Thực tế và kinh nghiệm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực tại TP Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 28 - 100)

Trong mấy năm trở lại đây, những vận động nội lực đã khiến Đà Nẵng ngày càng mở rộng tầm vóc KT - XH của mình. Bắt đầu từ kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là cơ sở về hạ tầng giao thông, tiến hành chỉnh trang đô thị, xây dựng một môi trƣờng mới hiểu theo nghĩa rộng, tạo điều kiện cho công cuộc phát triển mới. Khai thác tốt những lợi thế sẵn có, trong những năm qua Đà Nẵng đã có những biến đổi rõ rệt về nhịp độ và khí thế phát triển. Tốc độ GDP bình quân tăng cao hơn mức

bình quân chung của cả nƣớc, giá trị sản xuất các mặt hàng công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản phát triển toàn diện … kim ngạch xuất khẩu tăng, các ngành du lịch thƣơng mại, dịch vụ chuyển biến tích cực.

Với vị thế là trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung – Tây Nguyên, Đà Nẵng là nơi hội tụ các công ty lớn của các ngành dệt may, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng…Ngành công nghiệp của thành phố Đà Nẵng đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân 20% /năm. Thành phố đang đề ra mục tiêu trở thành một trong những địa phƣơng đi đầu trong công cuộc CNH - HĐH của Việt Nam, trở thành thành phố công nghiệp trƣớc năm 2020.

Để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đáp ứng sự phát triển KT - XH của thành phố Đà Nẵng trong tƣơng lai, những năm gần đây TP Đà Nẵng đã có chiến lƣợc đào tạo, phát triển và thu hút nhân tài. Cụ thể nhƣ:

Chính sách tuyển dụng rõ ràng, đƣợc công bố trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng để thu hút.

Cán bộ công nhân viên có cơ hội phát triển nghề nghiệp Có Chính sách ƣu đãi

* Đối với giáo sƣ, phó giáo sƣ, tiến sĩ:

- Đƣợc xếp lƣơng theo ngạch, bậc đang hƣởng hoặc xếp 100% lƣơng theo ngạch tƣơng ứng với trình độ đào tạo ở bậc khởi điểm;

- Hằng tháng, ngoài khoản hỗ trợ đƣợc hƣởng theo chính sách của thành phố đối với đối tƣợng thuộc diện thu hút nguồn nhân lực là 1 triệu đồng/tháng, còn đƣợc hỗ trợ thêm 50% mức lƣơng đƣợc hƣởng. Các khoản hỗ trợ này đƣợc hƣởng trong thời gian 05 (năm) năm kể từ ngày có văn bản tiếp nhận, bố trí công tác;

- Đƣợc bố trí nhà chung cƣ để ở và đƣợc miễn tiền thuê nhà trong thời gian 05 (năm) năm. Sau 05 (năm) năm, nếu có nhu cầu tiếp tục thuê nhà thì phải trả tiền thuê nhà theo quy định của thành phố. Trƣờng hợp chƣa bố trí đƣợc nhà chung cƣ thì thành phố hỗ trợ tiền thuê nhà theo giá bình quân thuê nhà chung cƣ của thành phố. Thời gian hỗ trợ tiền thuê nhà bằng thời gian miễn tiền thuê nhà chung cƣ;

- Nếu có nhu cầu mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nƣớc hoặc mua đất làm nhà ở thì đƣợc giảm từ 10% đến 30% so với giá quy định tuỳ theo vị trí nhà, đất;

- Sau khi tiếp nhận, bố trí công tác đƣợc nhận hỗ trợ một lần nhƣ sau: Giáo sƣ: 100.000.000 đồng, Phó giáo sƣ: 80.000.000 đồng, Tiến sĩ: 60.000.000 đồng

* Đối với bác sĩ chuyên khoa cấp 2, dƣợc sĩ chuyên khoa cấp 2, thạc sĩ, bác sĩ nội trú và những ngƣời tốt nghiệp đại học hạng giỏi, xuất sắc:

- Đƣợc xếp lƣơng theo ngạch, bậc đang hƣởng hoặc xếp 100% lƣơng theo ngạch tƣơng ứng với trình độ đào tạo ở bậc khởi điểm;

- Đƣợc hỗ trợ theo chính sách của thành phố đối với đối tƣợng thuộc diện thu hút nguồn nhân lực là 1 triệu đồng/tháng trong thời gian 05 (năm) năm kể từ ngày có văn bản tiếp nhận, bố trí công tác;

- Sau khi tiếp nhận, bố trí công tác, đƣợc nhận hỗ trợ một lần nhƣ sau: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2, dƣợc sĩ chuyên khoa cấp 2: 40.000.000 đồng, Thạc sĩ, bác sĩ nội trú: 20.000.000 đồng, Tốt nghiệp đại học hạng giỏi, xuất sắc: 15.000.000 đồng.

* Đối với đối tƣợng đào tạo ở nƣớc ngoài đƣợc tiếp nhận, bố trí công tác tại các cơ quan, đơn vị: Ngoài các chính sách đƣợc hƣởng nhƣ các đối tƣợng thu hút trong nƣớc còn đƣợc hỗ trợ thêm 20% mức hỗ trợ một lần theo quy định.

Sau 01 năm công tác, nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ, đƣợc đánh giá xếp loại tốt trở lên thì đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi nhƣ sau: Đƣợc xem xét tuyển dụng vào công chức, viên chức nếu đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định; Đƣợc xem xét cử đi đào tạo, bồi dƣỡng ở trong nƣớc hoặc ở nƣớc ngoài, đƣợc xem xét giải quyết chế độ trợ cấp đi học theo quy định hiện hành của Nhà nƣớc, của thành phố.

* Đối với đối tƣợng đƣợc tiếp nhận, bố trí công tác tại phƣờng, xã: - Đƣợc xếp lƣơng theo ngạch, bậc đang hƣởng hoặc hoặc xếp 100% lƣơng theo ngạch tƣơng ứng với trình độ đào tạo ở bậc khởi điểm;

- Đƣợc hỗ trợ theo chính sách của thành phố đối với đối tƣợng thuộc diện thu hút nguồn nhân lực là 1.000.000 (một triệu) đồng/ngƣời/tháng trong thời hạn 05 (năm) năm kể từ ngày có văn bản tiếp nhận, bố trí công tác; Sau 01 năm công tác,

nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ, đƣợc đánh giá xếp loại tốt trở lên thì đƣợc xem xét tuyển dụng vào công chức, viên chức. Riêng những ngƣời đƣợc tiếp nhận, bố trí công tác tại các xã miền núi đƣợc hỗ trợ một lần theo quy định hiện hành của UBND thành phố.

* Đối với các ngành sƣ phạm, việc tiếp nhận và giải quyết chính sách ƣu đãi đối với đối tƣợng thu hút phải trên cơ sở chỉ tiêu biên chế đƣợc giao, nhu cầu ngành nghề đào tạo, bảo đảm điều kiện tiếp nhận theo quy định.

Cùng với nhiều chính sách “chiêu hiền đãi sỹ”, thì việc quan tâm, tạo điều kiện cho con em địa phƣơng đi học ở nƣớc ngoài là khâu đột phá trong tạo ra nguồn nhân lực trình độ cao. Trong năm 2011, thành phố Đà Nẵng tiếp tục ban hành đề án phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao, mỗi năm dành khoảng 80 tỷ đồng để cử học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đi đào tạo ở nƣớc ngoài.

Bằng cách làm của riêng mình, nhiều năm liền thành phố Đà Nẵng dẫn đầu cả nƣớc về chỉ số năng lực cạnh tranh và mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin cùng với nhiều đột phá trong cải cách hành chính, xây dựng và phát triển ...Đó cũng là hiệu quả từ chủ trƣơng xây dựng nguồn nhân lực chất lƣợng cao đƣợc thực hiện trong suốt 15 năm xây dựng và phát triển của thành phố trẻ, năng động bên bờ sông Hàn./.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH NINH BÌNH TRONG BỐI CẢNH HỘI

NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 2.1. Tổng quan quá trình hội nhập tỉnh Ninh Bình

Sự nghiệp CNH - HĐH, hội nhập kinh tế của tỉnh Ninh Bình trong những năm qua đã thu đƣợc nhiều thành tựu to lớn, tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao và ổn định, đời sống của nhân dân cũng từng bƣớc đƣợc cải thiện, bộ mặt của xã hội đã có những thay đổi đáng kể. Tiền đề để tạo ra sự thành công đó là tỉnh đã đánh giá đúng vị trí và vai trò của việc sử dụng mọi nguồn lực, trong đó có vai trò quyết định của nguồn nhân lực để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh, từng bƣớc xây dựng và phát triển kinh tế tri thức đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Điểm qua tình hình KT – XH của tỉnh Ninh Bình:

* Điều kiện tự nhiên

Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cực nam của vùng đồng bằng sông hồng, cách Hà Nội hơn 90 km về phía nam, nằm trên tuyến giao thông huyết mạch bắc - nam. Với lợi thế gần thủ đô và vùng trung tâm kinh tế phía bắc, Ninh Bình có vị trí địa lý và giao thông tƣơng đối thuận lợi để phát triển KT - XH.

Tỉnh có 8 đơn vị hành chính đƣợc chia làm 3 vùng rõ rệt là trung du miền núi, đồng bằng trũng trung tâm và đồng bằng ven biển. Với quy mô hành chính nhỏ gọn và địa hình đa dạng nhƣ vậy, Ninh Bình hội tụ đầy đủ điều kiện để phát triển KT - XH với thế mạnh của từng vùng.

Là một tỉnh phía bắc có khí hậu nhiệt đới, gió mùa, với nhiệt độ trung bình năm khoảng 24,20C; có chế độ mƣa đƣợc chia làm 2 mùa rõ rệt (mùa mƣa diễn ra vào mùa hạ tập trung đến trên 85% lƣợng mƣa trong năm, mùa khô lƣợng mƣa thấp chiếm khoảng 15%) với lƣợng mƣa trung bình năm trên 1.800 mm, phân bố không đều trong năm nhƣng phân bố khá đều trên toàn bộ diện tích; có thời gian triều lên ngắn (khoảng 8 giờ) và chiều xuống dài (khoảng 16 giờ) với biên độ triều trung bình từ 1,6m đến 1,7m. Nhìn chung, khí hậu và chế độ thủy văn tƣơng đối thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Tài nguyên thiên nhiên

Ninh Bình có diện tích đất nông nghiệp chiếm 69,6% (khoảng 96,7 nghìn ha), đất nông nghiệp tƣơng đối màu mỡ do phù sa bồi lắng, bình quân đất sản xuất trên đầu ngƣời gấp 1,5 lần so với vùng đồng bằng sông hồng, đất phi nông nghiệp chiếm 21,9% có khả năng mở rộng từ quỹ đất chƣa sử dụng và chuyển đổi từ nông nghiệp sang. Hàng năm, diện tích đất còn đƣợc bổ sung do quai đê lấn biển, tạo điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất các ngành kinh tế.

Ninh Bình có hệ thống nƣớc mặt khá dày trải đều cả 3 vùng với nhiều con sông lớn nhƣ sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Bến Đang, sông Vạc, sông Càn v.v. Bên cạnh đó còn phải kể đến hệ thống các hồ có trữ lƣợng nƣớc lớn nhƣ các hồ Yên Quang, Đồng Thái, Đá Lải, Đồng Chƣơng, Yên Thắng. Với bờ biển dài trên 15 km, Ninh Bình còn có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển. Ngoài ra, nƣớc khoáng ở Kênh Gà (huyện Gia Viễn) và Cúc Phƣơng (huyện Nho Quan) có trữ lƣợng lớn, hàm lƣợng Magiê - Carbonát và các khoáng chất cao, có tác dụng chữa bệnh, sản xuất nƣớc giải khát và phát triển du lịch nghỉ dƣỡng. Với bờ biển dài trên 15 km, Kim Sơn là nơi có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế biển, gồm: phát triển nuôi, trồng, đánh bắt thủy sản; phát triển công nghiệp đóng tàu; vận tải biển...

Ninh Bình có sinh thái rừng đặc sắc, nhƣ: Vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nƣớc Vân Long, rừng đặc dụng núi đá Hoa Lƣ và rừng ngập mặn ven biển. Đây là điều kiện rất thuận lợi để phát triển đa dạng dịch vụ du lịch sinh thái rừng.

Tỉnh còn có lợi thế cạnh tranh lớn trong sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng với nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú, nhất là có đá vôi với trữ lƣợng tới hàng chục tỷ m3, đôlômit với trữ lƣợng khoảng 2,3 tỷ tấn, đất sét, than bùn phân bố rải rác ở nhiều vùng của địa phƣơng...

* Kết cấu hạ tầng

Hiện đang có 3 dự án đƣờng cao tốc đi qua Ninh Bình đƣợc triển khai là: đƣờng cao tốc Ninh Bình - Cầu Giẽ; Ninh Bình - Thanh Hóa và Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh. Bến xe Ninh Bình nằm gần nút giao thông giữa QL1 và QL10

ở thành phố Ninh Bình. Mạng lƣới giao thông tỉnh lộ khá thuận tiện với những tuyến xe buýt nội tỉnh.

Về giao thông đƣờng sắt Ninh Bình có trục đô thị Tam Điệp – Ninh Bình nằm trên tuyến đƣờng sắt Bắc-Nam. Trên địa bàn tỉnh có các ga Ninh Bình, ga Cầu Yên, ga Ghềnh và ga Đồng Giao.

Về giao thông đƣờng thủy Ninh Bình có hệ thống sông hồ dày đặc: sông Đáy là sông lớn nhất chảy vào giữa ranh giới Ninh Bình với Hà Nam, Nam Định. Hệ thống sông Hoàng Long chảy nội tỉnh cung cấp tƣới tiêu cho các huyện phía Bắc. sông Vạc, Sông Càn với nhiều nhánh nhỏ ở các huyện phía Nam. Các sông nội tỉnh khác: sông Vân, sông Bôi, sông Lạng, sông Bến Đang và các hồ lớn nhƣ hồ Đồng Thái, hồ Yên Quang, hồ Yên Thắng đem lại nguồn lợi đáng kể về tƣới tiêu, giao thông và khai thác thuỷ sản. Cảng Ninh Phúc là cảng sông đầu mối quốc gia. Ngoài ra có cảng Ninh Bình, cảng Cầu Yên, cảng Gián Khẩu, cảng tổng hợp Kim Sơn và cảng Phát Diệm...Hệ thống đƣờng thuỷ gồm 22 tuyến sông trong đó Trung ƣơng quản lý 4 tuyến (sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Vạc và kênh nhà Lê) với tổng chiều dài gần 364,3 km. Có 3 cảng chính do trung ƣơng quản lý là cảng Ninh Bình, cảng Ninh Phúc và cảng Cầu Yên. Cảng K3 (nhà máy nhiệt điện Ninh Bình) cũng đã đƣợc nâng cấp là cảng chuyên dụng. Các bến xếp dỡ hàng hoá, ụ tàu, khu neo tránh tàu thuyền nằm trên các bờ sông và cửa sông.

Hệ thống thông tin liên lạc, đặc biệt là cáp quang, internet đã đƣợc nâng cấp toàn diện trong thời gian qua, tạo bƣớc đột phá phục vụ phát triển. Đây là các hạng mục hạ tầng kỹ thuật rất quan trọng cần đƣợc quan tâm trong tƣơng lai.

* Tiềm năng du lịch

Ninh Bình là một trong số rất hiếm các tỉnh trên cả nƣớc hội tụ nhiều lợi thế trong phát triển du lịch với nguồn tài nguyên du lịch rất đặc sắc và đa dạng, nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng trong nƣớc và quốc tế, gồm:

Khu Tam Cốc - Bích Động – Bái Đính - Tràng An - Cố đô Hoa Lƣ: Đây là quần thể hang động và các di tích lịch sử - văn hóa rất phong phú, độc đáo. Cụ thể

là khu du lịch sinh thái, Tràng An; Khu cố đô Hoa Lƣ; Khu hang động Tam Cốc - Bích Động; tuyến Linh Cốc - Hải Nham và Thạch Bích - Thung Nắng.

Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nƣớc Vân Long: Đây là khu du lịch sinh thái có cảnh quan rất đặc thù không chỉ của Việt Nam mà còn là của khu vực ASEAN. Diện tích khu vực này khá rộng (3.710 ha) với nhiều loài sinh vật (547 loài thực vật và 39 loài động vật) có những loài quý hiếm, đặc hữu của vùng đất ngập nƣớc, có giá trị cao trong nghiên cứu khoa học. Ngoài ra ở cũng có nhiều núi đá, hang động và đền, chùa.

Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng: Có diện tích thuộc Ninh Bình là 11.000 ha, là khu rừng nguyên sinh nhiệt đới hiếm có ở Việt Nam với đặc điểm hệ sinh thái, sinh cảnh, cấu trúc rừng và tính đa dạng loài, gồm cả loài quý hiếm và loài đặc hữu (1.944 loài động thực vật). Việc phát hiện, khai thác nguồn nƣớc khoáng tại khu vực này càng mở ra tiềm năng lớn hơn trong phát triển du lịch.

Khu Kênh Gà (Gia Viễn) và động Vân Trình (Nho Quan): Nƣớc suối Kênh Gà (nhiệt độ 53% và khoáng chất tốt) đã nổi tiếng ở miền bắc nhờ khả năng chữa trị đƣợc một số loại bệnh, giúp phát triển loại hình du lịch nghỉ dƣỡng. Động Vân Trình là một địa danh đẹp để cùng với hệ thống các hang động khác tạo nên sự độc đáo thu hút khách du lịch.

Khu quần thể nhà thờ Phát Diệm: Tính độc đáo thể hiện trong kiến trúc và xây dựng ở sự pha trộn hợp lý giữa kiến trúc Gotic và kiến trúc á đông với chất liệu chủ yếu bằng đá xanh, tạo nên vẻ đẹp độc đáo hấp dẫn du khách trong nƣớc, quốc tế đến tham quan.

Làng nghề truyền thống: Hàng chục làng nghề truyền thống trên địa bàn, góp phần phát triển KT - XH và có khả năng thu hút khách du lịch đến thăm quan, mua sắm (làng nghề chạm khắc đá, làng nghề thêu ren, làng nghề mây tre đan, làng nghề cói v.v).

* Nguồn nhân lực

Với quy mô dân số khoảng 914.755 ngƣời, mật độ dân số (khoảng 659 ngƣời/km2) thấp hơn mật độ trung bình của vùng và đang nằm trong “thời kỳ dân

số vàng”, là lợi thế không nhỏ để cung cấp nguồn lao động, thuận lợi trong phát triển kinh tế- xã hội.

Nguồn lao động khá dồi dào, chiếm 51,23% dân số (khoảng 468.578 ngƣời). Ninh Bình có tỷ lệ lao động thất nghiệp đô thị thấp (7,24%), chất lƣợng nguồn nhân lực đƣợc đánh giá là khá so vùng ĐBSH cũng nhƣ cả nƣớc. Đây là một nhân tố rất

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 28 - 100)