Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các dòng, giống vừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và mật độ trồng thích hợp của một số giống vừng vụ hè thu tại huyện vĩnh lộc, tỉnh thanh hoá (Trang 51 - 54)

- Năng suất hạt

4.1.3.Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các dòng, giống vừng

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.3.Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các dòng, giống vừng

Khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của cây vừng phụ thuộc rất nhiều vào thân chính. Thân chính sinh trưởng và phát triển tốt, khoẻ mạnh là tiền đề cho các bộ phận khác phát triển. Thân chính đóng vai trò là nơi vận chuyển nước, muối khoáng từ rễ về lá, quả, hạt và sản phẩm đồng hoá từ lá vào hạt. Thân còn là nơi làm giá đỡ cho cành, lá, hoa và quả. Trên thân có nhiều đốt, là nơi hoa và quả được hình thành. Sự sinh trưởng chiều cao thân sẽ làm tăng số đốt trên thân nhờ vậy mà tăng được số lượng quả, góp phần vào tăng năng suất vừng.

Chiều cao thân chính và số đốt biến động rất lớn tuỳ theo đặc tính di truyền và điều kiện ngoại cảnh. Sự sinh trưởng chiều cao thân chính vừng phản ánh khả năng tích luỹ chất khô và sự di truyền của giống. Nhưng chiều cao thân chính sinh trưởng quá mức sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh.

Tốc độ sinh trưởng, phát triển của chiều cao thân chính cây vừng có sự khác nhau giữa các thời kỳ: thời kỳ cây con tăng trưởng chậm, sau 20 ngày cây bắt đầu phát triển mạnh đạt tối đa lúc cây bắt đầu ra hoa rộ, hình thành quả, đến quả chắc (chín) thân chính phát triển chậm lại và ổn định.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 43

Kết quả nghiên cứu sự tăng trưởng chiều cao thân chính của các dòng, giống vừng theo thời gian được thể hiện qua bảng 4.3 và hình 4.1

Bảng 4.3. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các dòng, giống vừng (cm)

Số ngày sau khi mọc (ngày) Dòng, giống 14 21 28 35 42 49 56 63 70 Chiều cao cuối cùng Vừng vàng đp (Đ/C) 0,97 5,13 14,70 25,47 37,20 56,50 68,20 78,83 84,00 84,83 Vừng trắng 0,97 5,20 15,10 27,00 39,27 61,83 71,87 85,07 90,53 91,90 VHL 0,83 5,43 15,33 28,27 41,00 65,17 76,97 87,60 92,30 93,73 VT1 1,10 6,97 17,50 30,87 43,93 67,37 80,70 90,57 97,40 100,33 V6 1,00 4,80 14,03 24,63 36,37 50,67 68,07 77,73 83,80 85,33 VĐ 8 múi 0,97 5,57 16,33 29,40 43,47 63,40 76,27 86,67 91,03 92,37 Vừng đen 0,77 5,17 15,07 26,87 37,00 56,30 65,87 81,77 88,20 88,67 LSD 0,05 12,7 CV% 7,8

Số liệu bảng 4.3 và hình 4.1 cho thấy: động thái tăng trưởng chiều cao thân chính chia làm 3 giai đoạn chính: từ mọc đến ngày thứ 21, giai đoạn từ 21 - 63 ngày sau mọc và giai đoạn sau 63 ngày sau mọc.

Giai đoạn trong khoảng 21 ngày đầu sau khi mọc: động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các dòng, giống vừng diễn ra rất chậm và có sự chênh lệch giữa các dòng, giống vừng.

Tại thời điểm 21 ngày sau khi mọc, giống V6 có chiều cao thân chính thấp nhất (4,8 cm) và cao nhất là dòng VT1 (6,97 cm). Giống đối chứng vừng vàng địa phương có chiều cao thân chính đạt 5,13 cm, thấp hơn các dòng, giống còn lại như vừng đen 8 múi, vừng đen, VHL, vừng trắng và cao hơn giống V6.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 44 0 20 40 60 80 100 120 14 21 28 35 42 49 56 63 70 CCCC Ngày sau mọc cm Vừng vàng đp (Đ/C) Vừng trắng VHL VT1 V6 VĐ 8 múi Vừng đen

Hình 4.1. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các dòng, giống vừng

Giai đoạn từ sau ngày thứ 21 - 63 ngày sau khi mọc: đây là giai đoạn quyết định đến năng suất cuối cùng của cây vừng. Trong giai đoạn này, cây có tốc độ tăng trưởng chiều cao mạnh nhất và cũng chính giai đoạn này cây bắt đầu bước vào giai đoạn phân hoá hoa và hình thành hoa, quả vừng. Nếu giai đoạn này cây thiếu chất dinh dưỡng và điều kiện thời tiết không thuận lợi thì năng suất cây trồng sẽ ảnh hưởng rất lớn. Đến 63 ngày sau khi mọc, các dòng, giống vừng có chiều cao thân chính khác nhau khá rõ rệt dao động từ 77,73 – 90,57 cm, trong đó, dòng VT1 có chiều cao thân chính cao nhất đạt 90,57 cm, cao hơn giống đối chứng vừng vàng địa phương (78,83 cm) là 11,74 cm. Giống V6 có chiều cao thân chính thấp nhất đạt 77,73 cm. Các dòng, giống còn lại có chiều cao thân chính cao hơn đối chứng.

Giai đoạn sau 63 ngày sau gieo: giai đoạn này cây đã bước vào giai đoạn sinh trưởng ổn định nên tốc độ tăng trưởng chiều cao có xu hướng chậm dần cho đến đến lúc thu hoạch. Ở giai đoạn này không đòi hỏi nhiều về dinh dưỡng mà

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 45

yêu cầu chủ yếu là điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt ánh sáng và nhiệt độ để quả chín thuận lợi. Chiều cao thân chính cuối cùng các dòng, giống vừng sai khác nhau ở mức có ý nghĩa, biến động từ 84,83 – 100,33 cm. Các dòng, giống có chiều cao cao nhất là VT1 (100,33 cm). Các giống còn lại có chiều cao cuối cùng bằng và tương đương với giống đối chứng vừng vàng địa phương (84,83 cm).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và mật độ trồng thích hợp của một số giống vừng vụ hè thu tại huyện vĩnh lộc, tỉnh thanh hoá (Trang 51 - 54)