Vừa qua, hội nghị trung ƣơng đã có nghị quyết tái cơ cấu nền kinh tế, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, đảng bộ Ninh Bình tích cực triển khai nghị quyết hội nghị trung ƣơng ba ( khóa XI) với mục tiêu tổng quát là “Phát triển kinh tế nhanh, bền vững, gắn với đổi mới mô hình tăng trƣởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả”, đồng thời quán triệt nghiêm túc nghị quyết Hội nghị trung ƣơng bốn (khóa XI) về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đƣa nƣớc ta trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2020.
Nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XX đã xác định phƣơng hƣớng và mục tiêu chủ yếu đến năm 2015 là “nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng bộ, hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của chính quyền các cấp; phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân; duy trì tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao và bền vững, đƣa kinh tế du lịch vào thời kỹ tăng tốc, tập trung trí tuệ, nguồn lực, từng bƣớc xây dựng nông thôn mới nhằm giải quyết đồng bộ các vấn đề: nông nghiệp, nông dân và nông thôn, phát triển mạnh mẽ văn hóa, giáo dục, không ngừng chăm lo đào tạo nguồn nhân lực, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cƣờng quốc phòng địa phƣơng, củng cố vững chắc hệ thống chính trị, xây dựng Ninh Bình trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực Đồng bằng Sông Hồng”.
Tiếp tục cải thiện môi trƣờng kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, tăng cƣờng cải cách, đơn giản hóa các thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc, tạo điều kiện kinh doanh cho doanh nghiệp.
Đẩy mạnh xúc tiến đầu tƣ, kêu gọi các nhà đầu tƣ bỏ vốn đầu tƣ kinh doanh kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, các dự án du lịch. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, khuyến khích đổi mới công nghệ để nâng cao chất lƣợng và giá trị sản phẩm. Phát triển các sản phẩm công nghiệp tạo ra giá trị lớn nhƣ cơ khí, điện tử. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản. Sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên bảo đảm sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trƣờng. Một mô hình KT - XH với
cơ cấu Công nghiệp – Nông nghiệp – Dịch vụ thích hợp, kinh tế phát triển bền vững tiền đề tạo ra nhiều việc làm, nâng cao chất lƣợng cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội.