Lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Cấu trúc và đề thi TN CB, NC va BT (Trang 31 - 32)

a) Lâm nghiệp ở nớc ta có vai trò về mặt kinh tế và sinh thái

- Nớc ta 3/4 diện tích là đồi núi, lại có vùng rừng ngập mặn ven biển. Do vậy lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng lãnh thổ.

- Rừng có vai trò to lớn trong điều hoà khí hậu, chống xói mòn đất,...

b) Tài nguyên rừng của nớc ta vốn giàu có, nhng đã bị suy thoái nhiều

- Rừng phòng hộ (gần 7 triệu ha), có ý nghĩa rất quan trọng đối với môi sinh, bao gồm : các khu rừng đầu nguồn (dọc theo các lu vực sông lớn), các cánh rừng chắn cát bay (ven biển miền Trung), các dải rừng chắn sóng (ven biển Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long).

- Rừng đặc dụng : các vờn quốc gia (Cúc Phơng, Ba Vì, Ba Bể, Bạch Mã, Nam Cát Tiên...), các khu dự trữ thiên nhiên, các khu bảo tồn văn hoá -lịch sử -môi trờng.

- Rừng sản xuất : rừng tre nứa, rừng lấy gỗ, củi,...(khoảng 5,4 triệu ha).

c) Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp

- Trồng rừng

+ Cả nớc có khoảng 2,5 triệu ha rừng trồng tập trung, trong đó chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ, thông nhựa..., rừng phòng hộ.

+ Hằng năm, trồng đợc trên 200 nghìn ha rừng tập trung. - Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản

+ Mỗi năm, khai thác khoảng 2,5 triệu m3 gỗ, khoảng 120 triệu cây tre luồng và gần 100 triệu cây nứa.

+ Các sản phẩm gỗ quan trọng nhất là : gỗ tròn, gỗ xẻ, ván sàn, đồ gỗ, gỗ lạng và gỗ dán. Cả nớc có hơn 400 nhà máy ca xẻ và vài nghìn xởng xẻ gỗ thủ công.

+ Công nghiệp bột giấy và giấy đợc phát triển. Lớn nhất là nhà máy giấy Bãi Bằng (tỉnh Phú Thọ), Liên hiệp giấy Tân Mai (Đồng Nai).

+ Rừng còn đợc khai thác để cung cấp nguồn gỗ củi và than củi.

Tổ chức l nh thổ nông nghiệpã 1. Các nhân tố tác động tới tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nớc ta

- Sự tác động tổng hợp của nhiều nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, kĩ thuật, lịch sử... lên các hoạt động nông nghiệp trên các vùng lãnh thổ khác nhau của nớc ta là cơ sở cho tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.

- Sự phân hoá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tạo ra cái nền của sự phân hoá lãnh thổ nông nghiệp. Trên nền chung ấy, các nhân tố kinh tế -

xã hội, kĩ thuật, lịch sử... tác động.

- Trong điều kiện của nền kinh tế tự cấp tự túc, sản xuất nhỏ thì sự phân hoá lãnh thổ nông nghiệp bị chi phối chủ yếu bởi các điều kiện tự nhiên. Khi nông nghiệp trở thành nền

sản xuất hàng hoá, thì các nhân tố kinh tế -xã hội tác động rất mạnh, làm cho tổ chức lãnh thổ nông nghiệp chuyển biến.

Một phần của tài liệu Cấu trúc và đề thi TN CB, NC va BT (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w