Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng, giống vừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và mật độ trồng thích hợp của một số giống vừng vụ hè thu tại huyện vĩnh lộc, tỉnh thanh hoá (Trang 63 - 68)

- Năng suất hạt

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.8. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng, giống vừng

4.1.8.1. Các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng, giống vừng

Đây là những chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến năng suất vừng, có mối tương quan thuận với năng suất vừng. Các chỉ tiêu này thể hiện khả năng cho năng suất của một giống. Năng suất của một giống vừng cao hay thấp lại chịu sự tác động tổng hợp của tất cả các yếu tố cấu thành năng suất. Các yếu tố này lại chịu sự chi phối bởi đặc tính di truyền của giống, điều kiện ngoại cảnh và biện pháp kỹ thuật canh tác.

Kết quả theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng, giống vừng được thể hiện ở bảng 4.9.

* Số quả trên cây: số quả trên cây là yếu tố quan trọng cấu thành năng suất, số quả trên cây liên quan mật thiết với số quả trên từng đốt và số đốt mang quả trên từng cây. Sự tăng trưởng số quả trên thân cũng là một yếu tố cần quan tâm trong việc thiết lập các biện pháp canh tác hợp lý.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 55

Số liệu bảng 4.9 cho thấy: số quả trên cây của các dòng, giống khác nhau ở mức có ý nghĩa, biến động trong khoảng 33,90 – 50,47 quả/cây. Trong đó, giống đối chứng vừng vàng địa phương có 35,20 quả/cây. Giống có số quả trên cây cao nhất là giống vừng trắng 50,47 quả/cây, cao hơn giống đối chứng vừng vàng địa phương là 16,57 quả/cây. Giống có số quả trên cây thấp nhất là giống vừng đen 8 múi đạt 33,90 quả/cây, thấp hơn giống đối chứng là 2,11 quả/cây. Các dòng, giống còn lại có số quả/cây cao hơn giống đối chứng. * Quả chắc trên cây: bên cạnh số quả/cây thì số quả chắc/cây cũng góp phần quan trọng đến năng suất các dòng, giống vừng. Khi cây có số quả/cây nhiều nhưng số quả chắc/cây ít thì sản lượng sẽ giảm. Do đó, số quả chắc/cây phụ thuộc rất lớn vào đất đai và điều kiện thời tiết lúc ra hoa, tạo quả, tạo hạt.

Bảng 4.9. Các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng, giống vừng

Dòng, giống Tổng số quả/cây (quả) Số quả chắc/cây (quả) Số hàng hạt/quả (hạt ) Số hạt chắc/quả (hạt) P1000 hạt (g) Vừng vàng đp (Đ/C) 35,20 30,63 4 36,67 2,027 Vừng trắng 50,47 42,53 4 44,33 2,417 VHL 38,73 32,50 8 57,67 2,197 VT1 43,73 37,80 4 45,33 2,257 V6 50,13 41,90 4 41,00 2,163 VĐ 8 múi 33,90 26,80 8 67,00 2,210 Vừng đen 43,60 35,90 8 71,67 2,223 LSD0,05 5,26 5,44 8,96 0,194 CV% 7,0 8,6 9,7 4,9

Số liệu bảng 4.9 cho thấy: số quả chắc/cây của các dòng, giống cũng khác nhau có ý nghĩa, biến động trong khoảng 26,80 – 42,53 quả chắc/cây. Các dòng, giống có số quả chắc trên cây cao nhất là vừng trắng (42,53 quả chắc/cây), V6 (41,9 quả chắc/cây); giống vừng vàng địa phương (đối chứng)

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 56

có 30,63 quả chắc/cây cao hơn so với giống vừng đen 8 múi và thấp hơn so với các giống còn lại.

* Số hàng hạt trên quả của các dòng, giống biến động trong khoảng 4 - 8 (hàng hạt/quả). Giống có số hàng hạt/quả cao là các giống vừng VHL, vừng đen 8 múi, vừng đen (8 hàng hạt/quả). Các dòng, giống còn lại đều có số hàng hạt/quả là 4 hàng hạt/quả.

* Số hạt chắc/quả: là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất hạt của các dòng, giống vừng

Số liệu bảng 4.9 cho thấy: số hạt chắc trên quả của các dòng, giống vừng khác nhau ở mức có ý nghĩa, biến động trong khoảng 36,67 – 71,67 hạt chắc/quả. Giống vừng vàng địa phương (đối chứng) có số hạt chắc trên quả đạt thấp nhất 36,67 hạt chắc/quả và giống có số hạt chắc trên quả cao nhất là giống vừng đen 71,67 hạt chắc/quả. Các dòng, giống còn lại có số hạt chắc trên quả cao hơn so với giống đối chứng.

* Khối lượng 1000 hạt: khối lượng 1000 hạt là một trong những yếu tố cấu thành nên năng suất hạt của các dòng, giống vừng và là một trong những đặc điểm được quan tâm trong các tiêu chuẩn xuất khẩu đối với vừng hạt. Như vậy, khối lượng 1000 hạt cũng là một trong những yếu tố mà người sản xuất cần quan tâm.

Kết quả bảng 4.9 cho thấy: khối lượng 1000 hạt của các dòng, giống vừng thí nghiệm khác nhau ở mức có ý nghĩa, biến động trong khoảng từ 2,027 – 2,417 g. Trong đó, giống đối chứng vừng vàng địa phương có khối lượng 1000 hạt đạt thấp nhất 2,027 g. Giống có khối lượng 1000 hạt cao nhất là giống vừng trắng đạt 2,417 g. Các dòng, giống khác có khối lượng 1000 hạt cao hơn giống đối chứng.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 57

4.1.8.2. Năng suất của các dòng, giống vừng thí nghiệm

Đối với sản xuất nông nghiệp thì năng suất cây trồng là mục đích cuối cùng của người trồng trọt. Nó phản ánh trực tiếp mọi quá trình sinh trưởng và phát triển của quần thể ruộng cây trồng cũng như đánh giá một cách đúng đắn nhất ưu thế của các biện pháp kỹ thuật tác động vào nó.

Năng suất vừng là kết quả tổng hợp của tất cả các yếu tố cấu thành năng suất như: số quả/cây, số quả chắc/cây, khối lượng 1000 hạt… Tất cả các yếu tố này đều chịu ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật và điều kiện ngoại cảnh. Kết quả nghiên cứu về năng suất của các dòng, giống vừng trình bày ở bảng 4.10 và hình 4.5.

* Năng suất cá thể của các dòng, giống khác nhau biến động trong khoảng từ 2,40 – 3,23 g/cây. Trong đó, giống đối chứng vừng vàng địa phương có năng suất cá thể đạt thấp nhất 2,40 g/cây. Các dòng, giống có năng suất cá thể cao nhất là vừng trắng (3,23 g/cây), cao hơn giống đối chứng vừng vàng địa phương 0,83 g/cây; Các dòng, giống còn lại đều có năng suất cá thể cao hơn so với giống vừng vàng địa phương (đối chứng).

Bảng 4.10. Năng suất của các dòng, giống vừng thí nghiệm. Dòng, giống Năng suất cá

thể (g/cây) Năng suất lý thuyết (tạ/ha) Năng suất thực thu (tạ/ha ) Vừng vàng đp (Đ/C) 2,40 10,79 8,06 Vừng trắng 3,23 14,54 10,99 VHL 2,89 13,02 9,55 VT1 2,50 11,25 8,51 V6 2,99 13,47 10,03 VĐ 8 múi 2,47 11,12 8,34 Vừng đen 2,57 11,57 8,67 LSD0,05 0,42 1,9 1,47 CV% 8,7 8,7 9,0

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 58 0,0 2,0 4,0 6,0 8,0 10,0 12,0 14,0 16,0 Tạ/ha Vừng vàng đp (Đ/C) Vừng trắng VHL VT1 V6 VĐ 8 múi Vừng đen Dòng, giống NSLT NSTT

Hình 4.5. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các dòng, giống vừng

* Năng suất lý thuyết là chỉ tiêu cho biết năng suất tiềm năng của các dòng, giống. Số liệu bảng 4.10 và hình 4.5 cho thấy: năng suất lý thuyết của các dòng, giống khác nhau biến động trong khoảng từ 10,79 – 14,54 tạ/ha. Trong đó, giống đối chứng vừng vàng địa phương có năng suất lý thuyết đạt 10,79 tạ/ha. Các dòng, giống có năng suất lý thuyết cao nhất là vừng trắng (14,54 tạ/ha), cao hơn giống đối chứng vừng vàng địa phương 3,75 tạ/ha; các dòng, giống còn lại đều có năng suất lý thuyết cao hơn so với giống đối chứng.

* Năng suất thực thu là năng suất thực tế thu được trên diện tích ô thí nghiệm. Nó phản ánh khá chính xác khả năng thích ứng của từng dòng, giống trong cùng một điều kiện ngoại cảnh. Số liệu bảng 4.10 và hình 4.5 cho thấy: các dòng, giống vừng khác nhau có năng suất thực thu khác nhau, biến động từ 8,06 – 10,99 tạ/ha. Trong đó, giống đối chứng vừng vàng địa phương có năng suất thực thu đạt 8,06 tạ/ha. Các dòng, giống có năng suất thực thu cao nhất là vừng trắng (10,99 tạ/ha), V6 (10,03 tạ/ha); các dòng, giống còn lại như vừng đen 8 múi, VT1, vừng đen, VHL đều có năng suất thực thu cao hơn giống đối chứng.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 59

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và mật độ trồng thích hợp của một số giống vừng vụ hè thu tại huyện vĩnh lộc, tỉnh thanh hoá (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)