- Băng chuyền địa lý: dựa trên cơ sở sự khác biệt lãnh thổ về tự nhiên theo thời gian và
d. Sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp năng lượng ▪ Vùng CNNL Bắc Bộ
▪ Vùng CNNL Bắc Bộ
- Phạm vi: bao gồm các tỉnh phía Bắc đến phía Nam tỉnh Thanh Hoá. Cơ sở năng lượng của vùng (trước mắt) có từ 2 nguồn (than đá và thuỷ năng). Là vùng tiêu thụ năng lượng lớn nhất của cả nước. Vùng có 2 thế mạnh (tài nguyên và thị trường): Tài nguyên phục vụ cho ngành CNNL phong phú, dồi dào với mức độ tập trung cao nhất trong cả nước (than Quảng Ninh, thủy năng trên hệ thống sông Hồng), ngoài ra vùng có tiềm năng về dầu-khí (Tiền Hải). Thị trường tiêu thụ năng lượng trong vùng rất lớn, nhất là trong cơ chế thị trường. Các cơ sở sử dụng điện năng lớn như (công nghiệp khai thác than, apatit, luyện kim màu, VLXD); Các TTCN lớn; Các thành phố lớn, các ngành du lịch, dịch vụ kèm theo nó là hàng loạt các KCNTT, KCX, KCN kỹ thuật cao; Cùng với nó là các vùng sản xuất nông nghiệp trong quá trình CNH’ nhu cầu điện cũng ngày càng nhiều. Ngoài ra, trong quá trình CNH’, nhiều đô thị cũ được mở rộng và nâng cấp, một số đô thị mới ra đời,… nhu cầu về điện năng ngày càng tăng lên.
- Các trung tâm khai thác năng lượng lớn
Về khai thác than: Quảng Ninh-Phả Lại, tập trung trên 90% sản lượng than cả nước (trong
số đó 30% dùng cho SX điện lực và xi măng như nhiệt điện Uông Bí, Phả Lại I, II, Ninh Bình, Việt Trì, Cao Ngạn...). Đang XD 3 nhà máy nhiệt điện mới là Hoành Bồ, Hồng Gai, Phả Lại.
Về thuỷ điện: Có thuỷ điện Hoà Bình (1920MW) với 8 tổ máy hoạt động, hàng năm sản
xuất hơn chục tỉ kw/h điện. Ngoài ra, còn có thuỷ điện Thác Bà (120MW) và nhiều trạm thuỷ điện nhỏ như Tà Sa, Nà Ngần, Thông Gót, Bản Hoàng, Suối Củn, Tràng Định (Cao Bằng); Vĩnh Tuy, Bắc Quang (Hà Giang) Khuổi Sao (Lạng Sơn); Đầm Hà (Quảng Ninh); Sa Pa (Lao Cai); Phong Thổ, Thác Bay, Nậm Cẳn (Lai Châu)... tương lai có thêm thủy điện Sơn La và Na Hang sẽ tạo thêm nguồn điện phục vụ sự nghiệp CNH’ và HĐH’ đất nước.
▪ Vùng CNNL Trung - Trung Bộ
Một dải từ Nghệ An đến Khánh Hoà và 5 tỉnh Tây Nguyên đều có tiềm năng lớn về thuỷ điện, nhưng mức độ khai thác lại khác nhau. Ở Tây Nguyên, tiềm năng khá lớn có thể cho công suất lắp đặt 2000MW. Có đường dây 500kv chạy qua 3 sông là S.Xêsan, Xrêpốc, Aydun. Hiện tại cũng chỉ có Đ’rây-H’Linh (12MW) đã mở rộng lên 28MW trên S.Ea Krông; Yaly (720MW) trên S.Xêsan... Các tỉnh miền Trung ở sườn Đông Trường Sơn, sông ngắn, dốc nên chỉ khai thác được thuỷ điện vừa và nhỏ (10-500kw). Chỉ có vài nơi có thể đặt máy từ 1.000-2.500 KW. Sự cực đoan của khí hậu (mùa khô-mưa) đã hạn chế mực nước ở các hồ chứa. Ngoài nguồn thủy năng trên, cơ sở nhiên liệu độc nhất hiện có là mỏ than Nông Sơn, nhưng khả năng phục vụ liên vùng hạn chế. Việc thăm dò, tìm kiếm dầu-khí mới đang bắt đầu, chưa có kết quả cụ thể. Hiện nay, trong vùng chỉ mới có một vài nhà máy nhiệt điện (25 - 30 MW) ở Đà Nẵng, Đông Hà, Nha Trang, và chừng 200 tổ máy nhỏ chỉ đáp ứng 60 - 70% nhu cầu cho sản xuất. Để đảm bảo cho nhu cầu sản xuất, vùng cần sự hỗ trợ lớn của mạng lưới điện quốc gia qua đường dây 500kv tải điện từ Hòa Bình, Yaly và một số nhà máy mới như Xêsan 3 và Xêsan 4
Thế mạnh của vùng là thuỷ điện trên hệ thống S.Đồng Nai và dầu khí ở vùng thềm lục địa. Đây là vùng có thị trường tiêu thụ cực lớn, nhưng vùng đang gặp hạn chế lớn giữa cung - cầu. Đó là, trong vùng có hàng loạt các ngành CNCB’sử dụng nhiều điện (CN hoá chất, CBTP, cơ khí, SX HTD, khai thác và dịch vụ dầu khí); Nhu cầu điện sinh hoạt (trong đó có TP HCM), dịch vụ, bưu chính viễn thông,.v.v. Gần kề đó, ĐBSCL là vùng cung cấp trên 1/2 SLLT và trên 80% sản phẩm gạo xuất khẩu nhu cầu về điện cũng rất lớn. Như vậy, nhu cầu về điện còn quá thiếu để thực hiện CNH’. Trong khi đó, từ năm 1986 bắt đầu khai thác dầu thô, tuy tốc độ ngày càng tăng, nhưng chưa có cơ sở lọc dầu lớn để bổ sung cho nhu cầu. Việc khai thác thuỷ năng trên sông Đồng Nai chủ yếu của các nhà máy thuỷ điện Đa Nhim, Trị An, Thác Mơ, Hàm Thuận - Đa Mi (riêng thuỷ điện Trị An đôi khi không đủ nước do rừng đầu nguồn bị tàn phá mạnh). Việc khai thác khí đồng hành từ các mỏ ngoài thềm lục địa vào Bà Rịa và Thủ Đức cung cấp cho các nhà máy điện tuốc bin khí (Phú Mĩ, Bà Rịa, Thủ Đức) cũng chỉ khai thác vài tỉ kwh. Trước tình hình trên, vùng vẫn phải sử dụng nguồn năng lượng từ Hoà Bình tải vào và tiếp tục xây dựng thêm nhiều nhà máy mới và hoàn thiện các đường dây tải điện đến các vùng.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm. Những ngành được coi là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta.
2. Tại sao ngành công nghiệp năng lượng được xác định là ngành công nghiệp trọng điểm ? Phân tích tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta.
3. Tình hình phát triển ngành công nghiệp khai thác than và dầu khí ở nước ta. Nguyên nhân dẫn tới sự phát triển của ngành này.
4. Tại sao ngành công nghiệp điện lực được xác định là ngành công nghiệp trọng điểm? Tình hình phát triển và phân bố các nhà máy nhiệt điện ở nước ta.
5. Sưu tầm tài liệu, viết báo cáo ngắn gọn về một trong số các nhà máy thủy điện hoặc nhiệt điện lớn ở nước ta.
6. Trình bày sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp năng lượng ở nước ta.
7. Bằng sự hiểu biết, hãy viết báo cáo nhỏ về vấn đề môi trường sinh thái khi đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện tại địa phương ?
4.2.2. CÔNG NGHIỆP LUYỆN KIM VÀ CHẾ BIẾN KIM LOẠI (CNLK)