Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng ĐNG

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung học phổ thông Chuyên Ngoại ngữ thuộc Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 61 - 62)

- ĐNGV phải có trình độ tổ chức dạy học theo phương pháp tổ chức cho học sinh hoạt động chiếm lĩnh kiến thức với cấp độ nâng cao dần đồng

Sơ đồ2.1 Sơ đồ tổ chức của Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ

2.3.5. Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng ĐNG

Đào tạo và bồi dưỡng là hai quá trình tác động đến con người nhằm trang bị hoặc trang bị thêm kiến thức kỹ năng cho mỗi con người với mục đích hoàn thiện, nâng cao kỹ năng sống và hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực nhất định. Đào tạo và bồi dưỡng ĐNGV là một công việc không bao giờ kết thúc bởi xu hướng của giáo dục thời đại ngày nay là “học tập suốt đời ”. Đào tạo và bồi dưỡng ĐNGV là khâu quan trọng trong

công tác quản lý nhằm trực tiếp nâng cao chất lượng đội ngũ, góp phần đáng kể vào việc nâng cao hiệu quả đào tạo của nhà trường. Do đó quá trình đào tạo, bồi dưỡng phải là một quá trình học thật, thi thật để trở thành người có năng lực thật tương xứng với bằng cấp được đào tạo.

Muốn làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV thì việc quy hoạch đội ngũ cán bộ công chức, viên chức là nội dung trọng tâm đảm bảo cán bộ và giáo viên đi vào nền nếp, chủ động đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và trong tương lai, đầu tư phát triển về số lượng và chất lượng ĐNGV, cũng như khắc phục tình trạng thiếu hụt, không đồng bộ về cơ cấu, loại hình. Nhận thức rõ điều đó, trong những năm gần đây Trường THPT

lxii

Chuyên Ngoại ngữ ngày càng có những chuyển biến tích cực có hiệu quả trong công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV góp phần thực hiện chuẩn hoá, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của ĐNGV. Nhà trường đã triển khai nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng ĐNGV, cụ thể là:

- Khuyến khích giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm và phổ biến kết quả nghiên cứu cho tập thể giáo viên trong trường.

- Tổ chức biên soạn tài liệu chuẩn Kiến thức – kĩ năng cho đối tượng học sinh chuyên ngoại ngữ.

- Phối hợp với trường bạn tổ chức các chuyên đề về chuyên môn nhằm tạo điều kiện cho giáo viên giao lưu, học hỏi kinh nghiệm giảng dạy.

- Trường đã động viên, khuyến khích, sắp xếp bố trí cho nhiều giáo viên đi học NCS, cao học ở trong nước và nước ngoài, mở một số lớp nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học.

Tuy nhiên, do không có sự tự chủ về tài chính, việc cử giáo viên đi học nâng cao trình độ còn gặp nhiều khó khăn và thủ tục phức tạp (do phụ thuộc vào quyết định của trường ĐHNN).

2.3.6. Thực trạng thực hiện các chế độ chính sách đãi ngộ ĐNGV

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung học phổ thông Chuyên Ngoại ngữ thuộc Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)