- Năng suất hạt
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1.7. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các dòng, giống vừng
Cây vừng cũng là đối tượng bị gây hại bởi nhiều loại sâu bệnh. Mức độ gây hại của sâu bệnh phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như mật độ, khả năng chống chịu của giống... Kết quả nghiên cứu mức độ nhiễm sâu bệnh của các dòng, giống vừng được thể hiện qua bảng 4.8.
Số liệu bảng 4.8 cho thấy: các dòng, giống vừng bị 2 loại sâu hại chính với mức độ khác nhau ở cả thời kỳ cây con và thời kỳ làm quả. Trong đó, sâu cuốn lá gây hại chủ yếu ở thời kỳ cây con, với tỷ lệ gây hại biến động từ 4,7 – 7,6 %. Giống bị nhiễm sâu cuốn lá có tỷ lệ thấp nhất là giống VT1 (4,7%) và giống bị nhiễm nặng nhất là giống vừng vàng địa phương (đ/c) là 7,6%. Các giống còn lại đều có tỷ lệ nhiễm thấp hơn so với giống đối chứng.
Tỷ lệ gây hại của sâu khoang biến động từ 3,8 – 11,5% và gây hại chủ yếu vào thời kỳ làm quả. Trong đó, giống đối chứng có tỷ lệ hại cao nhất (11,5%); các dòng, giống còn lại đều có tỷ lệ hại thấp hơn giống đối chứng, thấp nhất là dòng VHL (3,8%).
Đối với bệnh hại: số liệu bảng 4.8 cho thấy: bệnh chết ẻo gây hại chủ yếu ở thời kỳ làm quả, tỷ lệ hại biến động từ 3,1 -10,8%, trong đó thấp nhất là dòng VHL (3,1%) và cao nhất là giống vừng vàng địa phương (10,8%). Còn bệnh thối thân gây hại với mức độ thấp hơn, tỷ lệ gây hại biến động từ 3,2 – 9,6% và tập trung chủ yếu ở thời kỳ cây con. Giống có tỷ lệ hại cao nhất là giống đối chứng
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 54
(9,6%), thấp nhất là dòng VT1 (3,2%)
Bảng 4.8. Mức độ nhiễm sâu bệnh của các dòng, giống vừng
Sâu hại (%) Bệnh hại (%)
Dòng, giống
Sâu cuốn lá thời kỳ cây con
Sâu khoang thời kỳ làm quả
Bệnh chết ẻo thời kỳ làm quả
Bệnh thối thân thời kỳ cây con
Vừng vàng đp (Đ/C) 7,6 11,5 10,8 9,6 Vừng trắng 6,6 9,8 9,3 6,1 VHL 5,1 3,8 3,1 5,3 VT1 4,7 7,0 8,7 3,2 V6 6,7 10,2 7,8 6,0 VĐ 8 múi 7,5 5,9 4,2 6,5 Vừng đen 7,2 6,0 5,1 5,2