Tài nguyên du lịch

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam - phần 2 ppsx (Trang 103 - 105)

- Thủ đô Hà Nội Là đầu mối quan trọng nhất ở phía Bắc, tập trung các tuyến GT huyết

b. Tài nguyên du lịch

● Khái niệm: Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình LĐ sáng tạo của con người có thể SD nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch. Là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm DL, khu DL nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch.

● Tài nguyên du lịch tự nhiên: Là tổng thể tự nhiên với các thành phần của nó có thể

góp phần khôi phục và phát triển thể lực, trí lực của con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ. Tài nguyên này được lôi cuốn vào phục vụ cho nhu cầu cũng như sản xuất dịch vụ du lịch. Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm:

- Địa hình

+ Địa hình Karstơ, nước ta có khoảng 6,0 vạn ha đá vôi lộ ra trên bề mặt (tập trung chủ

yếu từ 160B trở ra), lại nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới-ẩm-gió mùa rất thuận lợi cho quá trình karstơ phát triển. Nước ta có đủ dạng karstơ trên mặt, ngầm (hang, động) có khả năng thu hút khách du lịch. Hiện nay, đã phát hiện hàng trăm hang động với tổng chiều dài 135km. Lớn nhất là các hang động ở vùng núi đá vôi Kẻ Bàng (Quảng Bình), tổng chiều dài 73 km, ở Cao Bằng 26 km, ở Lạng Sơn 13 km, ở Sơn La trên 12km. Ở Kẻ Bàng, các hang động tạo thành một hệ thống liên hoàn, tập trung ở thượng nguồn sông Son, chúng phân bố như một dòng sông, khi thì lộ ra, khi thì đi ngầm trong núi (dài nhất và đẹp nhất là động Phong Nha). Các hang của nước ta có cấu tạo phức tạp, những hang lớn thường có nhiều phòng, nhiều nhánh, thông ra ngoài bằng nhiều cửa, tuy nhiên cũng có hang chỉ có một phòng rộng như hang Dơi ở Hữu Lũng, Lạng Sơn, rộng 200m, cao 120m, dài 328m. Các hang động ở vùng miền núi, vịnh Hạ Long, Bái Tử Long và vùng Ninh Bình đều có nhiều dạng cột đá, chuông đá, măng đá... rất hấp dẫn khách du lịch.

Có thể chia các hang động của nước ta thành 3 khu vực chính: Ở Đông Bắc, các hang

chỉ phát triển theo chiều ngang và ngắn (trong đó, dài nhất là hang Cả trên 3.342m, tính cả 3 tầng hang). Ở Tây Bắc, các hang phần lớn phát triển theo chiều thẳng đứng, phân bậc rõ rệt. Ở Bắc

Trường Sơn, các hang chỉ phát triển theo chiều ngang và hầu hết là tuyến chảy của sông các con

sông hiện nay.

Bảng 5.9. Một số hang động dài nhất ở nước ta (tính đến 1997).

Tên hang Tỉnh Chiều

dài (m) Độ sâu (m) Tên hang Tỉnh Chiều dài (m) Độ sâu (m)

Phong Nha Q.Bình 7729 83 NgườmSập C.Bằng 2184 31

Hang Tối Q.Bình 5258 80 Hang Rắn Sơn La 1718 87

Hang Vòm Q.Bình 5050 145 Hang Én Q.Bình 1645 49

Maze Cave Q.Bình 3927 45 Hang Hổ Q.Bình 1616 46

Hang Thung Q.Bình 3351 133 Rù Moóc L.Sơn 1560 42

Hang Cả L.Sơn 3342 123 Khe Ry C/Bằng 1387 120

Ngườm Pắc Bó C.Bằng 3248 77 Pitch Cave Q.Bình 1075 60

Hang Over Q.Bình 3244 103 Pắc Nàng L.Sơn 1071 0

Rục Mòn Q.Bình 2836 49 Pygmy Q.Bình 845 94

Rục Caroon Q.Bình 2800 45 Ngườm Khu C.Bằng 804 36

(Nguồn: Tuyển tập các công trình khoa học, Trường ĐHKHTN, ngành Địa lý, 1998) + Dạng địa hình bờ biển, đường bờ biển nước ta dài 3.260km, có nhiều bãi tắm, cùng hệ

thống đảo, quần đảo ven bờ. Từ Móng Cái - Hà Tiên có hàng loạt các bãi tắm đẹp như Trà Cổ , Bãi Cháy, Đồ Sơn, Hải Thịnh, Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Đá Nhảy, Nhập Lệ, Cửa Tùng, Thuận An, Cảnh Dương, Lăng Cô, Non Nước, Mĩ Khê, Sa Huỳnh, Qui Nhơn, Đại Lãnh, Dốc Lết, Nha Trang, Ninh Chữ, Mũi Né, Vũng Tàu, Long Hải, Phước Hải. Theo đánh giá của Tổ chức du lịch thế giới (WTO), dải bờ biển có những bãi tắm đẹp nhất nước ta là từ bãi Đại Lãnh (Khánh Hoà) dưới chân đèo Cả qua vịnh Văn Phong - Nha Trang - Ninh Chữ. (Riêng vịnh Văn Phong có thể tạo nên khu du lịch biển có thể cạnh tranh được với các khu DL biển của các nước trong khu vực như Pattaya (Thái Lan). Bãi biển của nước ta dài, rộng, nền chắc chắn, độ dốc chỉ 2 - 30, độ mặn nước biển dưới 300/00, độ trong của nước biển dao động từ 0,3- 0,5m (riêng ở Đại Lãnh và Văn Phong dao động từ 3 - 5m).

+ Hệ thống các đảo, quần đảo. Hiện nay cả nước có 9 huyện đảo, nhiều xã đảo với 18

vạn dân, trải dọc vùng ven biển từ Quảng Ninh - Kiên Giang. Năm 1995, trong chương trình nghiên cứu biển (đề tài KT-03-12) thì nước ta có 2.773 đảo lớn nhỏ ở ven bờ (tính đến 100km). Diện tích 1.720 km2, trong đó có 84 đảo có diện tích từ ≥1 km2, chiếm 92,7% tổng diện tích đảo ven bờ; các đảo có diện tích ≥ 10 km2 (là 24 đảo) và ≥ 100 km2 (là 3 đảo). Các đảo lớn nhất Phú Quốc (557km2), Cái Bầu (194km2), Cát Bà (153km2), Trà Bản (76,4km2), Côn Lôn (57,4km2)... Về phân bố, tập trung chủ yếu ở vùng biển Bắc Bộ và vùng vịnh Thái Lan. Những tỉnh có nhiều đảo nhất là Quảng Ninh (2078 đảo, chiếm 74,94%), Hải Phòng (243 đảo), và 8,76%), Kiên Giang (159 đảo và 5,3%), Khánh Hoà (106 đảo và 8,82%). Trong số các đảo trên, có ý nghĩa cho du lịch nhất là đảo Phú Quốc (Kiên Giang), Cát Bà (Hải Phòng)...

Bảng 5.10. Phân bố các đảo ven bờ phân theo vùng.

Các vùng Hệ thống đảo Trong đó: Các đảo có diện tích ≥ 1 km2

Số đảo % Số đảo % D.Tích (km2) % Ven bờ Bắc Bộ 2321 83,70 50 59,52 761,1914 47,68 Ven bờ B.Trung Bộ 57 2,06 3 3,57 9,424 0,59 Ven bờ N.trung Bộ 200 7,21 18 21,43 153,5418 9,61 Ven bờ Đ.Nam Bộ 30 1,05 5 5,95 76,9120 4,82 Vịnh Thái Lan 165 6,96 8 9,52 595,4877 37,30 Tổng cộng 2733 100,0 84 100,0 1596,5569 100,0

- Khí hậu. Khí hậu cũng được coi là một dạng của tài nguyên du lịch. Trong các chỉ tiêu

của khí hậu, đáng quan tâm nhất là 2 chỉ tiêu nhiệt độ và độ ẩm của không khí. Ngoài ra, cũng cần quan tâm đến các yếu tố khác như mưa, gió, ấp suất khí quyển, ánh nắng mặt trời và những hiện tượng thời tiết đặc biệt. Nước ta, khí hậu nhiệt đới - gió mùa tương đối thích hợp cho sức khoẻ của con người, khi hậu có sự phân hoá cả theo thời gian và không gian, biên độ dao động nhiệt trung bình không quá 150C, càng vào phía Nam càng thấp dần (Nha Trang 50C, Nam Bộ chỉ còn 2-30C), lượng mưa 1.500 - 2.000mm... Như vậy, hoạt động du lịch của nước ta còn tuỳ thuộc theo mùa của khí hậu, có thể diễn ra chỉ vài tháng hoặc cả năm như ở các tỉnh phía Nam. Riêng mùa hè là mùa du lịch quan trọng nhất, có thể phát triển với nhiều loại hình du lịch (đặc biệt là du lịch biển). Trở ngại chính của khí hậu cho hoạt động du lịch là các tai biến của thiên nhiên là mưa, bão, gió mùa Đông Bắc lạnh ở miền Bắc, gió bụi trong mùa khô, lũ lụt trong mùa mưa, các hiện tượng thời tiết đặc biệt.v.v.

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam - phần 2 ppsx (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w