- Quá trình đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp thực hiện theo các bước sau:
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận
1. Kết luận
Phát triển ĐNGV là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi nhà trường và toàn ngành giáo dục, quyết định tới việc nâng cao chất lượng giáo dục. Việc phát triển ĐNGV trường THPT Chuyên Ngoại ngữ thuộc ĐHNN - ĐHQG Hà Nội cũng không nằm ngoài nhiệm vụ đó. Sự phát triển này góp phần nhà trường thực hiện thành công Đề án phát triển trường THPT Chuyên Ngoại ngữ giai đoạn 2013 – 2020 đã được ĐHQGHNphê duyệt, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi về ngoại ngữ cho các trường ĐH, cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao về ngoại ngữ, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập với quốc tế trong giai đoạn hiện nay.
Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu, phân tích lý luận về nội dung quản lý phát triển ĐNGV THPT nói chung, giáo viên giảng dạy tại trường THPT Chuyên nói riêng; nghiên cứu thực trạng công tác quản lý phát triển ĐNGV của trường THPT Chuyên Ngoại ngữ thuộc ĐHNN - ĐHQG Hà Nội, tác giả đã rút ra một số kết luận sau:
- Với vai trò là trường THPT Chuyên Ngoại ngữ duy nhất của cả nước, trường THPT Chuyên Ngoại ngữ thuộc ĐHNN - ĐHQG Hà Nội là đơn vị đi đầu trong việc bồi dưỡng, đào tạo học sinh có năng khiếu về ngoại ngữ, cung cấp nhân lực có trình độ ngoại ngữ cao cho các trường ĐH và xã hội.
- Công tác quản lý và phát triển ĐNGV trường THPT Chuyên Ngoại ngữ thuộc ĐHNN - ĐHQG Hà Nội đã được chú trọng và đầu tư, nhà trường đã xây dựng được ĐNGV có phẩm chất chính trị tốt, trình độ chuyên môn cao, giàu lòng yêu nghề. Tuy nhiên, công
xciii
tác quản lý phát triển ĐNGV ở đây vẫn còn nhiều hạn chế, cản trở sự phát triển và lớn mạnh của nhà trường, cụ thể là:
+ Số lượng giáo viên theo định mức của Bộ GD&ĐT với trường THPT Chuyên còn thiếu, trong năm học 2013 – 2014 thiếu 33 giáo viên.
+ Cơ cấu giáo viên của nhà trường chưa hợp lý, tỉ lệ về giới tính và độ tuổi có sự chênh lệch rất lớn (đa số là giáo viên nữ, số lượng giáo viên trẻ lớn). Hiện nay, ĐNGV đang ở giai đoạn chuyển giao thế hệ nên nhà trường thiếu những giáo viên giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn phục vụ công tác đào tạo mũi nhọn.
+ Công tác qui hoạch, bồi dưỡng, đào tạo giáo viên thực hiện chưa tốt và chưa mang lại hiệu quả cao.
+ Công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên chưa thực hiện thường xuyên và đồng bộ.
+ Nhà trường thiếu quyền tự chủ về tài chính, tuyển dụng, tuyển sinh dẫn tới việc thực hiện công tác qui hoạch cán bộ, thi đua khen thưởng chưa kịp thời, chưa động viên được những giáo viên có thành tích xuất sắc.
Từ những kết quả trên, luận văn đã đề xuất 6 biện pháp quản lý phát triển ĐNGV trường THPT Chuyên Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội:
Một là: Hoàn thiện quy hoạch phát triển ĐNGV đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.
Hai là: Đổi mới công tác tuyển chọn và sử dụng ĐNGV nhằm phát huy tối đa tiềm năng của đội ngũ.
Ba là: Tổ chức đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Bốn là: Tăng cường bồi dưỡng ĐNGV theo hướng tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho ĐNGV.
Năm là: Hoàn thiện hệ thống chính sách nhằm tạo động lực cho ĐNGV.
Sáu là: Xây dựng môi trường văn hóa, thân thiện và các điều kiện vật chất cho việc phát triển ĐNGV của nhà trường.
Chúng tôi mong muốn những biện pháp nêu trên sẽ được được áp dụng có hiệu quả tại trường THPT Chuyên Ngoại ngữ thuộc ĐHNN - ĐHQG Hà Nội để đem lại sự phát triển mạnh mẽ cho nhà trường cả về qui mô và chất lượng giáo dục. Đồng thời, những biện
xciv
pháp này sẽ là gợi ý tham khảo, vận dụng cho các trường THPT Chuyên nói chung, các trường THPT Chuyên nằm trong các trường ĐH nói riêng.