- Thủ đô Hà Nội Là đầu mối quan trọng nhất ở phía Bắc, tập trung các tuyến GT huyết
a. Vai trò TTLL (nói chung) và những loại hình đa dạng của nó (nói riêng) có vai trò rất
quan trọng đối với đời sống và nền kinh tế trong cơ chế thị trường. Đối với nền KT - XH của một
quốc gia, muốn có những bước nhảy vọt thì một trong những ngành có ý nghĩa cách mạng nhất là TTLL. Người ta đã coi nó là “ chìa khoá của tương lai”. Giúp cho mọi hoạt động KT & XH toàn cầu thoát khỏi những hạn chế về thời gian và không gian; làm cho con người xích lại gần nhau hơn. Với việc quốc tế hoá đời sống KT - XH TG đã thúc đẩy nhu cầu thông tin nhanh, kỹ thuật hiện đại. TTLL làm nhiệm vụ thu thập, xử lý thông tin và lưu giữ thông tin; tạo điều kiện thuận lợi để khai thác những thế mạnh của các ngành kinh tế, tài chính. TTLL còn là điều kiện quan trọng để mọi người có thể phát triển cá nhân cao thêm, nhận thức về thế giới sâu hơn và làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú.
Xét về lĩnh vực dịch vụ, TTLL có 3 loại dịch vụ quan trong. Đó là, dịch vụ cung cấp
phương tiện thông tin - truyền tin (medias); dịch vụ truyền tin (communicatin) và dịch vụ lắp đặt, duy tu bảo dưỡng phương tiện. TTLL cũng là một ngành kinh tế thực sự. Với nước ta, từ nền kinh tế khép kín chuyển sang nền kinh tế mở thì TTLL lại càng quan trọng, là chìa khoá của sự
tiến bộ, chìa khoá của việc chống tụt hậu trong sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường (nếu thiếu thông tin cập nhật sẽ gây khó khăn thậm chí thất bại trong sản xuất kinh doanh). TTLL còn giúp cho các nhà quản lý nhà nước, quản lý kinh doanh có được những quyết định nhanh nhất, chính xác và hiệu quả nhất.
b. Mạng lưới
● Mạng điện thoại
▪ Mạng điện thoại nội hạt: Là tổng thể các trạm điện thoại, hệ thống truyền dẫn và các máy điện thoại thuê bao trên một lãnh thổ. Mạng này phát triển khắp từ TP - tỉnh - huyện.
▪ Mạng điện thoại đường dài: Là tổng thể các trạm đường dài, các nút mạch tự động và
các kênh điện thoại tiêu chuẩn nối với các trạm điện thoại đường dài với các nút chuyển mạch với nhau. (Ở trong nước, có 3 trung tâm thông tin đường dài cấp khu vực (Hà Nội - Đà Nẵng - TP HCM) và các trung tâm cấp tỉnh, cấp huyện.
▪ Về điện thoại quốc tế có 3 cửa chính (Hà Nội - Đà Nẵng - TP HCM) với nhiều kênh liên lạc trực tiếp với các nước và khu vực.)
▪ Tình hình phát triển: nhìn chung mạng điện thoại và số máy điện thoại phát triển với tốc
độ rất nhanh. Năm 1985 cả nước mới có 103.100 máy, đến 1995 tăng lên 746.467 máy, năm 1999 đã vọt lên 2.401.391 máy (tăng 23,2 lần so với 1985). Năm 2005 là 15.845.000 máy (BQ là 19 máy/100 dân). Năm 2008 là 81,33 triệu thuê bao (BQ lên tới 94 máy/100 dân).
Số máy điện thoại phân bố cũng không đều giữa các vùng lãnh thổ. Các vùng dẫn đầu về số máy điện thoại là Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. Các tỉnh dẫn đầu về số máy điện thoại là TP HCM 2.436.100 máy, tiếp đến Hà Nội 2.276.200 máy
Bảng 5.6. Số thuê bao điện thoại từ 1995 - 2008 phân theo địa phương (thuê bao)
1995 2000 2005 2008
Cả nước 746467 3286300 15845000 81339300
Đồng bằng sông Hồng 203874 839100 2613927 5238.600
Miền núi – trung du Bắc Bộ 55875 156900 1117701 1854.200
Duyên hải miền Trung 114575 451200 1865606 3435.200
Tây Nguyên 31286 110700 328184 966.800
Đông Nam Bộ 225710 960400 2819589 3870.300
Đồng bằng sông Cửu Long 103035 417700 1576963 2304.200
Không phân tổ được 12112 350300 5523030 63670.000
● Mạng phi điện thoại.Hiện nay được phát triển với nhiều loại dịch vụ mới, kĩ thuật tiên tiến. Một số mạng mới xuất hiện ở nước ta trong những năm gần đây và có xu hướng phát triển với tốc độ nhanh. Mạng faxcimin mới được phát triển năm 1988, hiện nay có 2 hình thức máy fax công cộng và máy fax thuê bao. Mạng truyền trang báo trên kênh thông tin đặt ở Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM… dùng in báo Nhân dân, QĐND...
● Mạng truyền dẫn. Là mạng dùng để truyền toàn bộ các dạng tín hiệu khác nhau (điện
thoại, phi điện thoại, tín hiệu, phát thanh truyền hình và các dạng chuyên dụng khác) theo hướng yêu cầu của người sử dụng. Hiện nay có các hình thức sau:
- Mạng truyền dẫn dây trần: Đây là phương thức truyền dẫn cổ truyền của nước ta có ở
các tỉnh, liên tỉnh. Nhược điểm là dung lượng nhỏ, không an toàn, chịu ảnh hưởng lớn của thiên nhiên, đang được thay thế bằng các dạng khác.
- Mạng vô tuyến sóng ngắn - trục liên tỉnh: Chủ yếu làm nhiệm vụ dự phòng.
- Mạng truyền dẫn viba: phát triển mạnh trong những năm gần đây. Hiện nay hầu hết các
tỉnh, TP đã có mạng truyền dẫn viba liên tỉnh xuất phát từ 2 nút là Hà Nội và TP HCM (viba là sóng được phát với tần số rất mạnh và cao, dùng để truyền các dạng tín hiệu khác nhau đi xa)
- Mạng cáp sợi quang, hiện nay đã được lắp đặt nối liền Hà Nội - TP HCM và một vài
tỉnh khác. Năm 1995 lắp đặt hoàn chỉnh mạng cáp quang biển Thái Lan - Việt Nam - Hồng Công với dung lượng 7.000 kênh mỗi hướng, tuyến này dài 3.400km, chạy qua biển. Khai trương 08/02/1996, đây là chương trình hợp tác quốc tế đầu tiên với số vốn 150 triệu USD, dùng kĩ thuật quang và số, gồm 26 trạm, nơi thả cáp sâu nhất là 3.000m dưới biển. Ngoài ra, một dự án cáp quang khác trên đất liền giữa Trung Quốc - Việt Nam – Lào - Thái Lan – Malaixia - Xingapo đang được xúc tiến. Các dự án lắp đặt các tuyến cáp ven bờ biển nước ta và tuyến Việt Nam - Philipin đang được nghiên cứu.
- Mạng viễn thông quốc tế: ở nước ta đang được phát triển mạnh thông qua vệ tinh. Hiện
nay cả nước có 8 trạm thông tin vệ tinh mặt đất thuộc 2 hệ Intersputnik và Intersat đặt ở Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM liên lạc với quốc tế và trong nước. Năm 1995, đã có 2.972 kênh quốc tế.
- Xa lộ thông tin cao cấp Việt Nam (có tên là hệ STM16) bắt đầu được xây dựng tháng
08/1995 với số vốn đầu tư 10 triệu USD, độ dài toàn tuyến 3.600km, phục vụ cho việc truyền in báo, số liệu, truyền thoại, truyền hình và thiết lập cầu truyền hình. Năm 1997, chúng ta đã hoà mạng thông tin trên máy tính Internet.