Khi nhu cầu của con người ngày càng cao thì những thị hiếu về DL cũng đa dạng; con
người sau những ngày LĐ căng thẳng, họ muốn thư giãn, muốn hoà mình vào thiên nhiên, từ đó xuất hiện một loại hình du lịch mới "Du lịch sinh thái", trong đó các khu bảo tồn thiên nhiên có vai trò đặc biệt.
Về tài nguyên sinh vật, thì tài nguyên rừng và động vật có ý nghĩa rất quan trọng không những về mặt kinh tế, sinh thái, mà còn có ý nghĩa lớn với du lịch, đặc biệt là các khu rừng nguyên sinh cùng các loài động vật quí hiếm.
Đối với tài nguyên sinh vật, không phải tất cả đều là đối tượng của du lịch tham quan. Tuỳ theo mục đích du lịch, mà có các hệ thống chỉ tiêu khác nhau. Ví dụ với loại hình du lịch săn bắn thể thao; các chỉ tiêu săn bắn được qui định là các loài sinh vật không ảnh hưởng đến quĩ gien, loài động vật dưới nước, trên mặt đất, trên cây phải nhanh nhẹn; diện tích phải rộng, địa hình tương đối dễ vận động; xa khu dân cư, đảm bảo tầm bay của đạn và sự an toàn của khách; cấm dùng súng dân dụng và chất nổ nguy hiểm.
Năm 2007, cả nước đã qui hoạch và mở rộng hệ thống vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, bao gồm: 30 vườn quốc, 65 khu dự trữ thiên nhiên và bảo tồn loài – sinh cảnh.
8 khu đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới: Cần Giờ, Cát Tiên, Cát Bà, Châu thổ sông Hồng (thuộc 3 tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình) gồm vườn quốc gia Xuân Thủy và khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải, U Minh Thượng, Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An, trung tâm là vườn quốc gia Pù Mát (12/02/2008), Cù Lao Chàm (05/2009), Cà Mau (05/2009).
Một trong những mục tiêu xây dựng hệ thống vườn quốc gia là để bảo vệ các khu cảnh quan tự nhiên, phục vụ mục đích khoa học, giáo dục và du lịch sinh thái.
Bảng 5.11. 30 vườn quốc gia của Việt Nam (tính đến năm 2007).
TT Tên Địa điểm D.Tích
(ha)
Năm
Th/ lập Đặc điểm đặc trưng 1 Cúc Phương N.Bình-H.Bình-
T.Hóa 22200 1962 Rừng trên núi đá vôi. Voọc mông trắng. 2 Cát Bà Hải Phòng 15200 1986 Rừng á nhiệt đới trên núi đá vôi.
Voọc đầu trắng.
3 Ba Vì Hà Tây 7377 1991 Rừng á nhiệt đới
4 Bạch Mã T-T-Huế 22031 1991 Rừng á nhiệt đới miền Trung. Trĩ, sao, voọc chà vá.
5 Ba Bể Bắc Cạn 7610 1992 Rừng,hồ trên núi. Voọc mũi hếch
6 Bến En Thanh Hóa 38153 1992 Rừng nhiệt đới thường xanh 7 Cát Tiên Đ.Nai – L.Đồng
– B.Phước 73878 1992
Rừng ĐNBộ. Voi, cá sấu, ngan cánh trắng.
8 Yok Đôn Đắc Lắk 58200 1992 Rừng khộp. Voi, bò rừng,bò tót. 9 Côn Đảo Bà Rịa - VT 19998 1993 Rừng trên đảo. Động vật biển 10 Tam Đảo V.Phúc-
T.Nguyên-
36883 1996 Rừng á nhiệt đới, sam bông. Voọc mũi hếch, voọc đen.
T.Quang
11 Tràm chim Đồng Tháp 7588 1998 Rừng tràm. Sếu đầu đỏ. 12 Bái Tử Long Quảng Ninh 15783 2001 Rừng trên đảo
13 Phong Nha-
Kẻ Bàng Quảng Bình 85754 2001
Các kiểu rừng miền Trung. Thú linh trưởng, mang lớn
14 Phú Quốc Kiên Giang 31422 2001 Rừng trên đảo
15 Pù Mát Nghệ An 91113 2001 Các kiểu rừng miền Trung
16 Chư MomRay Kon Tum 56621 2002 Các kiểu rừng khu vực Đông Dương 17 Chư Yang Sin Đắc Lắc 58974 2002 Rừng trên núi cao Tây Nguyên 18 H.Liên Sơn Lào Cai 29845 2002 Rừng á nhiệt đói
19 Lò Gò-Xamát Tây Ninh 18756 2002 Rừng chuyển tiếp 20 U Minh
Thượng Kiên Giang 8053 2002 Rừng tràm.
21 Vũ Quang Hà Tĩnh 55029 2002 Rừng Bắc Trường Sơn
22 Xuân Sơn Phú Thọ 15045 2002 Rừng kín thường xanh, cây họ dầu. 23 BùGiaMập Bình Phước 26032 2002 Rừng nhiệt đới ẩm.
24 Kôn Ka Kinh Gia Lai 41780 2002 Rừng kín thường xanh mưa nhiệt đới. 25 Xuân Thủy Nam Định 7100 2003 Rừng ngập mặn. Chim nước, di trú. 26 Núi Chúa Ninh Thuận 29865 2003 Rừng khô Nam Trung Bộ
27 Đất Mũi Cà Mau 2003 Rừng ngập mặn
28 Bidoup
NúiBà Lâm Đồng
29 U Minh Hạ Cà Mau 30 Phước Bình Ninh Thuận
● Tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn là các đối tượng, hiện tượng do con người làm ra trong suốt quá trình tồn tại và có giá trị cho du lịch. Nhóm tài nguyên này có những đặc trưng riêng, có giá
trị nhận thức hơn là giải trí, ít chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, thường tập trung ở nơi đông dân, mức độ thu hút khách du lịch lớn, có sự lựa chọn (khách du lịch thường có trình độ văn hóa, có yêu cầu nhận thức...). Tài nguyên du lịch nhân văn của nước ta rất đa dạng, phong phú. Quan trọng là các di tích (lịch sử, văn hoá, kiến trúc, nghệ thuật...) và các lễ hội.
- Di tích văn hoá - lịch sử
Đây là tài sản vô giá của quốc gia và nhân loại, có khả năng thu hút đặc biệt khách du
lịch. Trên thế giới đến 1998. Hội Đồng di sản thế giới đã công nhận 582 di sản. Trong đó, 444 di sản văn hoá, 117 di sản thiên nhiên và 21 di sản hỗn hợp vừa văn hoá vừa tự nhiên. Ngày 1/12/1999 tại Ma Rốc, Hội Đồng di sản thế giới công nhận thêm 48 di sản nữa. Ở Việt Nam, đến năm 2007 có 7 di sản được công nhận là Cố đô Huế (1993), vịnh Hạ Long (1994), Tháp Chàm Mỹ Sơn và đô thị cổ Hội An (1999), Phong Nha-Kẻ Bàng (2003), gần đây là di sản Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Nhã nhạc cung đình Huế.
Di tích văn hoá - lịch sử là những không gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó chứa
đựng các giá trị điển hình do tập thể hoặc cá nhân con người sáng tạo ra trong lịch sử để lại. Các di tích và thắng cảnh lại được chia ra các di tích văn hoá khảo cổ, di tích lịch sử, di tích văn hoá
nghệ thuật và các thắng cảnh. Ngoài di tích, còn phải kể đến các bảo tàng, bởi vì nó cũng có giá trị thu hút khách du lịch. Cho đến 2003, cả nước có gần 4 vạn di tích các loại (trong số này có 2.715 di tích được Bộ văn hoá xếp hạng; được chia ra di tích lịch sử chiếm (51,2%); di tích kiến trúc nghệ thuật (44,2%); di tích khảo cổ (1,3%); thắng cảnh (3,3%).
Về viện bảo tàng, cả nước có 117 (trong đó, bảo tàng TW (6), bảo tàng thành phố (79),
bảo tàng chuyên ngành (32 thì có 24 thuộc lực lượng vũ trang). Tổng số hiện vật đang lưu giữ là 1.997.701, trong đó đã trưng bày 87.515 hiện vật, và 606.886 hiện vật đang được kiểm kê khoa học (có 489 trống đồng).