- Năng suất hạt
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1.2. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các dòng, giống vừng
Thời gian sinh trưởng của các dòng, giống vừng là thời gian từ khi gieo đến khi thu hoạch. Mỗi dòng, giống vừng đều có thời gian sinh trưởng dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống và điều kiện ngoại cảnh. Thời gian sinh trưởng của cây vừng là một vấn đề rất quan trọng trong sản xuất, nó quyết định đến việc bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 41
xuất của người dân.
Thời gian sinh trưởng của cây vừng được chia thành các giai đoạn khác nhau. Do vậy, nghiên cứu về thời gian sinh trưởng của các dòng, giống vừng là việc làm rất cần thiết giúp cho việc đánh giá các dòng, giống chín sớm hay chín muộn. Điều này có ý nghĩa trong sản xuất, nó cho phép ta bố trí thời vụ hợp lý để tránh những ảnh hưởng xấu của thời tiết vào các giai đoạn mẫn cảm của cây như giai đoạn mọc mầm, giai đoạn ra hoa, hình thành quả, giai đoạn thu hoạch.
Kết quả theo dõi thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các dòng, giống vừng được thể hiện ở bảng 4.2.
Bảng 4.2. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các dòng, giống vừng
(ngày)
Dòng, giống Gieo - mọc Gieo - Ra hoa Gieo - Quả
mẩy TGST Vừng vàng đp (Đ/C) 7 37 62 85 Vừng trắng 7 35 63 81 VHL 7 34 63 82 VT1 6 35 65 81 V6 7 35 63 78 Vừng đen 8 múi 7 34 61 80 Vừng đen 6 37 64 78
- Thời gian từ gieo đến ra hoa: thời kỳ này được tính từ khi gieo hạt đến khi có khoảng 70% cây nở hoa đầu tiên, hay còn gọi là giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng của cây. Thời kỳ này có ý nghĩa quyết định đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất vừng. Nó quyết định sức sinh trưởng của cây, sự phân cành, số đốt hữu hiệu, số hoa trên cây.
Từ số liệu bảng 4.2 cho thấy: thời gian từ gieo đến ra hoa của các dòng, giống biến động trong khoảng: 34 – 37 ngày. Trong đó, các dòng, giống vừng đen 8 múi, VHL có thời gian ra hoa sớm nhất (34 ngày); các dòng vừng vàng địa
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 42
phương (Đ/C), vừng đen có thời gian ra hoa muộn nhất (37 ngày). Còn lại các giống khác có thời gian ra hoa là 35 ngày sớm hơn so với giống đối chứng.
- Thời gian từ gieo đến quả mẩy của các dòng, giống biến động trong khoảng 61 – 65 ngày. Trong đó, giống vừng đen 8 múi có thời gian từ gieo đến quả mẩy sớm nhất (61 ngày), muộn nhất là giống vừng VT1; các giống còn lại như vừng đen, V6, VHL, vừng trắng có thời gian từ gieo đến quả mẩy muộn hơn so với giống đối chứng (62 ngày).
- Thời gian sinh trưởng của các dòng, giống vừng khác nhau có sự khác nhau, dao động từ 78 – 85 ngày. Trong đó, dòng giống vừng vàng địa phương (Đ/C) có thời gian sinh trưởng dài nhất (85 ngày). Giống có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là giống V6 và vừng đen.