Hàm PROPER

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH TIN HỌC ỨNG DỤNG - CHƯƠNG 3 ppt (Trang 52 - 61)

Cú pháp: PROPER(Text) Tham số:

+ Text: Là một chuỗi mà các ký tự đặt trong cặp nháy kép "..." hoặc là công thức trả về chuỗi.

Ví dụ:

=PROPER("hà nội") trả về kết quả là: Hà Nội

e. Hàm REPT

Chức năng: Lập lại chuỗi dữ liệu trong hàm theo số lần chỉ định. Cú pháp: REPT(Text,Number)

Tham số:

+ Number: Là một số d−ơng dùng để chỉ số lần lặp lại của chuỗi. + Text: Là chuỗi ký tự cần lặp lại nhiều lần.

) Chú ý:

* Nếu Number=0 thì REPT trả về một chuỗi rỗng.

* Nếu Text không phải là một số nguyên thì nó sẽ đ−ợc làm tròn thành một

số nguyên.

* Kết quả hàm REPT trả về không thể dài hơn 32767 ký tự. Nếu không

REPT sẽ trả về #VALUE!

Ví dụ:

=REPT("*-",5) trả về kết quả là *-*-*-*-*-

f. Hàm RIGHT

Chức năng: Trả về n ký tự ở bên phải của chuỗi dữ liệu. Cú pháp: RIGHT(Text,n)

Tham số:

+ n: Số ký tự cần lấy ở bên phải. n phải lớn hơn hoặc bằng 0. Nếu n lớn hơn chiều dài chuỗi thì hàm RIGHT se trả về toàn bộ chuỗi. Nếu không có n trong hàm thì sẽ ngầm định hiểu n=1.

+ Text: Chuỗi ký tự cần lấy các ký tự bên phải. Đối số này có thể là công thức trả về kết quả chuỗi.

Ví dụ:

g. Hàm TEXT

Chức năng: Hàm đổi số thành chuỗi ký tự. Cú pháp: TEXT(Value, Format_Text) Tham số:

+ Value: Là một số hoặc công thức trả về giá trị số cần đổi thành chuỗi ký tự.

+ Format_Text: Định dạng cho chuỗi ký tự dạng số.

) Chú ý:

* Format_text không thể chứa dấu sao.

* Việc định dạng một ô với tùy chọn trong mục Number của cửa sổ Format Cells chỉ làm thay đổi định dạng, không làm thay đổi giá trị của ô. Trong khi hàm TEXT lại chuyển đổi một trị số ra dạng chữ đã đ−ợc định dạng nên kết quả không còn đ−ợc tính toán nh− là một trị số nữa.

Ví dụ:

=TEXT(1234.45, "##,###.###") trả về kết quả là chuỗi "1,234.45" =TEXT(1234.45, "00,000.000") trả về kết quả là chuỗi "01,234.450" (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

h. Hàm UPPER

Chức năng: Chuyển các ký tự trong chuỗi sang dạng chữ in hoa. Cú pháp: UPPER (Text)

Tham số:

+ Text : Là một chuỗi mà các ký tự chữ cái của nó sẽ đ−ợc đổi sang chữ in hoa. Các ký tự không phải là chữ cái sẽ đ−ợc giữ nguyên.

Ví dụ:

=UPPER("Ha noi") trả về kết quả là: HA NOI

i. Hàm VALUE

Chức năng: Hàm đổi chuỗi ký tự dạng số thành số. Cú pháp: VALUE(Text)

Tham số:

+ Text: Là chuỗi ký tự dạng số cần đổi sang số.

Ví dụ:

9.4.4. Nhóm hàm ngày tháng a. Hàm DATE

Chức năng: Trả về dạng ngày tháng từ chuỗi giá trị dạng số. Cú pháp: DATE(năm,tháng, ngày)

Tham số:

+ năm,tháng, ngày: Là giá trị số dạng năm,tháng, ngày.

) Chú ý:

* Dữ liệu kiểu ngày tháng nên nhập bằng cách dùng hàm DATE hoặc lấy

kết quả từ những công thức hay hàm khác. Nếu nhập ngày dạng Text thì một số sự cố có thể xảy ra.

Ví dụ:

=DATE(95,12,25) trả về kết quả 12/ 25/ 96 (nếu định dạng hiển thị ngày là MM/DD/YY)

b. Hàm NOW()

Chức năng: Hàm trả về số tuần tự thể hiện ngày giờ hiện tại. Nếu định

dạng ô là General tr−ớc khi hàm đ−ợc nhập thì kết quả đ−ợc định dạng ở dạng ngày.

Cú pháp: NOW()

) Chú ý:

* Các số bên phải dấu chấm thập phân của số tuần tự thể hiện giờ, các số bên trái dấu chấm thập phân thể hiện ngày. Ví dụ: số tuần tự .5 là số thể hiện 12 giờ tr−a.

* Hàm NOW() chỉ thay đổi giá trị khi trong bảng tính có thực hiện tính toán.

Ví dụ: Thời điểm hiện tại của hệ thống là 9h20' ngày ngày 3 tháng 4 năm 1995. =NOW() trả về kết quả là 04/03/95 09:20 (nếu định dạng hiển thị ngày là MM/ DD/ YY).

9.4.5. Nhóm hàm logic a. Hàm AND

Cú pháp: AND(logical1,logical2,...) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chức năng: Hàm trả về giá trị TRUE nếu tất cả các đối số là TRUE, trả về

FALSE nếu có ít nhất một đối số trả về FALSE.

+ logical1,logical2,...: Là các biểu thức logic. ) Chú ý:

* Các đối số phải có giá trị là TRUE hoặc FALSE hoặc là công thức trả về

giá trị logic.

* Nếu đối số là vùng dữ liệu thì các ô chứa ký tự hoặc rỗng sẽ đ−ợc bỏ qua. * Nếu trong các đối số không chứa giá trị logic nào thì AND sẽ trả về giá trị

lỗi #VALUE!

Ví dụ:

=AND(3>2, 2>1) trả về kết quả TRUE. =AND(3>2, 2>1, 0>1) trả về kết quả FALSE. =AND("abc",TRUE) trả về giá trị lỗi #VALUE!

b. Hàm IF

Cú pháp: IF(logical_test,value1,value2) Chức năng:

Hàm IF trả về một trong hai giá trị kết quả tùy thuộc vào giá trị của biểu thức điều kiện trả về giá trị TRUE hay FALSE. Hàm IF đ−ợc dùng để kiểm tra điều kiện.

Nếu biểu thức logical_test có giá trị TRUE thì hàm IF sẽ trả về kết quả là giá trị biểu thức value1, ng−ợc lại hàm IF sẽ trả về kết quả là giá trị biểu thức value2.

Tham số:

+ logical_test: Biểu thức logic.

+ value1: Biểu thức giá trị kết quả của IF khi biểu thức logical_test là TRUE. + value2: Biểu thức giá trị kết quả của IF khi biểu thức logical_test là FALSE.

) Chú ý:

* Các hàm IF có thể lồng nhau nh−ng không quá 7 lần lồng nhau.

c. Hàm NOT

Cú pháp: NOT(logical)

Chức năng: Hàm trả về giá trị phủ định (NOT) của biểu thức logical. Hàm

trả về giá trị FALSE nếu biểu thức logical có giá trị TRUE và ng−ợc lại.

Tham số:

Ví dụ:

=NOT(3<2) trả về kết quả True =NOT(2<3) trả về kết quả False

d. Hàm OR

Cú pháp: OR(logical1,logical2,...)

Chức năng: Hàm trả về giá trị TRUE nếu tất cả các đối số đều có giá trị

TRUE, ng−ợc lại sẽ trả về FALSE nếu có ít nhất một đối số trả về giá trị FALSE.

Tham số: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ logical1, logical2,...: Là các biểu thức logic.

Ví dụ:

=OR(3<2, 2<1, 0<1) trả về kết quả là True =OR(3<2, 2<1, 1<0) trả về kết quả là False

9.4.6. Nhóm hàm tìm kiếm

Trong nhóm hàm này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách sử dụng các hàm HLOOKUP và VLOOKUP. Tr−ớc hết, ta cần hiểu sơ bộ khi nào dùng một trong các hàm này.

* Hàm HLOOKUP đ−ợc sử dụng khi các giá trị so sánh đ−ợc đặt trong

dòng đầu tiên của vùng dữ liệu tìm kiếm và cần tìm từ trên xuống theo một số

dòng nào đó.

* Hàm VLOOKUP đ−ợc sử dụng khi các giá trị so sánh đ−ợc đặt trong cột

đầu tiên bên trái của vùng dữ liệu tìm kiếm và cần tìm từ trái sang phải theo một

số cột nào đó.

a. Hàm HLOOKUP

Cú pháp: HLOOKUP(gia_tri_tim,vung_tim,so_chi_muc_hang,tim_hang) Chức năng: Hàm HLOOKUP thực hiện việc tìm kiếm <gia_tri_tim> trong

hàng đầu tiên của <vung_tim> và trả về giá trị kết quả cùng cột tại hàng đ−ợc chỉ định <so_chi_muc_hang>.

Tham số:

+ gia_tri_tim: Là giá trị cần tìm kiếm trên dòng đầu tiên của vùng dữ liệu tìm kiếm. gia_tri_tim có thể là một giá trị, một tham chiếu hoặc là một chuỗi.

- Giá trị trong dòng đầu tiên của vung_tim có thể là chuỗi, số hoặc một giá trị logic.

- Nếu tim_hang là TRUE thì các giá trị trên hàng đầu tiên của

vung_tim phải đ−ợc sắp xếp theo trật tự tăng dần từ trái qua phải. Nếu

không giá trị do HLOOKUP trả về có thể sẽ không chính xác. Nếu

tim_hang là FALSE thì vung_tim không cần phải sắp xếp để tìm kiếm.

- Chữ hoa, chữ th−ờng đều có giá trị nh− nhau.

- Có thể sắp xếp các giá trị theo trật tự tăng dần từ trái qua phải bằng cách chọn các giá trị, rồi chọn Sort trong menu Data. Từ cửa sổ Sort, chọn mục Option, chọn tiếp mục Sort left to right và chọn OK. D−ới Sort by, chọn dòng đó trong danh sách và chọn Ascending.

+ so_chi_muc_hang: Là chỉ số hàng nằm trong vung_tim. Nếu

so_chi_muc_hang là 1 thì giá trị dòng đầu tiên trong vung_tim sẽ trả về.

Nếu so_chi_muc_hang là 2 thì giá trị dòng thứ 2 trong vung_tim sẽ trả về. Nếu so_chi_muc_hang nhỏ hơn 1 thì HLOOKUP trả về giá trị lỗi

#VALUE!. Còn nếu so_chi_muc_hang lớn hơn số dòng có trong vung_tim

thì HLOOKUP trả về giá trị lỗi #REF!.

+ tim_hang: Là giá trị logic dùng để yêu cầu HLOOKUP tìm các giá trị một cách chính xác hay chỉ tìm các giá trị gần đúng. Nếu có giá trị TRUE hay bỏ qua thì giá trị gần đúng sẽ đ−ợc trả về. Nói cách khác, nếu không tìm đ−ợc giá trị chính xác thì giá trị lớn nhất nh−ng nhỏ hơn

gia_tri_tim sẽ đ−ợc trả về. Nếu là FALSE thì hàm HLOOKUP sẽ tìm giá trị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chính xác, nếu không tìm thấy sẽ trả về giá trị lỗi #N/A.

) Chú ý:

* Nếu hàm HLOOKUP không thể tìm thấy gia_tri_tim và tham số tim_hang

có giá trị là TRUE thì nó sẽ trả về giá trị lớn nhất và nhỏ hơn hoặc bằng

gia_tri_tim.

* Nếu gia_tri_tim nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất trong dòng đầu tiên của

vung_tim thì HLOOKUP sẽ trả về giá trị lỗi #N/A. Ví dụ: Với khối giá trị sau trên bảng tính :

Hình 3.45: Minh họa ví dụ.

Khi đó:

=HLOOKUP(45,A1:F4,4,FALSE) trả về kết quả 48.

=HLOOKUP(44,A1:F4,4,TRUE) trả về kết quả 78 (Hàng 1 không có giá trị 44, tham số tim_hang có giá trị = TRUE và hàng đầu trong vùng tìm kiếm ch−a đ−ợc sắp xếp nên kết quả tìm không chính xác).

=HLOOKUP(44,A1:F4,4,FALSE) trả về kết quả #N/A (Hàng 1 không có giá trị 44 và tham số tim_hang có giá trị = FALSE).

b. Hàm VLOOKUP

Cú pháp: VLOOKUP(gia_tri_tim,vung_tim,so_chi_muc_cot,tim_cot) Chức năng: Hàm VLOOKUP thực hiện việc tìm kiếm <gia_tri_tim> trong

cột bên trái thứ nhất của <vung_tim> và trả về giá trị kết quả cùng hàng tại cột đ−ợc chỉ định <so_chi_muc_cot>.

Tham số:

+ gia_tri_tim: Là giá trị cần tìm kiếm trên cột bên trái thứ nhất của vùng dữ liệu tìm kiếm. gia_tri_tim có thể là một giá trị, một tham chiếu hoặc là một chuỗi.

+ vung_tim: Là vùng dữ liệu cần tìm kiếm giá trị. Trong đó:

- Giá trị trong cột bên trái thứ nhất của vung_tim có thể là chuỗi, số hoặc một giá trị logic.

- Nếu tim_cot là TRUE thì các giá trị trên cột đầu tiên bên trái của

vung_tim phải đ−ợc sắp xếp theo trật tự tăng dần từ trên xuống d−ới. Nếu

không giá trị do VLOOKUP trả về có thể sẽ không chính xác. Nếu tim_cot là FALSE thì vung_tim không cần phải sắp xếp để tìm kiếm.

- Chữ hoa, chữ th−ờng đều có giá trị nh− nhau.

- Có thể sắp xếp các giá trị theo trật tự tăng dần từ trái qua phải bằng cách chọn các giá trị, rồi chọn Sort trong menu Data và chọn Ascending.

+ so_chi_muc_cot: Là chỉ số cột nằm trong vung_tim. Nếu

so_chi_muc_cot là 1 thì giá trị cột đầu tiên bên trái trong vung_tim sẽ trả về.

Nếu so_chi_muc_cot là 2 thì giá trị cột thứ 2 bên trái trong vung_tim sẽ trả về. Nếu so_chi_muc_cot nhỏ hơn 1 thì VLOOKUP trả về giá trị lỗi

#VALUE!. Còn nếu so_chi_muc_cot lớn hơn số cột có trong vung_tim thì

VLOOKUP trả về giá trị lỗi #REF!.

+ tim_cot: Là giá trị logic dùng để yêu cầu VLOOKUP tìm các giá trị một cách chính xác hay chỉ tìm các giá trị gần đúng. Nếu có giá trị TRUE hay bỏ qua thì giá trị gần đúng sẽ đ−ợc trả về. Nói cách khác, nếu không tìm đ−ợc giá trị chính xác thì giá trị lớn nhất nh−ng nhỏ hơn gia_tri_tim sẽ đ−ợc trả về. Nếu là FALSE thì hàm VLOOKUP sẽ tìm giá trị chính xác, nếu không tìm thấy sẽ trả về giá trị lỗi #N/A. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

) Chú ý:

* Nếu hàm VLOOKUP không thể tìm thấy gia_tri_tim và tham số tim_cot

có giá trị là TRUE thì nó sẽ trả về giá trị lớn nhất và nhỏ hơn hoặc bằng

gia_tri_tim.

* Nếu gia_tri_tim nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất trong cột đầu tiên bên trái của

vung_tim thì VLOOKUP sẽ trả về giá trị lỗi #N/A.

* Nếu VLOOKUP không thể tìm thấy gia_tri_tim và tim_cot có giá trị là FALSE thì VLOOKUP sẽ trả về giá trị lỗi #N/A!

Ví dụ: Với khối giá trị sau trên bảng tính :

Hình 3.46: Minh họa ví dụ.

Khi đó:

=VLOOKUP(17,A1:D4,4) cho kết quả 33 =VLOOKUP(15,A1:D4,2) cho kết quả 45

9.4.7. Nhóm hàm tài chính

Các hàm tài chính cho phép tính toán những vấn đề liên quan đến Tài chính nh− tính vốn ban đầu và tiền lãi cho một khoản vay; tính tiền khấu hao và tổng doanh thu cho 1 tài sản...

Khấu hao tài sản cố định

Mục đích: Xác định chi phí hao mòn TSCĐ phục vụ cho công tác hạch toán

trong các doanh nghiệp, tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.

a. Hàm SLN (straight-line)

Chức năng: Tính khấu hao giản đơn cho 1 tài sản trong một khoảng thời

gian

Cú pháp: SLN (c,s,l) Tham số:

c: giá trị ban đầu của tài sản (nguyên giá). s: giá trị còn lại.

l: thời gian sử dụng.

Ví dụ: Nguyên giá: 300.000.000đ thời gian sd: 10 năm

giá trị còn lại: 2.000.000đ

Nhập: =SLN(300000000,2000000.10) hàm trả về kết quả:29800000 Th−ờng dùng trong quản trị tài chính

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH TIN HỌC ỨNG DỤNG - CHƯƠNG 3 ppt (Trang 52 - 61)