Nghiên cứu về cây vừng ở nước ta cũng được bắt đầu trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, ngay từ năm 1968, Bộ môn Cây công nghiệp - Trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội đã tập hợp các tài liệu trong và ngoài nước biên soạn giáo trình về cây vừng trong đó đã đề cập đến giá trị kinh tế, một số đặc tính sinh vật học cũng như những yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây vừng (dẫn theo [4]).
Trần Văn Lài và cs (1993) [8] đã mô tả một số đặc điểm hình thái của 5 giống vừng, các yếu tố thời tiết ảnh hưởng đến cây vừng và các biện pháp kỹ thuật canh tác, phòng trừ sâu bệnh cho cây vừng.
Nghiên cứu về cây vừng ở Việt Nam và nhất là ở Nghệ An đã được chú ý khi tập đoàn Kodoya của Nhật đã có những hợp đồng thu mua vừng ở Việt Nam, mở ra thị trường mới cho cây vừng ở Việt Nam. Trong 2 năm 1994 và 1995, Nguyễn Vy và cs [29], [30] đã tiến hành 4 vụ khảo nghiệm các giống địa phương của Việt Nam cùng một số giống nhập nội và đã đi đến kết luận các giống địa phương vừa có năng suất thấp vừa không đáp ứng được những tiêu chuẩn xuất khẩu. Tác giả cũng đã chọn lọc ra một số giống có triển vọng cho năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng những yêu cầu cho xuất khẩu, đó là giống V6 (hạt màu trắng) và V36 (hạt màu đen) có nguồn gốc từ Nhật Bản. Giá trị kinh tế của vừng V6 và các cây trồng khác khi canh tác trên các loại đất như đất cát ven biển, đất bạc màu, đất bạc màu cổ, đất phù sa đã được so sánh và đi đến kết luận rằng trên
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 28
những cùng đất bạc màu hoặc đất cát ven biển thì vừng là loại cây trồng cho giá trị cao nhất [2], [3], [5], [29], [30], [31].
Trong lĩnh vực điều tra chọn giống, vào năm 1995, đứng trước một thực tế là giống vừng V6 có biểu hiện phân ly mạnh khi được gieo trồng trên vùng đất cát biển Nghệ An, Phan Bùi Tân và cs đã tiến hành một chương trình chọn lọc các kiểu hình biến dị có năng suất cao và đã chọn và nhân được một dòng có năng suất cao hơn giống V6 và đặt tên là giống V6-CL [31], [32].
Trong vụ hè năm 2001 tại Văn Điển – Thanh Trì - Hà Nội đã tiến hành lai hữu tính vừng nhằm tổ hợp những tính trạng tốt đang tồn tại riêng lẻ trong các mẫu giống và tập đoàn. Vật liệu nghiên cứu gồm 10 tổ hợp kết quả thu được: sau 328 lần thụ phấn từ cây bố sang cây mẹ đã nhận được 208 kết quả, thời gian khử đực tốt nhất vào 3-6 giờ chiều, thời gian thụ phấn tốt nhất vào 7-9 giờ sáng (Trần Đình Long, 2002) [11].
Song song với thí nghiệm lai hữu tính vừng, thí nghiệm lai đột biến trên giống vừng V6 “Vừng trắng Nhật Bản” bằng phương pháp chiếu xạ sử dụng tia Gama Co60 với liều lượng chiếu 5Kr, 8Kr, 11Kr, 14Kr, 17Kr, 20Kr. Kết quả chọn được 13 dòng đột biến: mức 14Kr 2 dòng, mức 17Kr 2 dòng, mức 20Kr 9 dòng. Các dòng được chọn tạo mang tính chất cải tiến của giống vừng V6 là 4 múi (Trần Đình Long, 2002) [11].
Theo kết quả về kỹ thuật sản xuất và tập quán canh tác tại 5 tỉnh phía Bắc năm 2001 cho thấy. Mặc dù nhiều giống mới được chọn tạo bằng nhiều phương pháp khác nhau đã ra đời nhưng do kỹ thuật sản xuất và tập quán canh tác chưa được thay đổi nên năng suất vừng nước ta còn thấp:
(1) Hầu hết các điểm đều sử dụng giống địa phương (vừng vàng hoặc vừng đen địa phương) và rất ít nơi sử dụng giống vừng mới V6.
(2) Các địa phương ít sử dụng phân bón hoặc nếu có ở mức thấp (2 tấn phân chuồng hoặc NPK).
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 29
Cùng với sự ra đời các giống mới bằng phương pháp chọn lọc khác nhau thì phương pháp kỹ thuật cũng được nghiên cứu đầy đủ. Năm 2002, Trung tâm nghiên cứu Đậu Đỗ đã tiến hành thí nghiệm về ảnh hưởng phân bón đối với vừng V6 cho kết quả như sau: các mức phân bón khác nhau thì thời gian sinh trưởng của giống khác nhau (Trần Đình Long, 2002) [11].
+ Với mức không bón phân và chỉ bón duy nhất 5 tấn phân chuồng trên 1ha thì thời gian sinh trưởng ngắn nhất 71 ngày.
+ Mức phân bón với liều lượng 90N thì thời gian sinh trưởng dài nhất 74 ngày.
Trong điều kiện đất nghèo đạm dễ tiêu, kali dễ tiêu, qua thí nghiệm về liều lượng N, P, K cho giống vừng V6 nhận thấy bón có tác dụng rõ rệt, ngay cả mức bón 120 N làm tăng năng suất hạt gấp đôi. Bón 30 % P2O5 làm tăng năng suất rõ rệt vượt đối chứng 29 % cũng như có hiệu suất của 1kg P2O5 đã bón đạt giá trị cao nhất so với mức bón 60-90 P2O5. Bón K2O có tác dụng làm tăng năng suất rõ rệt so với đối chứng 30% và hiệu suất đã bón đạt giá trị cao hơn mức bón (Phan Liêu, 2002) [10].
Từ năm 2000-2003, Vũ Ngọc Thắng, Lê Khả Tường và Vũ Đình Chính đã xác định được giống vừng đen VĐ10 có khả năng kháng cao với sâu ăn lá, bệnh thối thân, thối rễ, chống đổ và tách quả khá, năng suất trung bình đạt 1120 kg/ha [19].
Cũng theo Vũ Ngọc Thắng và Vũ Đình Chính (2004) [20] sau khi tiến hành khảo nghiệm 10 dòng, giống vừng triển vọng tại Diễn Châu, Nghệ An cho kết quả: Các dòng, giống vừng có năng suất cao là vừng vàng Ngãi Cầu (1106kg/ha), vừng đen VĐ10 (1067kg/ha), vừng đen Nhật Bản (1047kg/ha) và vừng đen V36 (1044kg/ha).
Năm 2007, Đoàn Phạm Ngọc Ngà – Trung tâm phát triển Khoa học và Công nghệ trẻ Tp.HCM đã ứng dụng phương pháp chiếu xạ tạo giống vừng đột biến bằng cách chiếu xạ tia gamma (Co60) trên giống vừng đen, kết quả
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 30
đã tạo ra được giống vừng đột biến với tính trạng có lợi như nhiều quả, không giảm chất lượng dầu trong vừng [14].
Năm 2007 – 2009, Lê Như Kiều đã nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh vật sử dụng trong phòng trừ bệnh héo xanh lạc và vừng, kết quả đã lựa chọn được các tổ hợp chủng vi sinh vật để sản xuất chế phẩm cho vừng gồm PS2, CRT, BK2, M và BK3. Đã sản xuất được 2 chế phẩm vi sinh vật đối kháng bệnh héo xanh vừng. Kết quả đánh giá hiệu lực của chế phẩm vi sinh vật phòng trừ bệnh héo xanh vừng trên mô hình 1 vụ hè thu năm 2009 cho thấy bệnh héo xanh vừng giảm trên 60%. Lãi thuần thu được khi sử dụng chế phẩm là 7,34 triệu/ha [7].
Lê Khả Tường, Vũ Ngọc Thắng, và cs (2009 – 2010) đã tiến hành tuyển chọn giống vừng đen Nhật Bản nhập nội do Trung tâm tài nguyên thực vật thực hiện từ vụ hè năm 2008. Vụ xuân (2009) và vụ hè (2010), Vũ Ngọc Thắng và cs đã tiến hành nghiên cứu giống vừng mới VĐ11 (từ giống vừng đen Nhật Bản) tại Diễn Châu, Nghi Lộc, Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An cho kết quả: có khả năng chống đổ tốt, kháng sâu đục quả, bênh héo xanh, năng suất trung bình đạt 1,338 kg/ha [24].
Nguyễn Tấn Lê - Đại học Đà Nẵng (2010) sau khi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của GA3 đến sự sinh trưởng phát triển và năng suất của cây vừng trong điều kiện nhiệt độ cao vụ hè tại Đà Nẵng bằng biện pháp sử dụng dung dịch GA3 để ngâm hạt giống trước khi xử lý ở nhiệt độ cao và phun dung dịch vào lá đã làm tăng tính chịu nóng của cây vừng thông qua các yếu tố sinh hóa như tăng hoạt tính của enzim catalaz, tăng hàm lượng axit hữu cơ tổng hợp, tăng hàm lượng Vitamin C trong lá. Kết quả cho thấy: tăng chiều cao cây, tăng diện tích lá, tăng trọng lượng tươi, tăng trọng lượng khô, ra hoa sớm, tăng số quả/cây, tăng số hạt chắc/quả, tăng P1000 hạt, tăng năng suất trên đồng ruộng. Hiệu quả kinh tế được cải thiện [9].
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 31
Từ năm 2009 – 2011, Nguyễn Thị Hoài Trâm và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu chọn tạo giống vừng mới bằng phương pháp lai hữu tính (phương pháp lai đỉnh) tại Bình Thạnh – Tp.Hồ Chí Minh đã cho kết quả lai tạo được 20 tổ hợp lai VDM3/VDM9, VDM8/VDM9, VDM14/VDM9, V6/VDM9,
VDM3/VDM12, VDM8/VDM12, VDM14/VDM1, V6/VDM12,
VDM3/VDM13, VDM8/VDM13, VDM14/VDM13, V6/VDM13,
VDM3/VDM15, VDM8/VDM15, VDM14/VDM15, V6/VDM15,
VDM3/VDM25, VDM8/VDM25, VDM14/VDM25, V6/VDM25 [27].
Vụ xuân hè năm 2011, Nguyễn Thị Hoài Trâm và Hồ Thị My đã tiến hành nghiên cứu so sánh năng suất và phẩm chất 4 giống vừng V6, VDM18, VDM3, VDM32 trồng trong vụ xuân hè năm 2011 cho kết quả: giống vừng VDM3 cho năng suất cao nhất (1,41 tấn/ha) và lợi nhuận cao (28.496.000 đồng/ha)[26].
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 32