Các ngành chủ yếu

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam - phần 2 ppsx (Trang 72 - 77)

- CNCB’ thủy, hải sản Đây là ngành truyền thống đã có từ lâu đời nhằm cung cấp nguồn

c. Các ngành chủ yếu

- Công nghiệp dệt: Là ngành phát triển lâu đời nhất trên cơ sở từ ngành dệt vải lụa cổ

truyền. Trước đây Việt Nam đã có những sản phẩm dệt nổi tiếng đẹp, tinh xảo như lụa, đũi, the, gấm... Nghề dệt vải kéo theo nghề trồng bông kéo sợi; Nghề dệt lụa kéo theo nghề trồng dâu nuôi tằm kéo kén. Tuy nhiên, nếu xét về qui mô thì việc hình thành công nghiệp dệt may được tính từ khi nhà máy dệt Nam Định ra đời.

Thời Pháp thuộc, dựa vào nguồn nhân công rẻ mạt, nguồn nguyên liệu trong nước và nhập

khẩu với thị trường rộng lớn của cả vùng Đông Nam Á, thực dân Pháp và các công ty tư bản đã xây dựng một số nhà máy ươm tơ, kéo sợi, dệt lụa vải ở Nam Định, Hà Nội, Hải Phòng, Bình Định (Phú Phong)... Tuy thu lợi nhuận khá cao, song do vốn - thiết bị - nguyên liệu đều dựa vào thị trường tư bản Pháp nên ngành này phát triển rất chậm.

Từ sau 1954 - 1975: Ở miền Bắc, chúng ta đã khôi phục và mở rộng các xí nghiệp cũ như

Nam Định trở thành xí nghiệp liên hợp dệt lớn ở miền Bắc (từ kéo sợi, ươm tơ, dệt vải, lụa, in hoa, làm nhẵn bóng, dệt chăn...). Khôi phục xí nghiệp dệt sợi, thảm len ở (Hải Phòng), dệt Minh Phương (Vĩnh Phú), dệt 8/3, 10/10, dệt kim Đông Xuân, Cự Doanh (Hà Nội). Tính đến 1975, ngành dệt – da – may - nhuộm đã sử dụng 4,7 vạn lao động, SX ra 105,2 triệu mét vải; 4,2 triệu mét lụa các loại; trên 19,0 triệu sản phẩm dệt kim; 13,2 vạn tấn sợi len; 9,8 vạn m2 thảm len và 4,0 triệu đôi chiếu cói. Ở miền Nam, ngành dệt thật sự ra đời từ sau 1954 khi Pháp dỡ nhà máy

dệt Hải Phòng đưa vào thành lập Công ty SICOVINA và VINATEXCO (là 2 công ty vải bông lớn nhất thời đó). Các chi nhánh khác cũng được XD ở Đà Nẵng, Qui Nhơn, Tân An, Mỹ Tho. Sau đó thành lập các xí nghiệp dệt len, sợi hoá học, sợi tổng hợp như VIMYTEX, DACOTEX, Nam Á Công ty. Do không có nguồn nguyên liệu trong nước, việc xe sợi phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên liệu nhập, sản lượng bấp bênh. Năm 1975 chỉ SX được 40,0 triệu mét vải. Tuy nhiên, so với miền Bắc thì máy móc, kỹ thuật tương đối hiện đại và năng suất lao động cao hơn.

Từ 1975 đến nay, ngành dệt vẫn đứng trước khó khăn lớn là thiếu nguyên liệu (nhất là

ngành dệt sợi - hóa học) và thị trường tiêu thụ hạn chế. Vấn đề nguồn nguyên liệu cho công nghiệp dệt đến nay vẫn còn nhiều vướng mắc và không đáp ứng đủ nhu cầu. Diện tích trồng bông của cả nước đến cuối thập kỷ 80 chỉ dao động±1,0 vạn ha, sản lượng chỉ đạt 3.000 - 4.000 tấn. Số lượng vải sản xuất ra không đáp ứng đủ cho nhu cầu trong nước, phải nhập khẩu nhiều. Theo ước tính, vào thời kỳ 1986-1990, thị trường trong nước tiêu thụ 270-320 triệu mét vải (sản xuất trong nước mới đáp ứng 80% nhu cầu, phải nhập 50 triệu mét vải). Thời kỳ 1991-1995, nhu cầu trong nước tăng 30% (~ 400 triệu mét vải). Do vậy, hàng năm vẫn phải nhập thêm hàng chục triệu mét vải (không tính vải nhập lậu). Ngành dệt có công suất khá lớn, nhưng trên thực tế sản lượng chỉ mới đạt 50 - 60% so với công suất thiết kế do khó khăn về nguyên liệu và thị trường.

Ngoài ra, nước ta còn có một số ngành dệt khác như dệt kim, dệt thảm, dệt chiếu, dệt len,.v.v. các

ngành này rất phổ biến ở các địa phương trong cả nước trên cơ sở nguồn nguyên liệu sẵn có ở mỗi vùng, nhưng phát triển chậm.

- Công nghiệp may mặc. Là ngành có vị thế khác so với ngành công nghiệp dệt nhờ vào

việc trang bị kĩ thuật tiên tiến và khai thác được thị trường mới (Tây Âu), số lượng sản phẩm ngày càng lớn (phần nhiều là gia công), mẫu mã, kiểu dáng ngày càng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt - may tăng từ 850 triệu USD (1995) lên trên 2,0 tỉ USD (2002) và trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta trên thị trường của 170 quốc gia và vùng lãnh thổ. Về phân bố, cả nước có 2 trung tâm lớn nhất là Hà Nội và TP HCM. Ngoài ra, Nam Định, Hải Phòng, Đà Nẵng cũng là những thành phố có ngành dệt khá phát triển. Ngoài dệt-may ra, còn một số ngành dệt khác như dệt thảm, dệt len, dệt chiếu..., nhưng phát triển chậm.

- Công nghiệp thuộc da, đóng giầy. Công nghiệp da thủ công và da mỹ nghệ đã có từ

thời Pháp thuộc ở Hà nội (1935) dựa vào nguồn nguyên liệu tại chỗ. Sản lượng giày da tăng đáng kể (năm 1995 so với 1985 tăng 14,5 lần; năm 1998 so với 1995 tăng 1,9 lần; năm 2002 so với 1998 tăng 2,2 lần. Điều này lý giải bởi nhu cầu ngày càng lớn của nhân dân trong điều kiện mức sống được cải thiện. Bên cạnh việc đóng giày da còn có nhiều xí nghiệp sản xuất giày vải và dép các loại nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Một phần của sản phẩm này được xuất khẩu với xu hướng ngày càng tăng về giá trị, năm 1995 (296,4 triệu USD), 1996 (530,0 triệu USD), 1997 (978,4 triệu USD). Giày, dép của Việt Nam đã có mặt ở 160 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các xí nghiệp quan trọng đều tập trung tại các TP và các TTCN lớn của cả nước.

- Công nghiệp in và văn phòng phẩm. Nhóm ngành công nghiệp này phát triển trước hết

nghiệp giấy gặp nhiều khó khăn. Cả nước có 2 nhà máy giấy cỡ lớn ở Bãi Bằng và Tân Mai với sản lượng ~ 150 triệu tấn/năm. Sản phẩm làm ra chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu. Sự mở rộng thị trường in và việc nhập khẩu máy móc, thiết bị kĩ thuật mới kịp thời làm cho ngành in phát triển khá nhanh. Năm 2002, ngành in cho ra 210 tỉ trang (gấp 4,6 lần năm 1990). Các xí nghiệp phân bố khắp nơi, song vẫn tập trung ở 2 TP lớn là Hà Nội và TP HCM. Việc SX văn phòng phẩm còn chậm so với 2 ngành giấy và in; các mặt hàng còn nghèo nàn (chủ yếu là SX bút máy và bút bi, phấn viên, kẹp giấy, tập giấy kỹ thuật, thước kẻ, êke...). Chỉ có mặt hàng bút máy là phát triển mạnh hơn một chút, còn lại gần như nhường chỗ cho hàng nước ngoài chiếm lĩnh thị trường. Bảng 3.15. Một số sản phẩm chủ yếu của công nghiệp sản xuất HTD thời kỳ 1995 – 2005

ĐV tính 1995 2000 2005 2008

Sợi Tấn 59222,0 129890 259245,0 481155

Vải lụa triệu mét 263,0 356,4 560,8 770,5

Vải bạt Nghìn m 2058,0 23516,0 38803,0 102284,0

Thảm len Nghìn m2 307,0 64,4 33,1 94,0

Thảm đay Nghìn m2 239,0 1406,0 64,5 30,0

Quần áo dệt kim nghìn cái 30182,0 87007 145563,0 121461

Quần áo may sẵn Triệu cái 171,9 337 1011,0 2323,2

Da cứng Tấn 18,0 97,0 3905,0 16604,0

Da mềm nghìn bia 1383,0 4806,0 21433,0 28582,0

Giầy,dép da Nghìn đôi 46440,0 107994,0 218039,0 234560,0

Gỗ xẻ Nghìn m3 1606,0 1744,0 3232,0 5329,0

Giấy, bìa Nghìn tấn 216,0 408,5 901,2 1899,7

Trang in Triệu trang 96738,0 184662 450309,0 686241

d. Định hướng phát triển

Theo qui hoạch, cần tập trung phát triển mạnh ngành dệt may, da giầy,.. có chất lượng cao, hạ giá thành để có thể cạnh tranh được với hàng nước ngoài và cả thị trường trong nước.

Đổi mới công nghệ để chuyển nhanh từ gia công sang tự sản xuất để xuất khẩu, phấn đấu đua kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc, dệt có vị trí hàng đầu trong cơ cấu xuất khẩu.

Hạn chế tối đa việc nhập khẩu các mặt HTD mà trong nước có thể tự sản xuất được. Nâng cao chất lượng các mặt hàng cả về mẫu mã, giá thành SP...

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Tại sao công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm lại là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta?. Chứng minh rằng nước ta có nhiều thế mạnh để phát triển công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm

2. Dựa vào bảng 3.14. Sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm ở nước ta. Hãy rút ra nhận xét và giải thích tại sao sản phẩm của một số ngành trên lại có sự thay đổi qua các thời kì ?

3. Để củng cố và giữ vững được thị trường xuất khẩu các mặt hàng chủ lực về nông sản nhiệt đới, trong những năm tiếp theo Việt Nam cần khắc phục những hạn chế gì. Có thể nêu một số giải pháp (theo nhận định của mình)

4. Trình bày tình hình khai thác gỗ của các vùng ở nước ta. Giải thích tại sao sản lượng gỗ khai thác lại tập trung cao ở các vùng này ?

5. Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp chế biến gỗ- lâm sản.

6. Tại sao ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng được coi là ngành công nghiệp trọng điểm. Trình bày hiện trạng phát triển & phân bố của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở nước ta ?

7. Tại sao trong những năm gần đây, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng lại được phát triển mạnh mẽ ?

8. Hãy so sánh các nguồn lực để phát triển công nghiệp dệt, may, da – giày và giấy – in – văn phòng phẩm ở nước ta. Hạn chế lớn nhất của ngành này là gì. Biện pháp khắc phục ?

4.3. TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP.4.3.1. Tổng quan về tổ chức lãnh thổ công nghiệp (TCLTCN) 4.3.1. Tổng quan về tổ chức lãnh thổ công nghiệp (TCLTCN)

TCLTCN là một trong những hình thức tổ chức của nền SXXH, vấn đề này đã được nghiên cứu ở nhiều nước dưới nhiều góc độ khác nhau. Thuật ngữ TCLTCN đang được SD rộng rãi trong khoa học và thực tiễn. TCLTCN được hiểu là một hệ thống các mối liên kết không gian

của các ngành và các kết hợp SX lãnh thổ trên cơ sở SD hợp lý TNTN-vật chất - LĐ, nhằm giảm bớt những chi phí để khắc phục sự không phù hợp trước đây về phân bố các nguồn nguyên- nhiên liệu, năng lượng từ nơi SX và nơi tiêu thụ, góp phần đạt hiệu quả kinh tế cao

(A.T.Khơrusov, 1979). TCLTCN được thể hiện dưới nhiều hình thức, rất phong phú và đa dạng với những quan niệm khác xa nhau giữa các nhà khoa học. Theo trường phái địa lý Xô Viết (A.T.Khơrusov) đưa ra 5 hình thức thể hiện, căn cứ vào điều kiện cụ thể của đất nước, ông cho rằng TCLTCN bao gồm: Điểm-Trung tâm-Cụm-Thể tổng hợp CN-vùng CN. Với lý thuyết về

“Khu vị luận CN”, Weber (1909) cho rằng, việc phân bố và hình thành KCN phải dựa trên

nguyên tắc cực đại hoá lợi nhuận và cực tiểu hoá chi phí; sự tập trung các xí nghiệp vào một khu vực phụ thuộc vào 3 yếu tố là: chi phí vận tải thấp nhất, chi phí lao động rẻ nhất và có xí nghiệp tập trung SD phế liệu làm nguyên liệu rẻ tiền. KCN (Industrianl Zone, Industrianl Park) hoặc KCNTT (Industrianl Estates) đã ra đời và phát triển ở các nước tư bản từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Theo quan niệm của các nhà khoa học phương Tây, thì KCNTT là một khu vực đất

đai phải có gianh giới nhất định và quyền sỡ hữu rõ ràng nhằm trước hết XD kết cấu hạ tầng (đường sá, điện, nước, khí, TTLL), rồi sau đó XD các xí nghiệp để bán. Ngoài ra còn có khái niệm về quận CN (Industrial Districs), nghĩa là một khu vực với ranh giới khép kín trong một đơn vị hành chính cấp thấp.

Sơ đồ: TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP

Điểm CN Khu CN T.Tâm CN Vùng CN

Hình thức thấp nhất Quá độ từ NN sang CN (CNH’) Hình thức ở trình độ cao Hình thức cao nhất - Đồng nhất với

một điểm dân cư. Gồm 1 - 2 XN nằm gần nguồn nguyên liệu, nhiên liệu công nghiệp hoặc vùng nguyên liệu nông sản. - Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp. - Khu vực có ranh giới rõ ràng (vài trăm ha), có vị trí thuận lợi (gần cảng, quốc lộ lớn, sân bay). - Tập trung tương đối nhiều XN với khả năng hợp tác SX cao. - SX các SP vừa để tiêu dùng trong nước, vừa để XK. - Có các XN dịch vụ hỗ trợ SXCN - Gần đô thị vừa và lớn, có VTĐL thuận lợi. - Bao gồm KCN, điểm CN và nhiều xí nghiệp CN có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ. - Có các XN nòng cốt (hạt nhân). - Có các XN bổ trợ và phục vụ - Vùng lãnh thổ rộng lớn. - Bao gồm nhiều điểm, KCN, TTCN có mối liên hệ về XS và có những nét tương đồng trong quá trình hình thành CN. - Có một vài ngành CN chủ yếu tạo nên hướng CMH’. - Có các ngành ph.vụ và bổ trợ.

Những nước đang phát triển, với chiến lược hướng về xuất khẩu trên cơ sở thu hút đầu

tư, công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ nước ngoài. Các KCN cũng có tên gọi khác nhau như KCNTT hay KCX đã xuất hiện vào khoảng những năm 50 của thế kỷ XX. Ở Châu Á, hình thành đầu tiên là Xingapo (1951), Malaixia (1954), Ấn Độ (1966)... Một số hình thức TCLTCN:

- Ở Đài Loan: hình thức trên gọi là Khu chế xuất (Export Processing Zone), ví dụ KCX

đầu tiên là Cao Hùng (1966), tiếp theo là hai KCX Nam Tử và Đài Trung (1969). Sau gần 30 năm hoạt động, ba KCX này với tổng diện tích 192 ha đã thu hút hút 20 tỉ USD lợi nhuận và giải quyết việc làm cho 9,6 vạn người. Từ chỗ thu hút đầu tư của nước ngoài vào các KCX, đến nay Chính phủ và tư nhân Đài Loan đã bỏ vốn đầu tư 12 KCX ở nước ngoài.

- Ở Hàn Quốc: KCX đầu tiên là Masan được xây dựng năm 1970 và được coi là một

trong 20 biện pháp của Nhà nước trong chính sách khuyến khích xuất khẩu. KCX đã trở thành cầu nối giữa nền kinh tế trong và ngoài nước thông qua khâu cung cấp nguyên liệu và hợp đồng gia công giữa KCX với các xí nghiệp trong nước.

- Ở Trung Quốc: gọi là “Đặc khu kinh tế” với chính sách mở cửa kinh tế của Đặng Tiểu Bình đã cho xây dựng 5 đặc khu kinh tế với qui mô lớn (Thâm Quyến, Hạ Môn, Sán Đầu, Phú Đông, Hải Nam), thành công nhất là đặc khu Thâm Quyến diện tích 327km2, thành lập 8/1980.

- Ở Malaixia: hình thức này lại được gọi là ” Khu thương mại tự do”, với sự hình thành khu Bayan Lapas (1972), diện tích 135 ha. Sau hơn 20 năm đã có 10 khu với tổng diện tích 1.720 ha với hình thức lại rất linh hoạt, (có khu rộng tới vài trăm ha, nhưng có khu chỉ vài ha, hoặc chỉ có 1 nhà máy). Từ sau 1990, “khu thương mại tự do” được đổi thành ‘Khu tự do”. Khu tự do bao gồm KCN tự do và Khu mậu dịch tự do nhưng thực chất vẫn là KCN sản xuất hàng xuất khẩu.

- Ở Thái Lan: từ 1970 bắt đầu xây dựng các KCNTT gồm cả KCX từ đầu thập kỷ 70. Khu

đầu tiên là Bang Chan (108ha) xây dựng 1972. Hiện nay đã có 37 khu với diện tích 9.900ha (lớn nhất 960 ha, nhỏ nhất 108 ha). Cho đến nay, KCN của Thái Lan gồm có 2 loại: KCNTT (gồm các xí nghiệp SX sản phẩm vừa để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu) và KCX (là các xí nghiệp chỉ sản xuất ra các sản phẩm để XK). Các KCX thường nằm trong lãnh thổ của các KCNTT.

Như vậy, việc hình thành các KCNTT dưới các tên gọi khác nhau với tư cách như là một hình thức TCLTCN là một xu thế tất yếu của các nước mà nền kinh tế hướng theo mở cửa. Mục tiêu cuối cùng là: Thu hút được vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến để góp phần thực hiện CNH’ và

HĐH’ đất nước. Giảm tối đa tình trạng quá tải về mức độ tập trung công nghiệp cả về dân cư ở thủ đô cũng như các thành phố khác., hạn chế sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các đơn vị hành chính; giữa thành thị với nông thôn. Đảm bảo hiệu quả cao về KT-XH và môi trường...

4.3.2. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam - phần 2 ppsx (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w