Ngoại thương

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam - phần 2 ppsx (Trang 99 - 100)

- Thủ đô Hà Nội Là đầu mối quan trọng nhất ở phía Bắc, tập trung các tuyến GT huyết

c. Ngoại thương

Là ngành đóng góp quan trọng cho sự phồn vinh của đất nước. Ngay thời Bắc thuộc,

nước Văn Lang - Âu Lạc đã có quan hệ buôn bán với nước ngoài (đặc biệt là với các nước láng giềng như Trung Quốc). Thương mại bằng đường biển cũng rất phát triển, thời kỳ này đã buôn bán với nhiều nước phương Tây. Dưới thời phong kiến (giai đoạn đầu do chính sách bế quan toả cảng, hoạt động này chưa được phát triển). Đến đời Lý - Trần buôn bán bắt đầu được phát triển, ngoài việc buôn bán với các nước láng giềng, thì việc buôn bán với phương Tây cũng rất tấp nập, các tàu buôn của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp đã đến nước ta. Dưới thời Pháp thuộc, việc buôn bán lại phụ thuộc vào chính quốc, mang tính chất độc quyền đã bóp chết các

ngành thủ công truyền thống. Trong 2 cuộc kháng chiến, hoạt động này gặp nhiều khó khăn.

Hoạt động này chỉ phát triển mạnh từ sau 1990. Trước đó, sự tan rã của hệ thống các nước

XHCN ở Đông Âu và Liên Xô (cũ), thị trường truyền thống của nước ta bị thu hẹp lại, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, chúng ta đã tìm kiếm được một số thị tường mới và hoạt động xuất - nhập khẩu có chuyển biến rõ rệt. Sau nhiều năm nhập siêu, đến 1992 cán cân xuất - nhập khẩu của nước ta đã cân bằng. Từ sau 1993 nhập siêu tăng lên nhưng về bản chất khác thời kỳ trước.

- Về thị trường đã được mở rộng theo hướng đa phương hoá. Ngoài thị trường truyền thống (Nga và Đông Âu), đã hội nhập được với nhiều thị trường mới (các nước tư bản và đang phát triển), chúng ta đã quan hệ với nhiều công ty và các tổ chức phi chính phủ khác.

- Về cơ chế quản lý cũng có thay đổi, xoá bỏ cơ chế cũ, mở rộng quyền hoạt động đến tận các ngành, các cơ sở địa phương và tăng cường sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật.

- Về cơ cấu giá trị hàng X - NK: Xuất khẩu chủ yếu là các nhóm hàng CN nhẹ - TTCN, CN nặng, khoáng sản và hàng nông sản chiếm ưu thế tuyệt đối. Về cơ cấu hàng nhập khẩu chủ yếu là TLSX, nguyên-nhiên liệu-thiết bị toàn bộ, dầu khí và HTD.

Bảng 5.7. Tổng giá trị xuất - nhập khẩu 1990 - 2008. (Triệu USD)

Tổng số Chia ra Cán cân xuất nhập

khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu

1990 5156,4 2404,0 2752,4 - 348,4

1992 5121,5 2580,7 2540,8 + 39,9

1994 9880,1 4054,3 5825,8 - 1771,5

1996 18399,5 7255,9 11143,6 - 3887,8

2000 30119,2 14482,7 15636,5 - 1153,82002 36451,7 16706,1 19745,6 - 3039,5 2002 36451,7 16706,1 19745,6 - 3039,5 2004 58453,8 26485,0 31968,8 - 5483,8 2005 69419,9 32441,9 36978,0 - 4536,1 2008 143398,9 62685,1 80713,8 - 18028,7 - Các bạn hàng

+ Về xuất khẩu quan trọng nhất là các nước Châu Á (chiếm 65,5% giá trị xuất khẩu),

châu Âu (24,0%). Các nước và lãnh thổ nhập khẩu nhiều nhất là Nhật Bản (2.438 triệu USD, chiếm 18,2% giá trị xuất khẩu cả nước), Hoa Kỳ (14,5%), Trung Quốc (9,0%).

+ Về nhập khẩu, nước ta nhập khẩu nhiều hàng nhất từ các nước ở C.Á (78,4% giá trị

nhập khẩu cả nước) đến C.Âu (14,9%). Trong số này, quan trọng nhất là Đài Loan (12,8%), Singapo (12,8%), Hàn Quốc (11,6%) và Trung Quốc (10,9%).

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam - phần 2 ppsx (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w