VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và mật độ trồng thích hợp của một số giống vừng vụ hè thu tại huyện vĩnh lộc, tỉnh thanh hoá (Trang 41 - 44)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Vật liệu nghiên cứu:

TT Tên dòng, giống Nguồn gốc

1 Giống Vừng vàng địa phương (đối chứng)

2 Giống Vừng trắng Anh Sơn, Nghệ An

3 Dòng VHL Viện nghiên cứu Dầu và cây có dầu

4 Dòng VT1 Viện nghiên cứu Dầu và cây có dầu

5 Giống V6 Trung tâm Đậu đỗ, Viện KHNNVN

6 Giống Vừng đen 8 múi Nghi Lộc, Nghệ An

7 Giống Vừng đen Nghệ An

- Địa điểm và thời gian nghiên cứu:

+ Địa điểm: tại xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá + Thời gian: từ tháng 4/2011 – 4/2012.

+ Thời gian gieo ngày 19/6/2011.

+ Thời gian thu hoạch từ 9 – 15/9/2111.

3.2. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của một số dòng, giống trong vụ hè thu trên đất thịt nhẹ tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá.

- Nghiêm cứu mật độ trồng thích hợp cho một số giống (V6 và Vừng trắng) trong vụ hè thu tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá.

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Bố trí thí nghiệm

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 33

* Thí nghiệm 1: nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của một số dòng, giống vừng trong điều kiện vụ hè thu 2011 tại Vĩnh Lộc, Thanh Hoá.

Các giống tham gia thí nghiệm:

- Giống Vừng vàng địa phương : CT1 (đối chứng) - Giống Vừng trắng : CT2

- Dòng VHL : CT3

- Dòng VT1 : CT4

- Giống V6 : CT5

- Giống Vừng đen 8 múi : CT6 - Giống Vừng đen : CT7

Thí nghiệm 1 nhân tố bao gồm 7 dòng, giống vừng tương ứng với 7 công thức, được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn (Randomized Complete Block Design – RCBD), 3 lần nhắc lại.

Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 10m2 = 5m x 2m

Tổng diện tích khu thí nghiệm là: (10m2 x 7) x 3 = 210m2 (chưa kể dải bảo vệ). * Sơ đồ thí nghiệm: Dải bảo vệ CT2 CT5 CT4 CT3 CT6 CT7 CT1 CT1 CT3 CT6 CT2 CT5 CT4 CT7 CT4 CT6 CT1 CT5 CT2 CT7 CT3 Dải bảo vệ

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 34

* Thí nghiệm 2: nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng thích hợp đến sinh trưởng phát triển và năng suất của hai giống vừng V6 và Vừng trắng trong vụ hè thu 2011 tại Vĩnh Lộc, Thanh Hoá.

Thí nghiệm 2 nhân tố, 3 lần nhắc lại (24 công thức) được bố trí theo kiểu Split – Plot.

- Nhân tố chính được bố trí trong ô nhỏ là mật độ (MĐ) Có 4 mật độ trồng:

MĐ1: 25 cây/m2 (đối chứng); khoảng cách (25 x 16 cm)/1 cây MĐ2: 35 cây/m2; khoảng cách (25 x 11 cm)/1 cây

MĐ3: 45cây/m2; khoảng cách (25 x 9 cm)/1 cây. MĐ4: 55cây/m2; khoảng cách (25 x 7 cm)/1 cây. - Nhân tố phụ được bố trí trong ô lớn là giống (G)

Giống V6 : G1 Giống Vừng trắng : G2 * Sơ đồ thí nghiệm: Dải bảo vệ G1MĐ3 G1MĐ2 G1MĐ1 G1MĐ4 G2MĐ3 G2MĐ2 G2MĐ4 G2MĐ1 G2MĐ1 G2MĐ4 G2MĐ3 G2MĐ2 G1MĐ1 G1MĐ4 G1MĐ3 G1MĐ2 G1MĐ4 G1MĐ1 G1MĐ2 G1MĐ3 G2MĐ4 G2MĐ1 G2MĐ2 G2MĐ3 Dải bảo vệ

- Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 10m2

- Diện tích thí nghiệm là 240 m2 (chưa kể dải bảo vệ).

3.3.2. Quy trình kỹ thuật áp dụng

Áp dụng theo quy trình kỹ thuật thâm canh cây vừng.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 35

- Lên luống: luống có rãnh sâu 25-30 cm và luống rộng 1,5-2m, mặt luống có hình lưng rùa.

- Lượng giống:

+ Đối với thí nghiệm so sánh giống: lượng giống là 4 kg/ha (mật độ 45 cây/m2)

+ Đối với thí nghiệm mật độ thì lượng giống đã được thiết kế như trên. - Phương pháp gieo:

Gieo hàng: khoảng cách hàng cách hàng 25 cm, cây cách cây 6 – 10cm, rạch rãnh sâu 3cm, gieo xong khoả lớp đất mỏng.

- Phân bón

Vôi bột: 400kg/ha (bón trước khi cày bừa). Phân chuồng: 5 tấn/ha.

Phân NPK 500 kg/ha loại 3:9:6.

Tất cả các loại phân này đều bón lót vào lần cày bừa cuối cùng (đối với đất không cày thì bón trước khi bừa). Bón thúc thêm 20 kg N/ha khi vừng 2-3 lá.

3.3.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi * Các chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh lý * Các chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh lý

- Thời gian và tỷ lệ mọc mầm

+ Thời gian từ gieo đến mọc: tính từ ngày gieo đến khi có khoảng 70% cây mọc.

Phương pháp: đếm số cây mọc trên hàng có đánh dấu trước, mỗi ngày đếm một lần vào buổi sáng.

Số cây mọc

+ Tỷ lệ mọc mầm (%) = --- x 100 Tổng số hạt gieo theo dõi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và mật độ trồng thích hợp của một số giống vừng vụ hè thu tại huyện vĩnh lộc, tỉnh thanh hoá (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)