Nhân tố quốc tế

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 25 - 100)

Nền kinh tế thị trƣờng chịu tác động của nhiều quy luật kinh tế, mỗi quy luật có vị trí, vai trò và tác động không giống nhau, đồng thời đan xen tác động lẫn nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết chỉ đề cập đến sự tác động của ba quy luật kinh tế cơ bản đến phát triển Nguồn nhân lực.

Tác động của quy luật giá trị

Quy luật giá trị là quy luật cơ bản của nền sản xuất hàng hoá, nó quy định mặt chất và sự vận động về mặt lƣợng của giá trị hàng hoá. Việc sản xuất và trao đổi hàng hoá phải căn cứ vào hao phí lao động xã hội cần thiết; trao đổi theo nguyên tắc ngang giá.

Căn cứ vào yêu cầu của quy luật giá trị, trên thị trƣờng sức lao động, nếu ai cung cấp đƣợc chất lƣợng lao động tốt hơn, phù hợp với yêu cầu của các nhà tuyển dụng sẽ có thu nhập cao. Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, nếu xét một cách tổng thể thì sự ổn định việc làm chỉ mang tính tƣơng đối. Mặc dù ngƣời lao động có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm theo khả năng của mình song họ cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, thậm chí thất nghiệp. Để sức lao động của mình đƣợc trả giá cao, trở thành nhân sự khó có thể thay thế, ngƣời lao động cần đƣợc đào tạo có trình độ chuyên môn tay nghề giỏi, có sức khoẻ, ngoại ngữ và tác phong làm việc công nghiệp. Quá trình đào tạo đó phải tính đến hiệu quả kinh tế, đào tạo để rèn luyện kĩ năng làm việc chứ không phải vì bằng cấp. Đối với các cơ sở đào tạo, nếu chất lƣợng đào tạo tốt, giá cả thấp hơn sẽ thu đƣợc số lƣợng khách hàng (ngƣời học và ngƣời sử dụng sản phẩm đƣợc đào tạo) nhiều hơn. Vì vậy, quy luật giá trị đặt ra yêu cầu tiên quyết là vấn đề chất lƣợng lao động. Trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, kinh tế tri thức đƣợc coi là chìa khóa cho sự phát triển thì ai có khả năng cung cấp chất lƣợng lao động tốt dựa trên hao phí đào tạo thấp sẽ giành đƣợc lợi thế để phát triển và ngƣợc lại. Điều đó đƣợc thể hiện ở năng suất, sản

phẩm cận biên của lao động cũng nhƣ sự thích ứng của con ngƣời sau khi đƣợc đào tạo trƣớc đòi hỏi của kinh tế thị trƣờng.

Tác động của quy luật cạnh tranh

Lao động đƣợc thừa nhận là một loại hàng hoá và tất nhiên nó cũng bị chi phối theo quy luật thị trƣờng. Ngƣời làm giỏi đƣợc lƣơng cao, ngƣời làm dở chịu lƣơng thấp và có nguy cơ bị sa thải. Sự cạnh tranh trong việc chào bán sức lao động là một yếu tố thúc đẩy từng cá nhân và toàn xã hội nỗ lực làm việc, tự đào tạo nâng cao chất lƣợng lao động của mình. Nhiều chuyên gia trên các lĩnh vực đều thống nhất quan điểm: nếu muốn tồn tại và phát triển trong một "thế giới phẳng" nhƣng cạnh tranh khốc liệt hiện nay thì vƣợt lên trên lợi thế về tài nguyên, vị trí địa lí chính là yếu tố chất lƣợng nguồn nhân lực và việc sử dụng nó hiệu quả nhất. Thực tế cho thấy, khi kinh tế tăng trƣởng thì cạnh tranh trên thị trƣờng sức lao động biểu hiện rõ nhất ở vị trí, địa bàn làm việc và thu nhập của các chủ thể tham gia. Nhƣng khi kinh tế suy thoái, khủng hoảng thì vấn đề cạnh tranh để không bị sa thải là điều ngƣời lao động quan tâm nhất. Hiện nay năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế nƣớc ta còn thấp, chủ yếu là do sức cạnh tranh của lực lƣợng lao động chƣa cao. Lao động giá rẻ chỉ là một lợi thế nhất định trong một thời gian cụ thể, chúng ta phải hƣớng tới lao động có kỹ thuật cao nhƣng giá rẻ hơn lao động cùng loại ở các nƣớc khác. Trong bối cảnh hội nhập, lực lƣợng lao động trình độ cao của nƣớc ta không chỉ cạnh tranh khi tiến hành xuất khẩu lao động mà còn có sự cạnh tranh gay gắt với lao động nƣớc ngoài ngay trên thị trƣờng trong nƣớc.

Tác động của quy luật cung - cầu

Quan hệ cung - cầu trên thị trƣờng sức lao động là một cân bằng động, vì vậy trong ngắn hạn và dài hạn nó có thể đạt các trạng thái khác nhau nhƣng đối với lao động trình độ cao vẫn luôn trong trạng thái cung không đủ cầu. Nhiều doanh nghiệp ở các vùng miền đã và đang có phƣơng án nhập khẩu lao động chất lƣợng cao từ nƣớc ngoài vào Việt Nam. Dự báo khi kinh tế thế giới hồi phục và tăng trƣởng trở lại thì cầu về lao động sẽ tăng mạnh, do vậy ngƣời lao động nên tranh thủ thời điểm hiện nay để đào tạo và đào tạo lại. Bởi lẽ, sau suy thoái việc chuyển dịch cơ cấu

kinh tế diễn ra rất mạnh mẽ, xuất hiện những công nghệ, ngành nghề mới và đi cùng với nó là nhu cầu rất lớn về lao động trình độ cao. Vì vậy, cần chủ động có kế hoạch, phƣơng án chuẩn bị lực lƣợng lao động tốt nhất để tham gia có hiệu quả vào thị trƣờng sức lao động trong và ngoài nƣớc. Đây là đặc điểm nổi bật cũng là cơ hội cần tận dụng để tập trung nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, tạo động lực cho sự phát triển nhanh và bền vững của vùng miền và đất nƣớc trong tƣơng lai.

Ảnh hưởng của công ty xuyên quốc gia (TNCs) đối với phát triển nguồn nhân lực

Các TNCs tác động đối với phát triển nguồn lực và tạo việc làm qua hai cách trực tiếp và gián tiếp. Các trực tiếp là thông qua các dự án TNCs góp phần tạo ra một khối lƣợng công việc khổng lồ. Cách gián tiếp là TNCs đã tạo ra nhiều cơ hội cho việc phát triển nguồn lực.

Là những công ty có quy mô lớn nên nhu cầu về lao động của các TNCs cũng rất lớn. Thông qua việc thiết lập các chi nhánh ở nƣớc ngoài TNCs đã trực tiếp tạo ra một khối lƣợng đáng kể việc làm cho các nƣớc tiếp nhận đầu tƣ. Một cách gián tiếp TNCs cũng tạo ra một khối lƣợng lớn việc làm thông qua việc liên doanh với các đơn vị khác để cùng phát triển. Thông qua việc liên kết với các nhà cung cấp, các nhà phân phối từ đó mở rộng phạm vi hoạt động của những đơn vị này và chính những đơn vị này lại tạo ra thêm nhiều công ăn việc làm cho ngƣời lao động.

Nhƣ vậy, các TNCs làm tăng khối lƣợng việc làm trên thế giới, bao gồm tăng việc làm ở cả chính quốc và ở nƣớc chủ nhà. Với gần 77.000 công ty mẹ và 900.000 chi nhánh trên toàn thế giới các TNCs là nguồn việc làm khổng lồ cho lực lƣợng lao động thế giới.

- Tổng hợp lại các nhân tố quốc tế gồm.

+ Phát triển Khoa học – Công nghệ và hình thành nền kinh tế trí thức. + Sự thay đổi nhanh chóng của bên ngoài.

+ Xu hƣớng toàn cầu hóa nền kinh tế, cung cầu trên thị trƣờng lao động quốc tế. + Tính cạnh tranh ngày càng gay gắt.

1.3.2. Nhân tố quốc gia, nội tại vùng, miền, địa phương và doanh nghiệp

+ Các yếu tố văn hóa cũng nhƣ giá trị công việc của ngƣời Việt Nam. + Cơ cấu lao động, tỉ lệ thất nghiệp trong các vùng.

+ Sự quan tâm và ủng hộ của chính phủ Việt Nam cho các vùng miền. + Phong cách quản trị nhân sự trong các công ty nhà nƣớc và công ty lớn. + Qui mô của doanh nghiệp cũng nhƣ số lƣợng công nhân trong các doanh nghiệp. + Loại hình kinh doanh.

+ Cấu trúc tổ chức doanh nghiệp.

+ Nguồn gốc hình thành doanh nghiệp: chủ yếu xuất phát từ kinh doanh hộ gia đình và sử dụng các hình thức quản lý truyền thống của kinh tế gia đình.

+ Các yêu cầu của công việc.

- Các nhân tố thuộc về người lao động và các lãnh đạo

+ Sự nhận thức về vai trò của các công tác quản trị nhân lực trong công ty cũng nhƣ mối quan hệ quản trị nhân lực với các chức năng quản lý khác trong công ty của cán bộ quản lý và chủ doanh nghiệp.

+ Sự nhận thức về vai trò của nguồn nhân lực trong công ty. Thiên về khía cạnh là nguồn lực hay yếu tố con ngƣời trong quản trị sản xuất kinh doanh.

+ Công nhân làm việc là năng động sáng tạo hay thụ động. + Công nhân làm việc chỉ vì tiền hay vì các nhu cầu khác nữa. + Kỹ năng, tay nghề của các công nhân là cao hay thấp.

+ Công nhân có kế hoạch phát triển cá nhân dài hạn hay chỉ chú ý đến từng giai đoạn ngắn.

1.4. Thực tế và kinh nghiệm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực tại TP Đà Nẵng

Trong mấy năm trở lại đây, những vận động nội lực đã khiến Đà Nẵng ngày càng mở rộng tầm vóc KT - XH của mình. Bắt đầu từ kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là cơ sở về hạ tầng giao thông, tiến hành chỉnh trang đô thị, xây dựng một môi trƣờng mới hiểu theo nghĩa rộng, tạo điều kiện cho công cuộc phát triển mới. Khai thác tốt những lợi thế sẵn có, trong những năm qua Đà Nẵng đã có những biến đổi rõ rệt về nhịp độ và khí thế phát triển. Tốc độ GDP bình quân tăng cao hơn mức

bình quân chung của cả nƣớc, giá trị sản xuất các mặt hàng công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản phát triển toàn diện … kim ngạch xuất khẩu tăng, các ngành du lịch thƣơng mại, dịch vụ chuyển biến tích cực.

Với vị thế là trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung – Tây Nguyên, Đà Nẵng là nơi hội tụ các công ty lớn của các ngành dệt may, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng…Ngành công nghiệp của thành phố Đà Nẵng đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân 20% /năm. Thành phố đang đề ra mục tiêu trở thành một trong những địa phƣơng đi đầu trong công cuộc CNH - HĐH của Việt Nam, trở thành thành phố công nghiệp trƣớc năm 2020.

Để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đáp ứng sự phát triển KT - XH của thành phố Đà Nẵng trong tƣơng lai, những năm gần đây TP Đà Nẵng đã có chiến lƣợc đào tạo, phát triển và thu hút nhân tài. Cụ thể nhƣ:

Chính sách tuyển dụng rõ ràng, đƣợc công bố trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng để thu hút.

Cán bộ công nhân viên có cơ hội phát triển nghề nghiệp Có Chính sách ƣu đãi

* Đối với giáo sƣ, phó giáo sƣ, tiến sĩ:

- Đƣợc xếp lƣơng theo ngạch, bậc đang hƣởng hoặc xếp 100% lƣơng theo ngạch tƣơng ứng với trình độ đào tạo ở bậc khởi điểm;

- Hằng tháng, ngoài khoản hỗ trợ đƣợc hƣởng theo chính sách của thành phố đối với đối tƣợng thuộc diện thu hút nguồn nhân lực là 1 triệu đồng/tháng, còn đƣợc hỗ trợ thêm 50% mức lƣơng đƣợc hƣởng. Các khoản hỗ trợ này đƣợc hƣởng trong thời gian 05 (năm) năm kể từ ngày có văn bản tiếp nhận, bố trí công tác;

- Đƣợc bố trí nhà chung cƣ để ở và đƣợc miễn tiền thuê nhà trong thời gian 05 (năm) năm. Sau 05 (năm) năm, nếu có nhu cầu tiếp tục thuê nhà thì phải trả tiền thuê nhà theo quy định của thành phố. Trƣờng hợp chƣa bố trí đƣợc nhà chung cƣ thì thành phố hỗ trợ tiền thuê nhà theo giá bình quân thuê nhà chung cƣ của thành phố. Thời gian hỗ trợ tiền thuê nhà bằng thời gian miễn tiền thuê nhà chung cƣ;

- Nếu có nhu cầu mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nƣớc hoặc mua đất làm nhà ở thì đƣợc giảm từ 10% đến 30% so với giá quy định tuỳ theo vị trí nhà, đất;

- Sau khi tiếp nhận, bố trí công tác đƣợc nhận hỗ trợ một lần nhƣ sau: Giáo sƣ: 100.000.000 đồng, Phó giáo sƣ: 80.000.000 đồng, Tiến sĩ: 60.000.000 đồng

* Đối với bác sĩ chuyên khoa cấp 2, dƣợc sĩ chuyên khoa cấp 2, thạc sĩ, bác sĩ nội trú và những ngƣời tốt nghiệp đại học hạng giỏi, xuất sắc:

- Đƣợc xếp lƣơng theo ngạch, bậc đang hƣởng hoặc xếp 100% lƣơng theo ngạch tƣơng ứng với trình độ đào tạo ở bậc khởi điểm;

- Đƣợc hỗ trợ theo chính sách của thành phố đối với đối tƣợng thuộc diện thu hút nguồn nhân lực là 1 triệu đồng/tháng trong thời gian 05 (năm) năm kể từ ngày có văn bản tiếp nhận, bố trí công tác;

- Sau khi tiếp nhận, bố trí công tác, đƣợc nhận hỗ trợ một lần nhƣ sau: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2, dƣợc sĩ chuyên khoa cấp 2: 40.000.000 đồng, Thạc sĩ, bác sĩ nội trú: 20.000.000 đồng, Tốt nghiệp đại học hạng giỏi, xuất sắc: 15.000.000 đồng.

* Đối với đối tƣợng đào tạo ở nƣớc ngoài đƣợc tiếp nhận, bố trí công tác tại các cơ quan, đơn vị: Ngoài các chính sách đƣợc hƣởng nhƣ các đối tƣợng thu hút trong nƣớc còn đƣợc hỗ trợ thêm 20% mức hỗ trợ một lần theo quy định.

Sau 01 năm công tác, nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ, đƣợc đánh giá xếp loại tốt trở lên thì đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi nhƣ sau: Đƣợc xem xét tuyển dụng vào công chức, viên chức nếu đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định; Đƣợc xem xét cử đi đào tạo, bồi dƣỡng ở trong nƣớc hoặc ở nƣớc ngoài, đƣợc xem xét giải quyết chế độ trợ cấp đi học theo quy định hiện hành của Nhà nƣớc, của thành phố.

* Đối với đối tƣợng đƣợc tiếp nhận, bố trí công tác tại phƣờng, xã: - Đƣợc xếp lƣơng theo ngạch, bậc đang hƣởng hoặc hoặc xếp 100% lƣơng theo ngạch tƣơng ứng với trình độ đào tạo ở bậc khởi điểm;

- Đƣợc hỗ trợ theo chính sách của thành phố đối với đối tƣợng thuộc diện thu hút nguồn nhân lực là 1.000.000 (một triệu) đồng/ngƣời/tháng trong thời hạn 05 (năm) năm kể từ ngày có văn bản tiếp nhận, bố trí công tác; Sau 01 năm công tác,

nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ, đƣợc đánh giá xếp loại tốt trở lên thì đƣợc xem xét tuyển dụng vào công chức, viên chức. Riêng những ngƣời đƣợc tiếp nhận, bố trí công tác tại các xã miền núi đƣợc hỗ trợ một lần theo quy định hiện hành của UBND thành phố.

* Đối với các ngành sƣ phạm, việc tiếp nhận và giải quyết chính sách ƣu đãi đối với đối tƣợng thu hút phải trên cơ sở chỉ tiêu biên chế đƣợc giao, nhu cầu ngành nghề đào tạo, bảo đảm điều kiện tiếp nhận theo quy định.

Cùng với nhiều chính sách “chiêu hiền đãi sỹ”, thì việc quan tâm, tạo điều kiện cho con em địa phƣơng đi học ở nƣớc ngoài là khâu đột phá trong tạo ra nguồn nhân lực trình độ cao. Trong năm 2011, thành phố Đà Nẵng tiếp tục ban hành đề án phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao, mỗi năm dành khoảng 80 tỷ đồng để cử học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đi đào tạo ở nƣớc ngoài.

Bằng cách làm của riêng mình, nhiều năm liền thành phố Đà Nẵng dẫn đầu cả nƣớc về chỉ số năng lực cạnh tranh và mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin cùng với nhiều đột phá trong cải cách hành chính, xây dựng và phát triển ...Đó cũng là hiệu quả từ chủ trƣơng xây dựng nguồn nhân lực chất lƣợng cao đƣợc thực hiện trong suốt 15 năm xây dựng và phát triển của thành phố trẻ, năng động bên bờ sông Hàn./.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH NINH BÌNH TRONG BỐI CẢNH HỘI

NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 2.1. Tổng quan quá trình hội nhập tỉnh Ninh Bình

Sự nghiệp CNH - HĐH, hội nhập kinh tế của tỉnh Ninh Bình trong những năm qua đã thu đƣợc nhiều thành tựu to lớn, tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao và ổn định, đời sống của nhân dân cũng từng bƣớc đƣợc cải thiện, bộ mặt của xã hội đã có những thay đổi đáng kể. Tiền đề để tạo ra sự thành công đó là tỉnh đã đánh giá đúng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 25 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)