Khả năng và thực trạng sản xuất lơng thực

Một phần của tài liệu Cấu trúc và đề thi TN CB, NC va BT (Trang 65 - 66)

II. Phần riêng (2,0 điểm)

2. Khả năng và thực trạng sản xuất lơng thực

a) Khả năng

- Diện tích tự nhiên hơn 4 triệu ha, trong đó đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp khoảng 3 triệu ha (chiếm tới 3/4 diện tích tự nhiên của vùng và gần 1/3 diện tích đất nông nghiệp của cả nớc).

- Đất đai nhìn chung màu mỡ, nhất là dải đất phù sa ngọt 1,2 triệu ha dọc sông Tiền và sông Hậu.

- Khí hậu, thời tiết, nguồn nớc về cơ bản thích hợp với việc phát triển ngành trồng lúa. - Trở ngại lớn nhất :

+ Nhiễm phèn, nhiễm mặn của đất trong lúc nớc ngọt lại không đủ vào mùa khô.

+ Tình trạng chậm phát triển của một số ngành kinh tế khác cũng ảnh hởng tới việc sản xuất lơng thực của vùng.

b) Thực trạng

- Diện tích gieo trồng cây lơng thực có hạt đạt khoảng 3,8 - 4 triệu ha (chiếm hơn 46% diện tích gieo trồng cây lơng thực có hạt của cả nớc).

- Diện tích gieo trồng lúa hàng năm dao động trong khoảng 3,7 - 3,9 triệu ha (chiếm 99% diện tích gieo trồng cây lơng thực có hạt của vùng và 51% của cả nớc).

- Cơ cấu mùa vụ : hai vụ chính là hè thu và đông xuân.

- Diện tích lúa phân bố tơng đối đồng đều. Các tỉnh trồng nhiều lúa nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và của cả nớc nói chung là Kiên Giang (gần 60 vạn ha), An Giang (hơn 50 vạn ha), Đồng Tháp và Long An.

- Năng suất lúa cả năm tơng đơng với năng suất trung bình của cả nớc và đứng hàng thứ hai sau Đồng bằng sông Hồng.

- Sản lợng lúa đạt trung bình 17 - 19 triệu tấn/năm (vợt quá 1/2 sản lợng lúa của toàn quốc). Bình quân lơng thực có hạt theo đầu ngời lên đến hơn 1 000kg (gấp hơn 2 lần mức trung bình của cả nớc).

- Các tỉnh trồng nhiều lúa nhất đồng thời cũng là các tỉnh có sản lợng lúa cao nhất : Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp và Long An.

- Hiện nay, hệ số sử dụng ruộng đất còn thấp, phần lớn diện tích mới gieo trồng một vụ. - Đất hoang hoá vẫn còn ; trong khai hoang, cần đầu t lớn.

- Định hớng lớn : tập trung vào việc thâm canh, tăng vụ kết hợp với khai hoang, chuyển dịch cơ cấu cây trồng và đẩy mạnh công nghiệp chế biến.

Một phần của tài liệu Cấu trúc và đề thi TN CB, NC va BT (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w