- Băng chuyền địa lý: dựa trên cơ sở sự khác biệt lãnh thổ về tự nhiên theo thời gian và
c. Nền công nghiệp nước ta đang có sự điều chỉnh về phân bố nhằm đạt hiệu quả cao về KT-XH MT.
về KT-XH- MT.
▪ Từ 1955 – 1975: Ở miền Bắc: Trong những năm đầu xây dựng CNXH ở miền Bắc: Việc
cải tạo các TP lớn và xây dựng các TTCN mới đã dẫn tới hình thành một số TTCN ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ như: Việt Trì (hoá chất cơ bản, đây là trung tâm hoá chất lớn của miền Bắc trước 1975). Hồng Gai-Cẩm Phả (khai thác than và năng lượng). Hải Phòng (cảng biển, cơ khí và sửa chữa tàu, cùng với các ngành sản xuất dựa vào vận tải và khai thác biển như CB’ hải sản, thực phẩm, công nghiệp xi măng). Nam Định (dệt kèm theo nó là cơ khí dệt, cơ khí nông nghiệp). Hải Dương là một trung tâm mới (CMH’ gốm - sứ; đá mài, máy bơm phục vụ thuỷ lợi). Thái Nguyên, một TP sản phẩm của sự nghiệp CNH', là Thành phố lớn về công nghiệp gang thép, cơ khí nông nghiệp trên quốc lộ 3 với hàng chục xí nghiệp như gang thép Lưu Xá, cán thép Gia Sàng, Cơ khí Sông Công, Điện Cao Ngạn... Cùng với nó, Hà Nội được cải tạo và xây dựng trở Thành phố công nghiệp đa ngành với các ngành chính như cơ khí chế tạo, hoá chất, VLXD,TP, dệt, in và các ngành sản xuất HTD khác... Chính sách phát triển TTCN và công nghiệp địa phương cũng tạo điều kiện cho việc hình thành các điểm công nghiệp, nổi bật là Thanh Hoá, Ninh Bình, Vinh, Thái Bình... Ở miền Nam: Trong thời gian này đã xây dựng ở Sài Gòn, Biên Hoà, Đà Nẵng các trung tâm SX HTD (dệt và chế biến TP). Các KCN Thủ Đức-Tam Hiệp và Biên Hoà cũng lần lượt hình thành. Sự phát triển và phân bố CN sợi-dệt đã dẫn tới hình thành các điểm công nghiệp như Tân An (Long An), Mỹ Tho (Tiền Giang), Cần Thơ, Quy Nhơn...
▪ Sau khi đất nước tái thống nhất (1975) đến nay. Nhiều cơ sở công nghiệp mới có ý
nghĩa chiến lược đã được xây dựng, sự phân bố có nhiều chuyển biến và ngày càng hợp lý hơn. Các TTCN tiếp tục được củng cố và hoàn thiện. Một số TTCN mới ra đời như TTCN - dịch vụ Hoà Bình, Vũng Tàu. Công nghiệp từng bước đi vào vùng sâu, vùng xa; nhiều điểm công nghiệp đã xuất hiện ở các vùng núi Tây Bắc, Tây Nguyên. Cơ chế thị trường và luật ĐTNN đang phát huy tác dụng và là một trong những cơ sở để mở rộng địa bàn công nghiệp. Một số hình thức mới về TCLTCN đã ra đời, ví dụ KCNTT mà một dạng đặc biệt của nó là KCX, sự xuất hiện của hình thức này đã góp phần làm cho CN phân bố hợp lý hơn. Mặt khác, còn tạo điều kiện để thu hút vốn đầu tư (đặc biệt là ĐTNN), giải quyết việc làm cho người lao động, đẩy mạnh xuất khẩu.
▪ Như vậy, phân bố công nghiệp của nước ta đang dần dần được hoàn thiện. Sự phân bố
đều mang tính qui luật chung và bị chi phối bởi các điều kiện cụ thể của Việt Nam. Các ngành CN dựa trên cơ sở các nguồn nguyên liệu trong nước như SX VLXD, CB'TP, khai khoáng có xu hướng phân bố gần vùng nguyên liệu. Các ngành CNCB' dựa vào nguồn nguyên liệu (hoặc bán thành phẩm) nhập từ nước ngoài, cũng như các ngành đòi hỏi hàm lượng kĩ thuật cao, hoặc có nhu cầu lớn thường phân bố ở vùng tiêu thụ, hay ở nơi thuận lợi cho xuất khẩu. Đã hình thành được các vùng kinh tế trọng điểm. Qui hoạch các tam giác tăng trưởng kinh tế (Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh; TP HCM-Biên Hoà-Vũng Tàu) tạo nên sức hút mạnh mẽ đối với CN; Đồng thời đây cũng là hai vùng có kết cấu hạ tầng cơ sở và LLLĐ có kĩ thuật, chất lượng tốt nhất cả nước; Chính vì vậy CN đã và đang tập trung với mức độ cao ở hai vùng này và tạo nên các vùng trọng điểm công nghiệp. Khi cơ chế thị trường vận hành, sự phân bố công nghiệp lấy hiệu quả làm gốc và không còn theo nguyên tắc cũ trước đây, thì sự tập trung công nghiệp hợp lý sẽ là đòn bẩy thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh, vững chắc theo ngành và theo lãnh thổ.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Hiểu như thế nào về cơ cấu công nghiệp ? Tính đa dạng của ngành công nghiệp nước ta. 2. Phân tích đặc điểm phát triển công nghiệp nước ta.
3. Tại sao nền công nghiệp nước ta lại có sự phân hóa về mặt lãnh thổ? Trình bày các khu vực tập trung công nghiệp.
4. Phân tích mối quan hệ giữa công nghiệp hóa với phát triển kinh tế.
5. Hãy nêu phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta. Phương hướng nào là quan trọng nhất . Tại sao.
6. Hãy trình bày sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta ?
4.2. CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHỦ YẾU4.2.1. CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG (CNNL) 4.2.1. CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG (CNNL)
CNNL bao gồm hàng loạt các ngành khác nhau từ việc khai thác các dạng năng lượng (than, dầu khí...) cho đến việc sản xuất điện năng nhằm tạo ra cơ sở động lực phục vụ cho quá trình CNH’ & HĐH’ đất nước. Có thể chia ra 2 nhóm ngành chính (nhóm ngành khai thác các mỏ nhiên liệu và nhóm ngành sản xuất điện). CNNL được coi như mảng CSHT quan trọng nhất trong toàn bộ kết cấu hạ tầng sản xuất. Phát triển ngành này sẽ kéo theo hàng loạt các ngành khác như CN cơ khí; SXVLXD; xây dựng cơ bản khác. Đồng thời nó cũng thu hút những ngành sử dụng nhiều điện năng như luyện kim màu; CB' kim loại; CB'TP; Hoá chất; Dệt... Vì thế, CNNL thường là một tổng thể sản xuất có qui mô lớn, được xây dựng ở nơi có vị trí địa lý thuận lợi, đầu mối giao thông quan trọng có khả năng tạo vùng rất lớn (tiêu biểu là TTCN Hạ Long, Cẩm Phả). Ngành này từ lâu đã được Đảng và Nhà nước đã coi trọng và được đi trước một bước, vốn đầu tư cho ngành thường chiếm trên 1/2 vốn đầu tư cho CN. Về GTSL, chỉ đứng sau CNCB LT-TP.