8. Cấu trúc luặn văn
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạyhọc môn tiếng An hở các trƣờng
THPT quận Lê Chân - thành phố Hải Phòng.
3.2.1. Giáo dục nâng cao nhận thức cho HS về tầm quan trọng của môn tiếng Anh
3.2.1.1. Mục tiêu biện pháp
Làm một công viêc đúng hay sai bắt nguồn từ việc nhận thức đúng hay sai về công việc đó. Muốn học tốt môn ngoại ngữ nói chung hay môn tiếng Anh nói riêng thì HS phải nhận thức rõ đƣợc tầm quan trọng của nó. Việc giáo dục nhận thức cho HS về tầm quan trọng của môn tiếng Anh là việc làm đầu tiên của các nhà quản lý, của các thầy cô giáo dạy môn tiếng Anh trong nhà trƣờng. Thế kỷ XIX là thế kỷ của sự bùng nổ thông tin. Chúng ta không thể tồn tại và phát triển nếu chúng ta không hội nhập. Ngoại ngữ chính là phƣơng tiện để chúng ta hội nhập thế giới. Tiếng Anh đƣợc coi là ngôn ngữ quốc tế, vì vậy tiếng Anh càng ngày càng là nhu cầu cần thiết của mọi ngƣời, của mọi ngành. Biện pháp này giúp HS nhận thức đúng tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ với hiện tại và công việc tƣơng lai sau này để họ có mục đích rõ ràng trong học tập. Vậy việc
giáo dục nâng cao nhận thức cho HS về tầm quan trọng của môn tiếng Anh là nhiệm vụ của các CBQL và các thầy cô giáo.
3.2.1.2. Nội dung và cách thức tiến hành.
+ Nội dung
Muốn giáo dục nâng cao nhận thức về tầm quan trọng môn tiếng Anh thì trƣớc hết ngƣời CBQL phải có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của bộ môn này. Một điều rất quan trọng và rất cần thiết để dẫn dắt cả tập thể đi đúng hƣớng phát triển nhƣ kế hoạch đã đề ra. Ngƣời ta nói, muốn cho mỗi cá nhân phát huy hết khả năng của mình thì tập thể những ngƣời lãnh đạo phải biết tạo ra những gì thuận lợi nhất, hợp lý nhất trong xây dựng và chỉ đạo thực hiện đƣờng lối, quan điểm lãnh đạo, cách thức xây dựng kế hoạch của đơn vị, tổ chức lãnh đạo cho đến kiểm tra, đánh giá. Chẳng hạn nhƣ kế hoạch của đơn vị ngoài việc đảm bảo thực hiện và hoàn thành các nội dung kế hoạch, nhiệm vụ của tập thể, cần cân nhắc xem các cá nhân CB, GV và HS có chủ động trong công việc đƣợc giao, có đƣợc khuyến khích đƣa ra những ý tƣởng sáng tạo không, có đƣợc tập thể tạo cơ hội đề xƣớng và phát triển kế hoạch của bản thân mình hay không.v.v…Mọi thành công hay thất bại của tập thể phần lớn dựa vào những yếu tố tuy bé nhỏ nhƣng rất quan trọng này. Kết quả nhận thức đúng đắn của các CBQL trong công tác quản lý dạy học tiếng Anh chắc chắn sẽ giúp cho GV và HS có thêm những điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện nhiệm vụ của mình, tạo nên một khối thống nhất hữu cơ từ trên xuống, từ trong ra ngoài, từ tập thể đến từng cá nhân trong nhà trƣờng hiểu hết thân ái và đoàn kết giúp đỡ nhau vun đắp ngày càng tốt tƣơi thêm “Cây thành tích” của toàn trƣờng. Ngƣời ta nói “ đồng tâm hiệp lực” việc gì cũng xong quả chẳng sai!.
CBQL quán triệt cho các thầy cô giáo (nhất là GV tiếng Anh và GVCN) tầm quan trọng của bộ môn. Có thể nói ngƣời GV vừa là đối tƣợng vừa là chủ thể của việc nâng cao nhận thức của mình trong giảng dạy bộ môn tiếng Anh. Mỗi GV cần xây dựng cho mình một quan điểm, đúng đắn hơn, nghiêm túc hơn đối với vị trí là ngƣời truyền đạt kiến thức bộ môn cho HS. Từng GV trƣớc tiên là tấm gƣơng cho chính bản thân mình về ý thức trách nhiệm đối với đạo đức và chuyên môn cá nhân, không ngừng học tập và tự bồi dƣỡng mình.
Với tƣ cách là “ngƣời đứng trên bục giảng” trong quá trình truyền đạt kiến thức cho HS, dù là bằng ngôn ngữ gì, thì mỗi GV phải thể hiện cho đƣợc ý thức trách nhiệm và tình cảm nghề nghiệp một cách sâu sắc đối với bộ môn. Họ phải biết mình là ai, phải làm gì và làm nhƣ thế nào để xứng đáng với vai trò, vị trí mà xã hội giao phó cho họ. Có nhƣ vậy mới mong đƣợc những lớp lớp HS say mê học tập, nghiên cứu và ứng dụng kiến thức bộ môn học đƣợc đƣa vào thực tế và cuộc sống sau này. Bên cạnh đó nhà trƣờng phải tạo điều kiện có thể có cho đội ngũ này thể hiện mình bằng các hoạt động thiết thực nhƣ tuyên truyền, vận động, tạo điều kiện thuận lợi nhất về cơ chế, chính sách để khyến khích và thu hút họ tham gia một cách chủ động, tích cực và sáng tạo các công tác đƣợc giao nhƣ hƣớng dẫn, bồi dƣỡng cho HS giỏi, phù đạo HS yếu, kém.
Hiệu trƣởng chỉ đạo GV tiếng Anh và GVCN giáo dục nâng cao nhận thức cho HS về tầm quan trọng của môn ngoại ngữ. Nếu đƣợc nhận thức tốt, đƣợc động viên khích lệ thì mỗi HS sẽ đƣợc phát huy sở trƣờng của mình và cố gắng vƣơn lên trong học tập. Các thầy cô giáo có thể trực tiếp giảng giải về tầm quan trọng môn ngoại ngữ, có thể gián tiếp cung cấp tài liệu cho các HS tham khảo nhƣ: Số lƣợng các nƣớc và số ngƣời nói tiếng Anh trên thế giới. Trong các văn bản giao dịch quốc tế ngƣời ta sử dụng những tiếng gì và nhất là nghề
nghiệp sau này liên quan đến môn tiếng Anh nhƣ thế nào. Ngoài ra, nhà trƣờng tổ chức các buổi Se-mi-na cho HS bàn về tầm quan trọng của môn tiếng Anh.
3.2.1.3. Điều kiện thực hiện
Bản thân ngƣời hiệu trƣởng phải nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của môn tiếng Anh.
Bản thân mỗi thầy cô giáo tiếng Anh, GVCN phải hiểu rõ tầm quan trọng của môn tiếng Anh.
Phải có những buổi se-mi-na với sự chuẩn bị chu đáo của ngƣời điều hành, giải thích những vƣớng mắc của HS, cho HS trình bày ý kiến của mình về tầm quan trọng của môn tiếng Anh, từ đó có sự điều chỉnh cho các em.
Tài liệu cung cấp cho HS phải đúng, phong phú về nội dung, đẹp về hình thức, đủ về số lƣợng và về chất lƣợng.
3.2.2. Xây dựng động cơ học môn tiếng Anh cho HS
3.2.2.1. Mục tiêu biện pháp
Động cơ chính là nội lực thúc đẩy con ngƣời làm một việc gì đó. Động cơ đúng thì làm việc đúng. Nếu làm việc không có động cơ thì công việc sẽ không đi đến đâu, không biết làm để làm gì và dẫn đến việc làm không có hiệu quả. Học môn tiếng Anh cũng vậy việc xác định động cơ cho HS là công việc rất quan trọng vì xác định động cơ học tập đúng đắn sẽ dẫn đến việc học môn tiếng Anh có chất lƣợng.
3.2.2.2. Nội dung và cách thức tiến hành
+ Nội dung
Muốn học môn tiếng Anh có hiệu quả, muốn quá trình học mang tính tự giác, chủ động, sáng tạo thì mỗi HS cần phải đƣợc xác định và tự xác định động cơ học tập đúng đắn. Việc làm này trƣớc hết phải từ GV dạy môn tiếng Anh và GV chủ nhiệm. Bản thân GV dạy tiếng Anh và GV chủ nhiệm nhận thức rõ tầm
quán trọng của việc xác định động cơ học tập đúng đắn và có trách nhiệm xây dựng động cơ học tiếng Anh cho HS một cách nghiêm túc thì mỗi một HS mới có thể tự mình xác định động cơ học tiếng Anh cho chính mình một cách đúng đắn.
+ Cách thức tiến hành
Hiệu trƣởng quán triệt cho GV môn tiếng Anh việc quan trọng của việc xác định đúng đắn động cơ học tiếng Anh.
Mỗi GV có trách nhiệm giúp HS xác định động cơ cho việc học tiếng Anh qua việc giới thiệu cho các em về nƣớc Anh, về những cảnh đẹp, phong tục tập quán, về con ngƣời… và về những nƣớc nói tiếng Anh. Từ việc các em hiểu biết đƣợc về đất nƣớc mà mình sẽ học tiếng nói các em có hứng thú, say mê học tiếng để tìm hiểu cái mới lạ, cái hay của nƣớc đó.
Bên cạnh đó GV cần cho các em thảo luận về mục đích của việc học tiếng Anh. Với những câu hỏi: Học tiếng Anh để làm gì? tiếng Anh giúp gì trong công việc tƣơng lai? Để giúp các em định hƣớng đúng đắn về mục tiêu học tập, động cơ thái độ học tập.
Các thầy cô giáo giúp các em trong phần trả lời các câu hỏi và rút ra đƣợc mục đích của việc học ngoại ngữ.
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện
Hiệu trƣởng cần nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xác định động cơ học môn tiếng Anh cho HS.
GVCN và GV môn tiếng Anh cần nhận thức rõ tầm quan trọng của việc hình thành động cơ học môn tiếng Anh cho HS.
Mỗi HS cần phải tự giác xác định động cơ đúng đắn của việc học môn tiếng Anh qua sự giúp đỡ của GVBM, GVCN.
3.2.3. Xây dựng kế hoạch giảng dạy và học tập nhằm thực hiện mục tiêu và chương trình dạy học. chương trình dạy học.
3.2.3.1. Mục tiêu biện pháp
Xây dựng kế hoạch giảng dạy và học tập bộ môn là công việc quan trọng của ngƣời quản lý giáo dục nhà trƣờng. Xây dựng kế hoạch là vạch ra những công việc cụ thể hƣớng tới hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao ứng với mỗi công việc có phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong Hội đồng giáo dục. Xây dựng kế hoạch giảng dạy môn tiếng Anh phải dựa trên cơ sở thực tế của nhà trƣờng là nguồn nhân lực, tài chính, CSVC, thiết bị dạy học….
Kế hoạch của ngƣời CBQL càng thực tế bao nhiêu thì tính khả thi càng cao bấy nhiêu. Năng lực của CBQL thể hiện rất nhiều ở việc xây dựng kế hoạch cho đơn vị.
3.2.3.2. Nội dung và cách thức tiến hành
+ Nội dung
Hiệu trƣởng có những nhiệm vụ sau:
- Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch chung
- Chỉ đạo tổ chuyên môn hƣớng dẫn GV xây dựng kế hoạch dạy học. - Chỉ đạo tổ chuyên môn quản lý hoạt động giảng dạy của GV, theo dõi đôn đốc việc thực hiện chƣơng trình đủ và đúng tiến độ thời gian , soạn bài và lên lớp đúng quy định, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS.
- Xây dựng kế hoạch giảng dạy và học tập nhằm thực hiện mục tiêu và chƣơng trình môn tiếng Anh trên cơ sở đơn vị là tổ chuyên môn. GV các trƣờng THPT đƣợc tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn học. Mỗi tổ chuyên môn có một tổ trƣởng, một tổ phó do Hiệu trƣởng chỉ định và giao nhiệm vụ. Hiệu trƣởng quản lý hoạt động chuyên môn của tổ thông qua tổ trƣởng chuyên môn.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hƣớng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chƣơng trình và các quy định khác của Bộ giáo dục và Đào tạo.
- Tổ chức bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chức kiểm tra đánh giá chất lƣợng thực hiện nhiệm vụ của GV theo kế hoạch của nhà trƣờng.
- Đề xuất khen thƣởng đối với GV. Trong kế hoạch giảng dạy và học tập nhằm thực hiện mục tiêu và chƣơng trình môn tiếng Anh bao gồm kế hoạch giảng dạy của thầy và kế hoạch học tập của HS.
Kế hoạch giảng dạy của thầy gồm:
- Xây dựng kế hoạch tổng thể đầu năm học. Thực hiện chƣơng trình theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo dựa trên kế hoạch chung tổ chuyên môn.
- Chuẩn bị bài và các phƣơng tiện cho bài giảng - Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS - Bồi dƣỡng HS giỏi
- Phù đạo HS yếu kém....
Kế hoạch học tập của HS gồm :
- Chuẩn bị sách vở, tài liệu học tập bộ môn. - Soạn bài, làm bài tập ở nhà.
- Tham gia các tiết học chính khoá trên lớp. - Tham gia học tập các chƣơng trình ngoại khoá.
- Tham gia kiểm tra và tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của bản thân. Ngƣời cán bộ quản lý căn cứ vào đặc điểm tình hình cụ thể của đơn vị mình mà xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ phân công công tác cho GV. Việc phân công giảng dạy cho GV là công việc quan trọng nhất trong việc thực hiện nhiệm vụ. Khi phân công giảng dạy cho GV cần thực hiện tốt các nguyên tắc sau:
- Phải đặt hiệu quả của sự phân công lên vị trí số 1 vì việc hoàn thành mục tiêu giáo dục của nhà trƣờng trƣớc hết phụ thuộc vào sự phân công đúng ngƣời, đúng việc sẽ tạo ra động lực cho ngƣời dạy hoàn thành tốt nhất công việc đƣợc giao.
- Kết hợp hài hoà giữa lợi ích của nhà trƣờng với lợi ích của GV trong đó chú trọng đến nguyện vọng và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng GV để phân công. Ngƣời GV sẽ nhiệt tình đem hết khả năng của mình cống hiến cho nhà trƣờng khi họ đƣợc quan tâm đúng mức.
Môn tiếng Anh là môn thi bắt buộc trong kỳ thi THPT vì vậy việc phân công GV giảng dạy ở lớp 12, lớp cuối cấp cần đƣợc quan tâm đúng mức. Những GV có kinh nghiệm sẽ đƣợc bố trí dạy ở các lớp này, GV có trình độ cao, tay nghề tốt sẽ đƣợc phân công dạy các lớp mũi nhọn để tham gia thi HS giỏi các cấp.
Sau khi phân công, GV ở các nhóm chuyên môn tiến hành lập kế hoạch công tác cho những phần việc đƣợc phân công trong từng học kỳ và cả năm. trong kế hoạch của nhóm phải thể hiện đƣợc rõ từng nội dung công việc.
+ Cách thức tiến hành
Cần gắn liền hoạt động xây dựng và thực hiện kế hoạch của thày với kế hoạch học tập của trò. Trong khi tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện chƣơng trình của GV, Hiệu trƣởng xem xét tính khả thi của kế hoạch giảng dạy của GV đối với việc học tập của HS.
Ban giám hiệu thống nhất các yêu cầu về việc xây dựng kế hoạch giảng dạy bộ môn với toàn thể cán bộ GV trong hội đồng. Tổ trƣởng tổ ngoại ngữ cần báo cáo kế hoạch phân công giảng dạy với Hiệu trƣởng trƣớc khi bắt đầu vào năm học mới. Ban giám hiệu lên kế hoạch cho cả năm học cụ thể: chủ đề năm
học, các chỉ tiêu phấn đấu ở từng bộ môn...Trên cơ sở đó các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch cho tổ, nhóm của mình.
Để giám sát việc thực hiện biện pháp quản lý cụ thể, thiết thực, hiệu quả ngƣời CBQL cần tiến hành những việc cụ thể nhƣ:
Theo dõi việc thực hiện thời khoá biểu của GV bộ môn. Thời khoá biểu của nhà trƣờng thể hiện kế hoạch giảng dạy của toàn thể GV nhà trƣờng. Thời khoá biểu phải thể hiện tính hợp lý, khoa học trong việc thực hiện chƣơng trình giảng dạy.
Theo dõi việc thực hiện qua các loại hồ sơ chuyên môn: giáo án, sổ báo giảng, sổ ghi đầu bài, sổ trực của giám thị. Những loại hồ sơ này thể hiện nội dung, tiến độ thực hiện chƣơng trình giảng dạy của GV.
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện
GV phải nhận thức đầy đủ vai trò quan trọng của công việc lập kế hoạch giảng dạy môn ngoại ngữ ở trƣờng THPT. Việc xây dựng kế hoạch giảng dạy và học tập phải đƣợc tiến hành nghiêm túc ở từng GV.
Cơ sở vật chất phải đáp ứng đƣợc yêu cầu của dạy môn tiếng Anh nhất là những thiết bị dạy học hiện đại phục vụ cho quá trình đổi mới giáo dục hiện nay.
Kế hoạch giảng dạy của GV phải gắn với kế hoạch học tập của HS.
Ban giám hiệu phải thƣờng xuyên kiểm tra, đánh giá và có những điều chỉnh cần thiết.
3.2.4. Xây dựng nề nếp giảng dạy và học tập môn tiếng Anh.
3.2.4.1. Mục tiêu biện pháp
Quản lý nề nếp dạy học là tác động có mục đích, có kế hoạch của hiệu trƣởng nhằm tạo dựng ý thức tự giác, tự chủ là tự quản hành vi thói quen làm