Xu hƣớng nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trong thời kỳ hội nhập kinh tế

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 61 - 63)

kinh tế quốc tế của tỉnh Ninh Bình

Tăng tỷ lệ thu hút nguồn nhân lực đã qua đào tạo hoặc ở trình độ cao: Nhận thấy đƣợc vai trò quan trọng của nguồn nhân lực đối với sự phát triển KT – XH trong thời kỳ hội nhập. Tỉnh Ninh Bình đã tập trung phát triển nguồn nhân lực sẵn có song song với thu hút nguồn nhân lực đƣợc đào tạo và có trình độ cao từ bên ngoài đáp ứng nguồn nhân chất lƣợng cho các ngành nghề hiện là thế mạnh của tỉnh nhƣ sản xuất vật liệu xây dựng, phân đạm, ô tô, may mặc, dịch vụ du lịch…Duy trì và phát triển các ngành nghề có tiền năng…

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế các nguồn lực đƣợc di chuyển qua lại giữa các vùng miền, giữa các quốc gia. Lƣợng lớn nguồn nhân lực (nguồn nhân lực

chất lƣợng cao và nguồn nhân lực phổ thông) sẽ di chuyển theo các nguồn lực khác nhƣ nguồn vốn đầu tƣ và công nghệ từ các vùng miền, quốc gia khác vào. Với chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ, tỉnh sẽ tiếp thu đƣợc trình độ quản lý tiên tiến, khoa học kỹ thuật hiện đại, sử dụng tốt hơn, hiệu quả hơn mọi nguồn lực nói chung và nguồn nhân lực nói riêng. Ngƣợc lại sẽ tạo ra sức ép cạnh tranh, bất ổn cho chính sự phát triển nguồn nhân lực cho tỉnh bởi sự di chuyển của nguồn lực lao động trình độ thấp từ vùng miền và quốc gia khác.

Khả năng đáp ứng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ hội nhập: Lịch sử đã chứng minh, mọi quốc gia phát triển đều phải trải qua thời kỳ CNH – HĐH. Điều đó có nghĩa là nền kinh tế dần chuyển dịch sang hƣớng Công nghiệp – Dịch vụ. Vì thế xu hƣớng phát triển nguồn nhân lực với qui mô, chất lƣợng và chuyển dịch cơ cấu sang hƣớng Công nghiệp – Dịch vụ là tất yếu không chỉ đối với tổng thể nền kinh tế một quốc gia mà còn ở mỗi vùng miền nhƣ tỉnh Ninh Bình. Nhiệm vụ của ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình sẽ hƣớng nghiệp cho sự dịch chuyển nguồn nhân lực hợp lý.

Nhận dạng lợi thế nguồn nhân lực của tỉnh Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập:

So với các tỉnh thành khác trong cả nƣớc thì vị trí địa lý, hạ tầng cơ sở giao thông, những ƣu đãi của cảnh quan thiên nhiên để phát triển du lịch, cơ cấu nguồn nhân lực và các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, may mặc, phân đạm, sản xuất ô tô… của Ninh Bình đƣợc coi là lợi thế cho phát triển KT – XH và hội nhập hiện tại. Nền kinh tế mở cửa và hội nhập tỉnh Ninh Bình không những chịu áp lực cạnh tranh từ nội địa mà cạnh tranh trong môi trƣờng quốc tế sẽ khốc liệt hơn nhiều. Khi đó những lợi thế có sẵn chỉ đáp ứng một phần cho phát triển KT - XH hiện tại và chƣa thực sự bền vững trong tƣơnglai.

Ninh Bình là tỉnh mới đang trên đà phát triển, dân số trẻ, nguồn lao động tƣơng đối dồi dào chiếm trên 50% dân số toàn tỉnh. Nguồn nhân lực của Nình Bình còn có lợi thế là đƣợc tiếp thu truyền thống lịch sử của mảnh đất cố đô: Truyền thống cần cù, siêng năng, thông minh, sang tạo và yêu lao động. Vị trị địa lý tƣơng đối thuận lợi để phát triển và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đồng thời tiếp thu

nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến của thế giới.

Để đặt nền móng bền vững cho sự phát triển KT – XH lâu dài. Các sở, ban ngành của tỉnh Ninh Bình phải có những đƣờng lối, chính sách tập trung thu hút và phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho các vị trí lãnh đạo các cơ quan nhà nƣớc, các chuyên gia, nhà quản lý của các tổ chức - doanh nghiệp, đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn – kỹ thuật cao, bác sĩ, các nhà khoa học…Đây là yếu tố quan trọng nhất đƣợc xem là sống còn định hình vị thế cạnh tranh của tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh hội nhập.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)