A HÌNH

Một phần của tài liệu Địa Đồ Duyên Hải Miền Trung - Sông Trà phần 1 pdf (Trang 60 - 61)

Ị ðẶC ðIỂM ðỊA HÌNH

Quảng Ngãi là tỉnh thuộc duyên hải Trung Trung Bộ với ñặc ñiểm chung là núi lấn sát biển, ñịa hình có tính chuyển tiếp từ ñịa hình ñồng bằng ven biển ở phía ñông ñến ñịa hình miền núi cao ở phía tâỵ Miền núi chiếm khoảng 3/4 diện tích tự nhiên toàn tỉnh, ñồng bằng nhỏ hẹp chiếm 1/4 diện tích tự nhiên. Cấu tạo ñịa hình Quảng Ngãi gồm các thành tạo ñá biến chất, ñá magma xâm nhập, phun trào và các thành tạo trầm tích có tuổi từ tiền Cambri ñến ðệ tứ. Trên bình diện tự nhiên, ñịa hình Quảng Ngãi phân dị theo 2 hướng chính: ñịa hình hướng kinh tuyến và ñịa hình hướng vĩ tuyến.

1. ðỊA HÌNH HƯỚNG KINH TUYẾN

Có thể thấy ñược sự phân dị này cả ở ñịa hình vùng núi và ñồng bằng. Ranh giới ñịa hình này có thểñược lấy theo ñứt gãy Trà Khúc - Tà Vi hướng vĩ tuyến. Ở phía bắc, ñịa hình núi có dạng tuyến rõ ràng theo phương vĩ tuyến. Dãy núi Răng Cưa - núi Chúa ở phía bắc sông Trà Bồng là ñiển hình của các dãy núi có ñường sống răng cưa sắc nhọn và sườn ñổ lở trên ñá xâm nhập granit. Kiểu ñịa hình này hoàn toàn không thấy ở phía nam của tỉnh. Cũng tại ñây, liên quan tới nhân tố thạch học còn xuất hiện dãy núi thấp trên ñá xâm nhập phức hệ Trà Bồng ở phía nam thung lũng Trà Bồng. Các ñá diorit ở ñây phong hóa mạnh, cho lớp vỏ giàu keo sét. Cũng theo hai sườn của thung lũng Trà Bồng này, lượng mưa giảm do ñịa hình. Các dòng chảy dạng xương cá của thung lũng Trà Bồng cắt vào dãy núi thường là dòng tạm thờị Như vậy, ngoài tính phân bậc của sườn bởi quá trình bóc mòn, tại ñây phát triển kiểu sườn ñất chảy với ñộ dốc 8 - 20ọ ðịa hình thung lũng ở phía bắc cũng có những nét cơ bản so với thung lũng ở phía nam, ñó là sự ñịnh hướng khá thẳng theo vĩ tuyến của các thung lũng chính và hướng kinh tuyến của các suối nhánh. Các thung lũng ñều có dạng chữ V với ñáy hẹp và sườn dốc, không thấy phát triển các bãi bồi rộng và thềm trẻ dạng ñồng bằng bằng phẳng như các thung lũng phía nam.

Dải ñồng bằng phía bắc sông Trà Khúc cũng khác cơ bản so với ñồng bằng phía nam. Trước tiên, ñồng bằng tại ñây mở rộng ñáng kể so với cả phía bắc và nam, trên bình ñồ chúng có dạng tương ñối ñẳng thước, mỗi chiều rộng gần 25km. Nếu ở phía nam sông Trà Khúc, móng ñồng bằng nằm ở ñộ sâu lớn nhất trong toàn tỉnh (40 - 50m), thì ngay rìa bắc của sông, ñá gốc ñã lộ ở hầu hết các nơi, nhiều nơi tạo nên những dải ñồi cao 40 - 100m. Cùng với sự nâng dạng khối tảng, móng ñá gốc tại ñây chịu tác ñộng mài mòn của biển vào ñầu kỷðệ tứ, tạo nên bề mặt thềm mài mòn, nay tồn tại dạng khối tảng ở các ñộ cao khác nhau và bị phân cắt thành ñịa hình ñồị Ngay trên bề mặt ñồi, ñồng bằng lẫn ñồi này, các ñứt gãy cũng ñược thể hiện khá rõ. Ngoài việc tạo nên các khối thềm ởñộ cao khác nhau, còn tạo nên các

CHƯƠNG II II

thung lũng khá thẳng trên chiều dài 10 - 20km. Dọc các thung lũng này là ñồng bằng gò cấu tạo bởi cát - sét màu xám loang lổ, giống ñồng bằng gò phát triển ở phía nam. ðịa hình ñồng bằng ñồi - gò trên phun trào bazan N2 - Q1 ở khu vực Ba Làng An cũng chỉ khu biệt từ phía bắc của thung lũng Trà Khúc. ðảo Lý Sơn hình thành bởi các miệng núi lửa ðệ tứ cũng nằm trọn trong ñới phía bắc của tỉnh. ðịa hình ñường bờ biển phía bắc chủ yếu là bờ mài mòn trên ñá gốc, trong khi ñó từ cửa sông Trà Khúc về phía nam chủ yếu là bờ tích tụ.

Ở phía nam của ñứt gãy Trà Khúc - Tà Vi, cả vùng miền núi và ñồng bằng ñều có nét khác biệt so với phía bắc. Trước tiên ở dải ñồng bằng ven biển, ngoài tác dụng mài mòn của biển giai ñoạn ñầu ðệ tứ, quá trình tích tụ vật liệu hạt thô là phổ biến, hiện tượng này liên quan với sự sụt lún dạng bậc tương ñối của móng xuống sâu từ 30 - 50m dọc các ñứt gãy phương tây bắc - ñông nam. Các bề mặt ñồng bằng tích tụ cũng ñược kéo dài dạng tuyến theo phương này, chúng có tính phân bậc rõ ràng theo hướng vuông góc với bờ biển. Các thành tạo tích tụ cát màu vàng tạo nên bề mặt ñồng bằng gò cao 10 - 15m ở phía ñông Mộ ðức - ðức Phổ cũng chỉ gặp khu biệt từ phía nam sông Trà Khúc.

Khác với dạng tuyến của ñịa hình núi phía bắc, núi ở phía nam có dạng khối tảng khá ñẳng thước. Mặc dù vậy, vẫn thấy ñược hướng chủ ñạo của các ñường sống núi ở ñây là tây bắc - ñông nam và á kinh tuyến. Kiểu ñịa hình núi khối tảng - dạng vòm trên các ñá biến chất tuổi Proterozoi (PR) là khá ñặc trưng cho ñịa hình núi phía nam. Ở ranh giới tây nam huyện Sơn Hà cũng tồn tại khối núi trên ñá granit. Khối núi này có dạng ñẳng thước, ñỉnh núi khá rộng, là di tích của bề mặt san bằng Miocen trên ñộ cao 1.200 - 1.500m với vỏ phong hóa laterit dàỵ Sườn bóc mòn dạng phân bậc dốc 20 - 30o. Ở cực ñông nam của tỉnh, núi thấp trên ñá granit có sườn ñổ lở dốc 20 - 30o, song phần ñỉnh núi vẫn có dạng bậc rộng với vỏ laterit dàỵ Ở tây nam Quảng Ngãi, thuộc các huyện Ba Tơ, Sơn Hà còn phát triển một kiểu ñịa hình gần gũi với phần trọng tâm của ñịa khối Kon Tum: núi khối tảng, bề mặt ñỉnh rộng phát triển trên lớp phủ dung nham bazan Neogen, trên các sườn phân bậc của các khối núi này lại gặp vỏ laterit trên các ñá biến chất tuổi PR. Về thực chất ñây là phần rìa cao nguyên, ñược nâng lên và phân cắt tạo núị

Các thung lũng, sông suối ở phía nam Trà Khúc ñều ñược mở rộng ñáng kể. Các thung lũng chính ñều có ñáy mở rộng, kể cả trung lưu và ñôi nơi là thượng lưụ Các thung lũng ở khu vực Ba Tơ (sông Vệ, sông Ba Tơ) có dạng chữ U, ñáy rộng với bề mặt thềm bậc I cao 6 - 8m, nhiều nơi rộng trên 1000m, tạo nên bề mặt ñồng bằng thung lũng khá phẳng, cấu tạo bởi cát - bột xám vàng. Các thung lũng sông Rinh, sông Rhe (ñịa phận huyện Sơn Hà) ngoài bãi bồi và thềm bậc I khá phẳng còn phát triển thêm các thềm cổ hơn, cấu tạo bởi cuội sỏi và ñá gốc, bị phân cắt tạo gò ñồi thoảị ðịa hình ñồi thấp và ñồi cao dọc thung lũng và trên sườn các khối núi do sự phân cắt các bề mặt san bằng Pliocen và ðệ tứ cũng khá ñiển hình cho ñới phía nam Quảng Ngãị

Một phần của tài liệu Địa Đồ Duyên Hải Miền Trung - Sông Trà phần 1 pdf (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)