Còn một hạn chế trong chế độ đãi ngộ, trường THPT Chuyên Ngoại ngữ không có tài khoản riêng, do đó hầu như việc khen thưởng phụ thuộc

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung học phổ thông Chuyên Ngoại ngữ thuộc Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 63 - 68)

- ĐNGV phải có trình độ tổ chức dạy học theo phương pháp tổ chức cho học sinh hoạt động chiếm lĩnh kiến thức với cấp độ nâng cao dần đồng

Còn một hạn chế trong chế độ đãi ngộ, trường THPT Chuyên Ngoại ngữ không có tài khoản riêng, do đó hầu như việc khen thưởng phụ thuộc

ngữ không có tài khoản riêng, do đó hầu như việc khen thưởng phụ thuộc hoàn toàn vào trường ĐHNN. Nhà trường chưa thực hiện được việc khen thưởng đột xuất cho những giáo viên có thành tích đặc biệt như dạy đội tuyển học sinh giỏi có học sinh đạt giải quốc gia, có thành tích nghiên cứu khoa học xuất sắc.

2.4. Đánh giá thực trạng công tác quản lý phát triển ĐNGV Trƣờng THPT Chuyên Ngoại ngữ thuộc Trƣờng ĐHNN - ĐH Quốc gia Hà Nội Ngoại ngữ thuộc Trƣờng ĐHNN - ĐH Quốc gia Hà Nội

2.4.1. Những điểm mạnh trong công tác quản lý

Trong những năm học gần đây, cán bộ quản lý của trường THPT Chuyên Ngoại ngữ đã làm việc hiệu quả và quản lý nhà trường hoạt động tốt, hoàn thành nhiệm vụ năm học, đạt nhiều thành tích trong công tác giảng dạy.

- Cán bộ quản lý nhà trường đã xây dựng được Đề án phát triển trường THPT Chuyên Ngoại ngữ giai đoạn 2013 – 2020 và đã được ĐHQG Hà Nội thông qua.

- Công tác quản lý chuyên môn đạt kết quả tốt. ĐNGV của nhà trường đã không ngừng trau dồi và nâng cao trình độ chuyên môn, sáng tạo trong giảng dạy, đảm bảo kết quả giáo dục luôn ở mức cao. Uy tín và vị thế của nhà trường ngày càng được nâng cao.

- Công tác sử dụng ĐNGV được thực hiện hợp lý, hiệu quả, phát huy năng lực của cán bộ, giáo viên. Giáo viên trẻ được tạo cơ hội cống hiến và phát triển.

- Xây dựng được môi trường làm việc thân thiện, lành mạnh, cơ sở vật chất được nâng cấp và cải thiện đáp ứng yêu cầu giảng dạy. Khối đoàn kết trong nhà trường được giữ vững và phát huy.

lxiv

- Các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường hoạt động hiệu quả và phát huy được vai trò của mình, góp phần xây dựng nhà trường lớn mạnh.

- Thực hiện chế độ đãi ngộ công khai, minh bạch, đúng qui định của nhà nước.

2.4.2. Những hạn chế trong công tác quản lý

Công tác quản lý, phát triển ĐNGV tại trường THPT Chuyên ngoại ngữ vẫn còn một số hạn chế cần được khắc phục:

- Công tác qui hoạch cán bộ chưa thực hiện tốt, Ban giám hiệu nhà trường chưa có tiếng nói quyết định trong việc xây dựng và thực hiện qui hoạch.

- Công tác đánh giá giáo viên chưa chuyên nghiệp và hiệu quả. Việc đánh giá giáo viên chủ yếu phụ thuộc vào phản hồi của học sinh và phụ huynh học sinh. Nhà trường chưa thật sự sát sao trong công tác kiểm tra, đánh giá.

- Chưa thực hiện được việc khen thưởng, động viên cho những giáo viên có thành tích xuất sắc một cách kịp thời.

2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế trong công tác quản lý

Nguyên nhân lớn nhất gây ra những hạn chế trong công tác quản lý, phát triển ĐNGV là việc chưa tự chủ về tài chính và các nguồn lực khác. Hiện nay, nhà trường không có tài khoản riêng, hoàn toàn phụ thuộc vào trường ĐHNN về tài chính. Ngoài ra còn có các nguyên nhân: đang diễn ra sự chuyển giao thế hệ giáo viên trong nhà trường; số lượng giáo viên còn thiếu so với qui định; chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo viên.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong Chương 2, tác giả đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu thực trạng ĐNGV trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, các biện pháp quản lý phát triển ĐNGV từ năm 2009 đến 2013 gồm những nội dung: số lượng, cơ cấu và trình độ đào tạo, trình độ chuyên môn của ĐNGV; công tác tuyển chọn giáo viên mới; công tác phân công và sử dụng giáo viên; công tác kiểm tra, đánh giá; công tác đào tạo, bồi dưỡng; công tác thi đua khen thưởng và chế độ đãi ngộ;... Qua những số liệu điều tra và ý kiến đóng góp của các cán bộ quản lý, giáo viên trong nhà trường, tác giả đã xác định được những hạn chế trong công tác quản lý ĐNGV như: Ban giám hiệu nhà trường thiếu quyền tự chủ trong công tác tuyển dụng và

lxv

thực hiện chế độ đãi ngộ; cơ cấu giáo viên theo độ tuổi và giới tính chưa hợp lý (giáo viên trẻ chiếm đa số, tỷ lệ giáo viên nữ cao), công tác thanh tra, kiểm tra còn chưa thường xuyên;... Trước những yêu cầu về đổi mới giáo dục và thực hiện Đề án phát triển trường THPT Chuyên Ngoại ngữ thuộc ĐHNN - ĐHQG Hà Nội giai đoạn 2013 – 2020, công tác quản lý phát triển ĐNGV của nhà trường là nhiệm vụ cấp thiết.

Căn cứ cơ sở lý luận về quản lý phát triển ĐNGV đã trình bày trong chương 1, từ thực trạng quản lý phát triển ĐNGV trường THPT Chuyên Ngoại ngữ thuộc ĐHNN - ĐHQG Hà Nội đã trình bày tại chương 2, trong chương 3, luận văn đề xuất các biện pháp đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác quản lý phát triển ĐNGV trường THPT Chuyên Ngoại, đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay.

CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƢỜNG THPT CHUYÊN NGOẠI NGỮ THUỘC TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI TRƢỜNG THPT CHUYÊN NGOẠI NGỮ THUỘC TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

3.1. Các nguyên tắc xác định các biện pháp

Nguyên tắc là điều cơ bản định ra, nhất thiết phải tuân thủ theo trong suốt quá trình thực hiện. Căn cứ cơ sở lí luận về quản lí và phát triển ĐNGV trường THPT, THPT Chuyên ở Chương 1; căn cứ kết quả nghiên cứu khảo sát quản lý phát triển ĐNGV trường THPT Chuyên Ngoại ngữ thuộc ĐHNN - ĐHQGHNđược trình bày ở Chương 2 và các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và các văn bản pháp quy, các quy định của Nhà nước về quản lý và phát triển hệ thống trường THPT Chuyên, tác giả luận văn đề xuất các biện pháp quản lý có hiệu quả phát triển ĐNGV trường THPT Chuyên Ngoại ngữ thuộc ĐHNN - ĐH Quốc gia Hà Nội. Các biện pháp này được đề xuất dựa vào các nguyên tắc chủ yếu sau:

3.1.1. Nguyên tắc kế thừa và phát triển

Các biện pháp đề xuất trên cơ sở được xem xét, kế thừa những thành tựu đã đạt được trong thực tiễn, tổng kết kinh nghiệm, hệ thống lại trong một khung lí luận chung của đề tài về những ý tưởng sáng tạo đã được nhiều trường THPT Chuyên áp dụng.

Nguyên tắc này còn thể hiện ở sự kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có, đặc biệt là phát triển ĐNGV trường THPT Chuyên Ngoại ngữ thuộc ĐHNN - ĐH Quốc gia Hà

lxvi

Nội. Các biện pháp mới sẽ tiếp thu, kế thừa một cách có chọn lọc những tinh hoa mà các biện pháp trước đây đã đề xuất. Đồng thời, các biện pháp mới sẽ hoàn thiện hơn, phù hợp hơn trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới. Các biện pháp mới sẽ góp phần đem lại nhiều hiệu quả hơn trong bối cảnh môi trường triển khai của các biện pháp. Trong thực tế quá trình phát triển ĐNGV đã được nhà trường và trường chủ quản là ĐHNN quan tâm từ những ngày đầu thành lập. Trong tiến trình phát triển nhà trường và do yêu cầu đổi mới giáo dục cần điều chỉnh về tổ chức nhà trường, phân cấp quản lý nhà trường, xây dựng những qui chế, qui định tạo cho ĐNGV hiện nay có cơ hội phát triển toàn diện về số lượng cũng như chất lượng nhằm thực hiện xuất sắc nhiệm vụ giáo dục được giao.

3.1.2. Đảm bảo phù hợp với đặc trưng của Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ

Bất cứ một tổ chức hay cơ quan nào, khi thực một biện pháp quản lý thì biện pháp đó phải phù hợp với đối tượng được quản lý. Ở đây, các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của các biện pháp quản lý là ĐNGV của trường THPT Chuyên Ngoại ngữ thuộc ĐHNN - ĐH Quốc gia Hà Nội. Do đó, các biện pháp được xây dựng phải phù hợp với đặc điểm công việc, trình độ chuyên môn, năng lực của giáo viên nhà trường. Bên cạnh đó, các biện pháp cũng cần phải tính đến điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nhà trường; mối quan hệ và sự chi phối của cơ quan chủ quản là ĐHNN, ĐH Quốc gia đối với trường THPT Chuyên Ngoại ngữ.

3.1.3. Đảm bảo tính khả thi

Khi đưa ra một biện pháp quản lý, người quản lý phải trả lời câu hỏi: Biện pháp có thực hiện được hay không? Khả năng thực hiện thành công cao hay thấp? Đó chính là yêu cầu về tính khả thi của biện pháp. Biện pháp đặt ra phải phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương hoặc của cơ quan chủ quản của đơn vị. Mặt khác do định hướng phát triển kinh tế xã hội của đơn vị chủ quản và đặc điểm của trường Chuyên chi phối trực tiếp đến yêu cầu ĐNGV. Do đó, các biện pháp phải có tính đón đầu, với mục tiêu đưa ĐNGV phát triển. Các biện pháp đưa ra phải xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn, để giải quyết mâu thuẫn và cải tạo thực tiễn.

3.1.4. Nguyên tắc tính hiệu quả

Các biện pháp được xây dựng phải đảm bảo tính hiệu quả. Có nghĩa là các biện pháp đưa ra sẽ mang lại kết quả như thế nào? Một biện pháp được coi là có hiệu quả khi biện pháp đó đạt được mục tiêu đề ra với chi phí đầu vào thấp. Khi đưa ra các biện pháp

lxvii

đều phải cân nhắc đến tính vừa sức và cân đối với điều kiện hiện có, biện pháp đề ra phải đem lại chất lượng, hiệu quả cho sự phát triển của nhà trường. Tính hiệu quả còn thể hiện ở chỗ, biện pháp giải quyết được vấn đề đặt ra và không làm nảy sinh vấn đề mới phức tạp và khó khăn.

3.1.5. Nguyên tắc tính đồng bộ của các biện pháp

Các biện pháp đề ra phải gắn bó chặt chẽ với nhau, sự phát triển phải nhịp nhàng với nhau. Mỗi biện pháp giải quyết một vấn đề cụ thể, nhưng đặt cạnh nhau, việc giải quyết các vấn đề cụ thể cùng hướng đến giải quyết vấn đề lớn nhất, chung nhất. Các biện pháp có mối quan hệ hỗ trợ, tạo điều kiện và làm tiền đề cho nhau để cùng đạt mục đích chung đã đề ra.

3.2. Biện pháp quản lý phát triển ĐNGV Trƣờng THPT Chuyên Ngoại ngữ thuộc Trƣờng ĐHNN - ĐH Quốc gia Hà Nội Trƣờng ĐHNN - ĐH Quốc gia Hà Nội

3.2.1. Hoàn thiện quy hoạch phát triển ĐNGV đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường trường

3.2.1.1. Ý nghĩa

Qui hoạch phát triển ĐNGV là nhiệm vụ quan trọng của mỗi nhà trường. Việc qui hoạch thể hiện sự bố trí sắp xếp toàn bộ ĐNGV trong nhà trường từ quá trình tuyển chọn, lựa chọn đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp vị trí công tác của giáo viên trong từng giai đoạn nhất định, đảm bảo yêu cầu đủ về số lượng, chuẩn hóa chất lượng, đồng bộ cơ cấu, đáp ứng qui mô đào tạo và nâng cao chất lượng giáo dục. Hoàn thiện qui hoạch phát triển ĐNGV là căn cứ giúp hiệu trưởng trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, lãnh đạo trường ĐHNN - ĐHQGHNxây dựng được kế hoạch phát triển cụ thể, tạo thế chủ động trong điều hành để chất lượng giáo dục của nhà trường cũng như ĐNGV phát triển ổn định, bền vững.

3.2.1.2. Nội dung

- Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng ĐNGV trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, dựa trên cơ sở phân tích thực trạng tình hình phát triển giáo dục của nhà trường hiện nay và qui mô đào tạo các giai đoạn phát triển tiếp theo đề ra kế hoạch điều chỉnh số lượng, chất lượng và cơ cấu của ĐNGV. Ở đây cần chú ý đến qui mô phát triển nhà trường (mở rộng qui mô đào tạo), qui mô học sinh, qui mô về giáo viên tương ứng, từ đó xác định được nhu cầu về số lượng giáo viên, chất lượng giáo viên.

lxviii

- Căn cứ qui định về giờ chuẩn, vượt chuẩn của giáo viên giảng dạy trong trường Chuyên, tỉ lệ học sinh / giáo viên để xây dựng qui hoạch số lượng giáo viên.

- Qui hoạch ĐNGV đồng bộ cơ cấu, thâm niên, giới tính, độ tuổi.

- Kiểm tra, tổng kết nhằm nâng cao chất lượng việc hoàn thiện qui hoạch, phát triển ĐNGV trường THPT Chuyên Ngoại ngữ.

3.2.1.3. Tổ chức thực hiện

- Ban giám hiệu trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, Phòng Tổ chức cán bộ trường ĐHNN căn cứ vào chuẩn giáo viên giảng dạy tại trường THPT Chuyên để điều tra, khảo sát thực trạng cơ cấu, chất lượng ĐNGV trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, căn cứ qui mô phát triển nhà trường trong từng năm học, từng giai đoạn để có kế hoạch tuyển dụng giáo viên, phân công, bố trí giáo viên hợp lí.

- Nghiên cứu, tham mưu và dự báo nhu cầu, xu thế phát triển và qui mô đào tạo của trường THPT Chuyên Ngoại ngữ trong giai đoạn 5 năm tiếp theo để cân đối. Phân tích môi trường bên trong để dự báo khối lượng công việc: Hiện nay khối lượng công việc vẫn dựa trên chỉ tiêu tuyển sinh, vì vậy nhà trường cần dựa vào số lượng học sinh được tuyển sinh để có kế hoạch phân tích công việc.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung học phổ thông Chuyên Ngoại ngữ thuộc Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 63 - 68)