Sự tích lũy chất khô của các dòng, giống vừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và mật độ trồng thích hợp của một số giống vừng vụ hè thu tại huyện vĩnh lộc, tỉnh thanh hoá (Trang 60 - 62)

- Năng suất hạt

4.1.6.Sự tích lũy chất khô của các dòng, giống vừng

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.6.Sự tích lũy chất khô của các dòng, giống vừng

Sự tích luỹ chất khô phản ánh năng suất sinh vật học của cây trồng. Nó chịu tác động bởi nhiều yếu tố của môi trường trong và ngoài gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của cây trồng. Các yếu tố của môi trường ngoài như nồng độ CO2, cường độ bức xạ ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ của đất và không khí, dinh dưỡng khoáng và các yếu tố môi trường trong như cấu trúc của bộ máy quang hợp, tình trạng nước trong cây, phức hệ sắc tố, tuổi lá và tuổi cây, kiểu bộ máy enzim quang hợp,…

Chất hữu cơ mà cây tích luỹ được một phần dùng cho hoạt động sống của cây. Những cây sinh trưởng phát triển tốt sẽ cho khối lượng chất tươi cao, khả năng tích luỹ chất khô tốt và góp phần nâng cao năng suất. Kết quả nghiên cứu khả năng tích lũy chất khô của các dòng, giống vừng được thể hiện qua bảng 4.7 và hình 4.4.

Từ số liệu bảng 4.7 và hình 4.4 cho thấy: sự tích lũy chất khô của các dòng, giống vừng thay đổi theo từng thời kỳ sinh trưởng, phát triển. Tăng dần từ giai đoạn bắt đầu ra hoa cho đến giai đoạn sau ra hoa 2 tuần và tăng mạnh nhất vào giai đoạn quả mẩy. Trong mỗi thời kỳ, khả năng tích lũy chất khô của các dòng, giống vừng khác nhau ở mức có ý nghĩa, cụ thể:

Thời kỳ bắt đầu ra hoa: khả năng tích lũy chất khô của các dòng, giống biến động trong khoảng 2,22 – 2,64 g/cây. Trong đó, giống đối chứng vừng vàng địa phương có khả năng tích lũy chất khô đạt 2,22 g/cây.

Dòng, giống có khả năng tích lũy chất khô cao nhất là giống vừng trắng (2,64 g/cây), cao hơn giống đối chứng 0,42g/cây. Các dòng, giống còn lại đều có khả năng tích lũy chất khô cao hơn giống đối chứng.

Thời kỳ sau ra hoa 2 tuần: sự tích lũy chất khô của các dòng, giống cao hơn giai đoạn bắt đầu ra hoa, biến động trong khoảng 3,35 – 4,02 g/cây. Dòng, giống có khả năng tích lũy chất khô cao nhất là vừng trắng (4,02 g/cây) và cao hơn giống đối chứng vừng vàng địa phương (3,59 g/cây) và thấp nhất là giống vừng

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 52

đen (3,35 g/cây).

Bảng 4.7. Khả năng tích luỹ chất khô của các dòng, giống vừng qua các thời kỳ sinh trưởng và phát triển (g/cây)

Dòng, giống Bắt đầu ra hoa Sau ra hoa 2

tuần Quả mẩy

Vừng vàng đp (Đ/C) 2,22 3,59 6,33 Vừng trắng 2,64 4,02 6,74 VHL 2,53 3,56 6,80 VT1 2,37 3,92 7,61 V6 2,62 3,70 6,60 VĐ 8 múi 2,45 3,72 7,56 Vừng đen 2,50 3,35 7,30 LSD0,05 0,27 0,51 0,87 CV% 6,1 7,7 7,0 0,0 1,0 2,0 3,0 4,0 5,0 6,0 7,0 8,0 g/cây Vừng vàng đp (Đ/C) Vừng trắng

VHL VT 1 V6 VĐ 8 múi Vừng đen Dòng, giống

Bắt đầu ra hoa Sau ra hoa 2 tuần Quả mẩy

Hình 4.4. Khả năng tích luỹ chất khô của các dòng, giống vừng qua các thời kỳ sinh trưởng và phát triển

Thời kỳ quả mẩy: khả năng tích lũy chất khô của các dòng, giống vừng trong giai đoạn này tiếp tục tăng nhanh và biến động trong khoảng 6,33- 7,61

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 53

g/cây. Trong đó, giống vừng vàng địa phương (Đ/C) có khả năng tích lũy chất khô thấp nhất (6,33 g/cây) và cao nhất là giống vừng đen 8 múi (7,61 g/cây), cao hơn giống đối chứng 1,28 g/cây. Các dòng, giống còn lại có khả năng tích lũy chất khô cao hơn giống đối chứng.

Nhìn chúng, khả năng tích lũy chất khô tăng nhanh dần qua các giai đoạn sinh trưởng. Giai đoạn quả mẩy khả năng tích lũy chất khô đạt cao nhất. Sự biến động khả năng tích lũy chất khô giữa các dòng, giống có sự thay đổi qua các giai đoạn rất rõ rệt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và mật độ trồng thích hợp của một số giống vừng vụ hè thu tại huyện vĩnh lộc, tỉnh thanh hoá (Trang 60 - 62)