Bối cảnh trong nước

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 78 - 81)

Trong giai đoạn hiện nay, tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn. Khủng hoảng kinh tế Mỹ, Châu âu và thế giới bắt đầu từ năm 2007 và đang tiếp tục diễn biến ngày một phức tạp và lan rộng. Một trong những tác động rõ nhất đó là tình trạng sụt giảm của thƣơng mại toàn cầu thể hiện ở sự sụt giảm nhập khẩu hàng

loạt hàng hoá tiêu dùng và các nguyên vật liệu từ thị trƣờng bên ngoài. Điều này ảnh hƣởng đến tốc độ tăng trƣởng kinh tế và việc làm của ngƣời lao động ở các nƣớc, trong đó có Việt Nam.

* Mặc dù các nền kinh tế đang gặp khó khăn do khủng hoảng chung của toàn cầu, nhƣng hội nhập kinh tế quốc tế theo hƣớng ổn định, hợp tác để cùng phát triển tác động mạnh đến sự phát triển của mỗi quốc gia, đặc biệt là các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam. Việt Nam đã gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) là cơ hội tốt để Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, đƣợc đối xử bình đẳng trên “sân chơi chung” của thế giới. Hội nhập đem lại nhiều cơ hội việc làm, đặc biệt là việc làm theo hƣớng công nghiệp với hàm lƣợng vốn, tri thức cao; các rào cản pháp lý về di chuyển pháp nhân, thể nhân đƣợc nới lỏng, các quan hệ kinh tế, đối ngoại, lao động đƣợc thiết lập và phát triển.

* Hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra nhiều thách thức trong giải quyết việc làm ở Việt Nam, các doanh nghiệp có sức cạnh tranh kém, quy mô nhỏ có nguy cơ phá sản; mất việc làm, thiếu việc làm lớn trong khu vực phi chính thức; chất lƣợng lao động chƣa đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH… Đặc biệt trong tình hình hiện nay, khi các nền kinh tế lâm vào khủng hoảng thì việc làm sẽ giảm sút mạnh và tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng cao.

- Trong quá trình hội nhập, do cơ cấu lại nguồn nhân lực cộng với lao động dôi dƣ từ các doanh nghiệp nhà nƣớc sau cổ phần hoá, sẽ tạo ra các áp lực lớn về việc làm cho ngƣời lao động. Một bộ phận ngƣời lao động trong các doanh nghiệp sẽ mất việc làm do trình độ chuyên môn không đáp ứng đƣợc yêu cầu mới đặt ra. Điều này gây tác động xấu về mặt xã hội, làm cho tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, ngƣời lao động mất việc làm, giảm thu nhập…

- Cạnh tranh về lao động trình độ cao sẽ ngày càng gay gắt. Hội nhập, toàn cầu hoá trở thành xu thế chung, lao động nƣớc ngoài (đặc biệt là lao động có kỹ thuật, trình độ quản lý…) tham gia vào thị trƣờng lao động Việt Nam nhiều hơn, đồng thời lao động của Việt Nam cũng di chuyển ra nƣớc ngoài nhiều hơn. Cạnh tranh trở nên gay gắt hơn, nhiều doanh nghiệp bị phá sản, nhiều ngƣời lao động bị mất việc

làm; tốc độ đô thị hoá nhanh, ngƣời nông dân bị thiếu việc làm hoặc mất việc làm do thiếu đất canh tác…

- Ngoài việc phải nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, mức độ lành nghề thì các yêu cầu khác về chất lƣợng nguồn nhân lực đang đƣợc đặt ra nhƣ những thách thức mới. Đó là yêu cầu về ngoại ngữ, tin học, tác phong và văn hoá ứng xử công nghiệp, hiểu biết về luật pháp và thông lệ quốc tế… Điều này đòi hỏi lao động phải nhanh chóng học tập những cái mới, cái ƣu việt, nhƣng cũng cần phải loại bỏ những yếu tố không phù hợp và đi ngƣợc lại với đạo đức và văn hoá Việt.

- Nền giáo dục Việt Nam hiện đang trong quá trình đƣợc cải cách, sự đầu tƣ của chính quyền trong lĩnh vực giáo dục cũng ngày càng đƣợc nâng cao, chiếm khoảng 15 – 16% ngân sách nhà nƣớc. Tuy nhiên trên thực tế, mặc dù nền giáo dục Việt Nam đạt đƣợc một số thành tựu nhất định, nhƣng chất lƣợng và hiệu quả Giáo dục – Đào tạo còn thấp, chƣa đáp ứng kịp những đòi hỏi lớn và ngày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi mới Kinh tế - Xã hội, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc trong quá trình hội nhập kinh tế.

* Sự dịch chuyển về cơ cấu lao động và di chuyển lao động tự do tới các vùng đô thị đang là vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt của các cơ quan chức năng, nhiều địa phƣơng và các nhà nghiên cứu hoạch định chính sách. Khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng với kinh tế thế giới, thực trạng này còn diễn ra mạnh hơn và kéo theo nhiều tác động với mức độ lớn hơn. Hơn nữa, hội nhập kinh tế quốc tế có thể dẫn tới nguy cơ tăng khoảng cách thu nhập của ngƣời lao động. Điều này góp phần làm tăng khoảng cách về quyền lợi và địa vị xã hội giữa các nhóm lao động.

- Trên thực tế tiêu chuẩn lao động của quốc tế mang tính nhân quyền cao nhƣ: Qui định các vấn đề liên quan đến lao động trẻ em, lao động cƣỡng bức, chống phân biệt đối xử tại nơi làm việc, tự do hiệp hội và thoả ƣớc lao động tập thể… Điều này đang đặt ra cho nguồn nhân lực các vấn đề mới cần giải quyết, nhƣ chi phí về nhân công tăng lên, các điều kiện làm việc cần đƣợc đầu tƣ và cải thiện tốt hơn, thành lập các hiệp hội tự do trong các ngành nghề…

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 78 - 81)