Quan điểm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 55 - 61)

quốc tế của tỉnh Ninh Bình

Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực bao gồm cả về thể lực, trí lực, kỹ năng lao động, hành vi và ý thức Chính trị - Xã hội, nhằm phát huy vai trò quyết định của nhân tố con ngƣời trong việc thực hiện mục tiêu phát triển KT - XH, hội nhập kinh tế tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020.

Phát triển và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực phải cân đối, hài hòa về cơ cấu giữa các ngành nghề, các lĩnh vực, các địa phƣơng, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị và việc sử dụng lao động của toàn xã hội.

Phát triển và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực là trách nhiệm của cấp ủy đảng, của hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong tổ chức thực hiện phải có trọng tâm, trọng điểm, có bƣớc đi phù hợp.

Phát triển và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của xu thế phát triển kinh tế tri thức và chuyển giao công nghệ trong quá trình hội nhập.

2.1.3. Hoạch định mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

* Mục tiêu tổng quát

- Xây dựng chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dƣỡng và thu hút nhân tài tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011 – 2015 định hƣớng đến năm 2020

Nội dung chủ yếu: Xây dựng các chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dƣỡng, thu hút và phát triển nhân tài, tăng cƣờng đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật có trình độ cao, chuyên sâu, chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực đƣợc ƣu tiên phát triển của tỉnh. Xây dựng đƣợc đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất và năng lực, có trình độ quản lý tiên tiến, có phong cách làm việc hiện đại, chuyên nghiệp, có khả năng tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và có khả năng hội nhập kinh tế quốc tế, chú ý xây dựng chính sách hỗ trợ đào tạo nhân lực cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh;

- Phát triển nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011-2015 và định hƣớng đến năm 2020

Nội dung chủ yếu: Xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp của tỉnh giai đoạn 2011-2015, trƣớc hết tăng cƣờng đào tạo nhân lực, cung cấp lao động kỹ thuật, thu hút lao động tay nghề cao, cán bộ quản lý giỏi cho các dự án trọng điểm của tỉnh. Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện cho những dự án thu hút nhiều lao động tổ chức đào tạo nghề trực tiếp theo nhu cầu. Có kế hoạch và chính sách hỗ trợ cán bộ trẻ, cán bộ có năng lực đi đào tạo ở các nƣớc có nền công nghiệp phát triển;

- Củng cố và hoàn thiện các trung tâm dạy nghề cấp huyện, nâng cấp trƣờng trung cấp nghề Ninh Bình và xây dựng trung tâm công tác xã hội tỉnh Ninh Bình

Nội dung chủ yếu: Xây dựng đề án để trình cấp có thẩm quyền quyết định nâng cấp Trƣờng trung cấp nghề Ninh Bình thành trƣờng Cao đẳng nghề Ninh

Bình, xây dựng đề án củng cố và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật của các trung tâm dạy nghề cấp huyện, đào tạo và đào tạo lại để nâng cao hơn nữa chất lƣợng đội ngũ giáo viên dạy nghề, xúc tiến xây dựng trung tâm công tác xã hội tỉnh Ninh Bình

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức:

Trên cơ sở kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức hàng năm của ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phƣơng chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý nhà nƣớc, lý luận chính trị, ngoại ngữ và tin học phấn đấu từng bƣớc đạt chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo yêu cầu đề ra.

Phát triển và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực tỉnh Ninh Bình nhằm đảm bảo đủ về số lƣợng, không ngừng nâng cao chất lƣợng, đáp ứng tốt yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy phát triển KT - XH nhanh, bền vững, ổn định an ninh quốc phòng của địa phƣơng; nâng trình độ, năng lực cạnh tranh của nhân lực trong hội nhập, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh nhà.

Đảng bộ, chính quyền tỉnh Ninh Bình xác định: Phát triển du lịch phải phù hợp với chiến lƣợc du lịch của cả nƣớc, chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Phát triển du lịch nhanh, bền vững, gắn với việc bảo vệ phát triển tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trƣờng, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc; Sản phẩm du lịch: phát triển đa dạng các loại hình du lịch tham quan danh thắng, sinh thái và di tích văn hoá lịch sử tâm linh; Tập trung đào tạo và đào tạo lại góp phần nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch; Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động, nâng cao vai trò quản lý nhà nƣớc về du lịch, gắn phát triển du lịch với giải quyết việc làm và giảm nghèo... Tỉnh cũng đang huy động các nguồn lực đẩy nhanh công tác đầu tƣ cơ sở hạ tầng du lịch, cơ sở lƣu trú du lịch, khu vui chơi giải trí, khu làng nghề, khu mua sắm, ẩm thực…Bên cạnh đó, ngành du lịch Ninh Bình đang rất cần có sự quan tâm, hỗ trợ kinh phí để tỉnh xây dựng khu du lịch cộng đồng tại Xã Gia Vân, huyện Gia Viễn (nơi có khu du lịch sinh thái Vân Long); Tiếp tục đầu tƣ kinh phí xây sựng tuyến đƣờng Bái Đính- Chùa Hƣơng- Mỹ Đình để kết nối tuyến du lịch: Ninh Bình- Hà Nội; Bổ sung quy hoạch xây dựng 01 sân bay tắcxi tại Ninh Bình...

* Mục tiêu cụ thể

Cụ thể, phấn đấu đến năm 2015, đảm bảo 100% cán bộ, công chức đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng trƣớc khi bổ nhiệm vào ngạch; trên 90% cán bộ, công chức đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng trƣớc khi bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý; số lƣợng cán bộ, công chức, viên chức có trình độ từ cao đẳng trở lên chiếm trên 70%, trong đó có 5% có trình độ sau đại học; trên 80% cán bộ, công chức thực hiện chế độ bồi dƣỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm theo vị trí việc làm; đào tạo, tuyển dụng để đảm bảo 40% công chức cấp xã có trình độ đại học chuyên môn trở lên phù hợp với vị trí việc làm; có từ 40-45% giáo viên các cấp đạt trên chuẩn; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên trên 70%; phấn đấu đạt 7,5 bác sĩ/ 1 vạn dân…

Phát triển và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, ƣu tiên cho đào tạo nghề, đào tạo lao động chất lƣợng cao, coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn; nguồn nhân lực những lĩnh vực quan trọng phát triển kinh tế, xã hội đƣợc xác định là trọng tâm, trọng điểm, mũi nhọn. Phát triển và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trƣờng để thu hút đầu tƣ trong và ngoài nƣớc vào địa bàn tỉnh;

Phát triển nguồn nhân lực của tỉnh theo hƣớng toàn diện về đạo đức, trí tuệ và thể lực. Có ý chí, có năng lực tự học và tự nghiên cứu; năng động, sáng tạo, có tri thức và kỹ năng nghề nghiệp cao, có khả năng thích ứng và chủ động trong môi trƣờng sống và làm việc;

Phát triển nguồn nhân lực hành chính 3 cấp địa phƣơng phải đảm bảo tính chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân, đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế;

Xây dựng đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ, nhất là nhóm nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, có tâm huyết với địa phƣơng, có đủ năng lực nghiên cứu, chuyển giao và đề xuất những giải pháp khoa học, công nghệ phù hợp

với đặc điểm thực tế của địa phƣơng trong xu hƣớng phát triển khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và công nghệ;

Xây dựng nhân lực của tỉnh có cơ cấu trình độ, ngành nghề phù hợp với điều kiện tự nhiên và thế mạnh phát triển kinh tế xã hội của từng địa phƣơng. Ngoài việc tập trung phát triển nhân lực có trình độ cao đáp ứng xu thế hội nhập, cần tăng cƣờng đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực cho huyện nghèo, miền núi và các địa phƣơng vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn;

Xây dựng đƣợc xã hội học tập và hệ thống các cơ sở đào tạo, trong đó chú trọng việc gửi đi đào tạo nhân lực tiên tiến, chất lƣợng cao, liên kết đào tạo và đào tạo nghề ở địa phƣơng, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của mọi ngƣời. Trong năm 2012 tỉnh cũng đang đầu tƣ xây mới và mua sắm thiết bị cho các trƣờng trung cấp nghề Nho Quan, Trung tâm dậy nghề Hoa Lƣ, Gia Viễn, Kim Sơn, Tam Điệp, Yên Mô và Yên Khánh. Tỉnh đã tổ chức bồ dƣỡng sƣ phạm dạy nghề và nâng cao trình độ cho 176 giáo viên.

Xây dựng cơ chế chính sách thu hút nhân lực chất lƣợng cao phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phƣơng, tạo động lực cho bƣớc phát triển hội nhập nhanh trong thời gian tới.

Bảng 2.4: Chỉ tiêu kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội chủ yếu của tỉnh Ninh Bình

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Kế hoạch

Năm 2012

Kế hoạch Năm 2015

Các chỉ tiêu về kinh tế

1 Tốc độ tăng trƣởng GDP % 16,1 14,5 14

2 Cơ cấu kinh tế trong GDP :

+ Công nghiệp – xây dựng % 49 48 48

+ Nông, lâm nghiệp, thủy sản % 15 10 8

+ Dịch vụ % 36 42 44

3 GDP bình quân đầu ngƣời Tr.đồng 25 31 50

4 Vốn đầu tƣ toàn xã hội Tỷ đồng 17.000 18.500 15.000

5 Sản lƣợng lƣơng thực có hạt Vạn tấn 49 48 48

6 Thu ngân sách Tỷ đồng 3.400 2.850 4.200

7 Kim ngạch xuất khẩu Tr.USD 263,7 265 300

8 Khách du lịch Ngàn lƣợt 3.600 4.000 6.000

Các chỉ tiêu về VH – XH

9 Tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng % 16,5 15,8 15 10 Tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo nghề % 30,7 34 45

11 Tạo việc làm mới Ngƣời 18.800 19.000 20.000

12 Tỷ lệ hộ nghèo (tiêu chí

mới) mỗi năm giảm % 2.44 2.5 2.5

Các chỉ tiêu về môi trƣờng

13 Tỷ lệ dân số đƣợc dung

nƣớc hợp vệ sinh

+ Khu vực nông thôn % 82 86 90

+ Khu vực thành thị % 92 94 96

Quản lý, khai thác hợp lý, phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp hiện có; nâng cao quy mô, chất lƣợng thu hút đầu tƣ, khuyến khích các dự án công nghệ cao, công nghệ sạch, sản phẩm mới có giá trị cao, nâng cao chất lƣợng và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp và sản phẩm.

Bộ Xây dựng để quy hoạch đô thị theo hƣớng xây dựng thành phố Ninh Bình trở thành một thành phố văn hoá du lịch, phấn đấu đến năm 2015 trên địa bàn của tỉnh Ninh Bình có 2 thành phố, 2 thị xã và một số thị trấn.

Đối với đội ngũ cán bộ, công chức hành chính đạt chuẩn và đƣợc bồi dƣỡng kiến thức quản lý nhà nƣớc, đào tạo trình độ chính trị, trình độ ngoại ngữ và tin học theo quy định và đạt trên 90% có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên;

Trú trọng đào tạo nhân lực cho các ngành nghề thế mạnh nhƣ du lịch, sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc…

Đối với đội ngũ viên chức sự nghiệp đạt chuẩn và đƣợc bồi dƣỡng kiến thức quản lý nhà nƣớc, đào tạo trình độ chính trị, trình độ ngoại ngữ, tin học... theo quy định;

Đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã phải đạt chuẩn và bồi dƣỡng kiến thức quản lý nhà nƣớc, đào tạo trình độ chính trị, trình độ ngoại ngữ, tin học theo quy định và đạt trên 50% có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)