73,851,106 -40,744,943 -35.56 2. Tổng Tài sản 1000đ 51,137,207 41,267,179 -9,870,028 -19.30 3. Vòng quay tổng Tài sản vòng 2.24 1.79 -0.45 -20.14

(Nguồn từ: phòng kế toán – công ty TNHH Long Sinh) Nhận xét:

Năm 2008 bình quân cứ một đồng tài sản bỏ ra sản xuất kinh doanh có khả năng mang về cho công ty 2.24 đồng doanh thu và sang năm 2009 giảm xuống mức 1.79 đồng , tức giảm 0.45 đồng tương đương tăng 20.14%. Nguyên nhân giảm là do doanh thu năm 2009 giảm đi so với 2008.

Các tỷ số này khá cao qua các năm điều này chứng tỏ công ty sử dụng khá tốt tài sản của mình khi đưa vào hoạt động kinh doanh.

b. Vòng quay hàng tồn kho Bảng 2.13: Vòng quay hàng tồn kho 2009/2008 CHỈ TIÊU ĐVT 2008 2009 +/- % Gía vốn hàng bán 1000đ 103,876,572 56,698,819 -47,177,753 -45.42 HTK bình quân 1000đ 18,223,960 13,958,426 -4,265,534 -23.41 Vòng quay HTK Vòng 5.70 4.06 -1.64 -28.74 Kỳ luân chuyển HTK bình quân Ngày/vòng 117.79 116.29 -1.49 -1.27

Nhận xét:

Qua bảng số liệu trên ta thấy vòng luân chuyển hàng tồn kho có xu hướng giảm, kỳ luân chuyển hàng tồn kho có xu hướng giảm. Cụ thể là:

Năm 2008 hàng tồn kho quay được 5.7vòng với số ngày một vòng quay là 117.79 ngày. Năm 2009 số vòng quay giảm xuống là 4.06 vòng tương đương giảm 1.64 vòng tương ứng với 28.74%, số ngày của một vòng quay giảm 1.49 ngày tương ứng giảm 1.27%. Điều này cho thấy tốc độ hoán chuyển hàng tồn kho giảm nhưng không nhiều.

Như chúng ta đã biết số vòng luân chuyển hàng tồn kho càng lớn chưa chắc khả năng chi trả càng cao bởi vì sự gia tăng này là do hàng tồn kho quá mức cần thiết, khoản phải thu chậm hồi …Vì vậy khi phân tích khả năng thanh toán cần thiết phải xem xét số vòng quay hàng tồn kho và khoản phải thu. Bởi vì tốc độ luân chuyển nhanh hay chậm của các khoản này đều ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty.

c. Vòng quay các khoản phải thu.

Bảng 2.14: Vòng quay các khoản phải thu.

2009 /2008

CHỈ TIÊU ĐVT 2008 2009

+/- %

1. Khoản phải thu bình quân 1000đ 12,012,164 12,854,214 842,050 7.01 2. Doanh thu 1000đ 114,596,049 73,851,106 -40,744,943 -35.56 3. Vòng quay các khoản phải thu Vòng 9.54 5.75 -3.79 -39.78

4. Kỳ thu tiền bình quân Ngày/vòng 37.74 62.66 25 66.05

(Nguồn từ: phòng kế toán – công ty TNHH Long Sinh) Nhận xét:

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy số vòng quay của các khoản phải thu có xu hướng giảm qua các năm nhưng kỳ thu tiền bình quân lại tăng. Cụ thể là:

Năm 2008 các khoản phải thu quay được 9.54 vòng tương ứng với số ngày bình quân thu được các khoản phải thu là 37.74 ngày. Năm 2009 số vòng quay giảm 5.75 vòng tương ứng giảm 3.79%, và số ngày một vòng quay tăng 25 ngày tương ứng tăng 66.05%.

Nguyên nhân chính của tình hình trên là do các khoản phải thu tăng nhưng tốc độ tăng của các khoản phải thu tăng chậm hơn rất nhiều với tốc độ giảm của doanh thu. Các khoản phải thu tăng chủ yếu là do khoản phải thu khác tăng lên.

Nhìn chung thì công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn nhiều. Công ty cần có những hoạt động thích hợp để giảm bớt tình trạng trên vì nó gây ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động khác của doanh nghiệp.

d. Nhóm chỉ tiêu về cấu trúc tài chính:

Bảng 2.15: Chỉ tiêu về cấu trúc tài chính:

Chênh Lệch Chỉ Tiêu 2008 2009 +/- % Tỷ Số Nợ 0.35 0.39 0.04 11.86153 Tỷ Số Tài Trợ 0.65 0.61 -0.04 -6.31772 Tỷ Số Nợ Dài Hạn 0.00 0.00 0.00 0 Nhận xét:

Ta thấy năm 2008 trong tổng giá trị tài sản của công ty thì có khoảng 35% là nợ vay, năm 2008 là 39%. Chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính của công ty là rất tốt công ty không đi chiếm dụng vốn nhiều điều này cũng cho thấy tính rủi ro trong kinh doanh của công ty không cao. Năm 2009 tỷ số nợ tăng lên 0.04 tức tương ứng 11.86% như vậy trong năm 2009 công ty đã tăng số nợ lên trong tổng tài sản để tăng cừơng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng tỷ số nợ tăng lên không nhiều chỉ ở mức độ hợp lí.

Còn tỷ số tài trợ thể hiện sự góp vốn của chủ sở hữu vào quá trình kinh doanh, tỷ số này phản ánh khả năng tự chủ về mặt tài chính từ đó thấy được khả năng chủ động của doanh nghiệp hay mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với các chủ nợ , tỷ số này khá cao cụ thể năm 2008 là 0.65 năm 2009 là 0.61 như vậy đây là một biểu hiện tốt đối với công ty. Trong khi đó tỷ số nợ dài hạn lại bằng không bởi vì công ty không có các khoản vay dài hạn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHẦN B: THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM PHÂN BÓN SINH HỌC CAO CẤP TẠI CÔNG TY TNHH LONG SINH

2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ phân bón sinh học:

2.6.1.Năng Lực Của Công Ty

a. Nguồn Nhân Lực:

Tính đến 31/12/2009, tổng số cán bộ công nhân viên của công ty là 120 người. Trong những năm qua tình hình nhân sự của công ty khá ổn định, đặc biêt là đối với một số bộ phận chủ chốt quan trọng của công ty thì mức độ ổn định càng cao.

Bảng 2.16: Cơ cấu số lượng và chất lượng lao động của công ty Trong 2 năm 2008-2009

2008 2009 Chênh lệch

Chỉ tiêu

Số lượng (%) Số lượng (%) Số lượng ( %)

1. Giới tính - Nam 65 57.52 89 74.2 24 36.92 - Nữ 48 42.48 31 25.8 -17 -35.42 2. Trình độ. - Cao học 1 0.88 3 2.5 2 200 - Đại học 15 13.27 35 29.2 20 133.33 - Cao đẳng, Trung cấp 5 4.42 7 5.83 2 40 - Phổ thông 92 81.42 75 62.5 -17 -18.48 3. Cơ cấu.

- Lao động gián tiếp. 60 53.10 74 61.7 14 23.33

- Lao động trực tiếp. 53 46.90 46 38.3 -7 -13.21

Tổng nhân viên. 113 100 120 100 7 6.19

(Nguổn từ : phòng tổ chức hành chính Công ty TNHH Long Sinh) Nhận xét:

Qua bảng trên ta thấy nguồn lực lao động qua các năm không thay đổi đáng kể. Tổng lao động năm 2008 là 113 người, trong đó lao động nữ chiếm 42.48%, nam chiếm 57.52%, sang năm 2009 số lao động tăng lên 7 người tương ứng tăng 6.19% cụ thể trong năm 2009 số lao động nữ chiếm 25.8%, nam chiếm 74.2% như vậy số lao động trong năm 2009 thì số lao động nam tăng lên 36.92% trong khi đó nữ giảm 35.42%.

Về trình độ ta thấy: năm 2008 lao động có trình độ cao học chỉ có 1 người chiếm 0.88%, đại học có 15 người chiếm 35%, cao đẳng - trung cấp có 5 người chiếm 4.42%, trình độ phổ thông có 92 người chiếm 81.42%. Sang năm 2009 lao động cao học tăng lên 2 người tương ứng tăng 200% so với năm 2008, trình độ đại học tăng 20 người tương ứng tăng 133.3%, cao đẳng – trung cấp tăng 2 người tương ứng tăng 40%, ngược lại trình độ phổ thông giảm 17 người tương ứng giảm 18.48%. Nhìn chung số lượng lao động năm 2009 giảm so với năm trước nhưng lại tăng lên về chất lượng đây là một dấu hiệu đáng mừng, và ta thấy trình độ của lao động năm 2009 tăng lên đáng kể , trình độ cao học, đại học, và cao đẳng đều tăng so với năm trước nguyên nhân là do công ty đã cử nhân viên tham gia học lên nhằm nâng cao trình độ. Và trái lại trình độ phổ thông lại giảm, bởi vì năm 2009 là năm đầy khó khăn của công ty, do đó ban lãnh đạo chủ động cắt giảm lượng nhân công để tiết kiệm chí phí sản xuất.

Về cơ cấu lao động : năm 2008 lao động gián tiếp chiếm 53.10% còn lại là lao động trực tiếp, cơ cấu lao động năm 2008 không có sự chênh lệch quá cao. Sang năm 2009 lao động gián tiếp tăng lên 14 người, tương ứng tăng 23.33% so với năm trước và năm 2009 lao động gián tiếp chỉ chiếm 38.3% , lao động gián tiếp giảm xuống 7 người tương ứng giảm 6.19%. như vậy trong cơ cấu lao động của công ty lao động gián tiếp luôn lớn hơn lao động trực tiếp. Bởi vì lao động gián tiếp là bộ phận cốt cán của công ty, bộ phận này có mạnh thì công ty mới tồn tại và phát triển mạnh mẽ.

Nói chung, công ty đã có một bộ máy quản lý có trình độ và nhiều kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh, vì thế cần phát huy thật tốt ưu điểm này để công ty ngày càng phát triển

Nhìn chung cơ cấu lao động của công ty trong thời gian qua là khá hợp lý, điều này đã đang và sẽ tiếp tục tạo động lực thúc đẩy công ty ngày càng tiến lên.

Với lực lượng lao động như trên, muốn hoạt động SXKD có hiệu quả công ty cận có sự phân bổ lao động hợp lý. Sự phân bổ lao động trong công ty thời gian qua không có nhiều biến động (tham khảo phụ lục - bảng phân bổ lao động của công ty đến 31/12/2009)

Sự phân bổ lao động của công ty chủ yếu tập trung tại hai bộ phận chính là bộ phận sản xuất và bộ phận kinh doanh là hợp lý vì đây là hai bộ phận chính tạo nên doanh thu cho doanh nghiệp. Hai bộ phận này có đủ lực lượng, làm việc có hiệu quả thì hoạt động của công ty ngày càng phát triển.

Tình hình thực tế cho thấy trình độ lao động của công ty khá cao. Bộ phận lao động có chuyên môn tay nghề khá, công ty có một nguồn nhân lực vững mạnh. Điều này

chứng tỏ công ty đã có chính sách về nhân lực hợp lý, có khả năng thu hút và giữ chân nhiều người tài làm việc cho công ty.

Trong thời gian qua, quy mô sản xuất của công ty không ngừng được mở rộng nên nguồn nhân lực của công ty có sự gia tăng lớn về số lượng so với những ngày đầu thành lập. Công ty thực hiện phân cấp mạnh các nhiêm vụ ở các phòng nghiệp vụ, phân công cụ thể trách nhiệm, quyền hạn của từng chức vụ, vị trí công tác và việc sắp xếp, bố trí nhân sự đúng người, đúng việc đã phát huy được yếu tố nhân lực của công ty. Công ty đã cố gắng nhiều những cũng như bất kỳ một công ty nào khác, việc nhập nhằng công việc giữa các bộ phận là không thể tránh khỏi. Công ty đã và đang liên tục cố gắng để hoàn thiện hơn nữa nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của thị trường mang lại hiệu quả về SXKD cho công ty.

Phân tích đánh giá nguồn nhân lực đối với sản phẩm PBSH

Hoạt động sản xuất PBSH là một trong những hoạt động chính của công ty. Do đó một lượng lớn lao động của công ty tập trung ở bộ phận này. Sau đây là tình hình lao động của công ty được phân bổ trong hoạt động kinh doanh này:

Bảng 2.17: Bảng phân bổ lao động trong hoạt động kinh doanh bộ phận Nông Nghiệp tính đến ngày 31/12/2009

Chỉ Tiêu Số Lượng %

Thành phần bộ phận nhân viên nghiệp vụ

trong đó: 6 100% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thành phần lao động ở phân xưởng sản xuất

Trong đó: 22 100%

1. Nhân viên kỹ thuật 2 9.09

2. Lao động phổ thông 18 77.27

3. Cán bộ, nhân viên quản lý 2 13.64

Tổng cộng 28 100

(Nguồn : Phòng tổ chức hành chính - Công ty TNHH Long Sinh) Nhận xét:

Tổng lao động ở bộ phận nông nghiệp là 28 người trong đó lao động ở phân xưởng là 22 người, bộ phận kinh doanh - nghiệp vụ là 6 người.

Những thuận lợi về mặt nhân lực ở bộ phận PBSH thể hiện ở chỗ chủ quản bộ phận là người có kinh nghiệm, nhiệt tình và năng động, trưởng phòng quản lý kinh doanh

Một phần của tài liệu một số biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm phân bón lá sinh học tại công ty tnhh long sinh (Trang 57 - 129)