8. Cấu trúc luặn văn
1.3. Vị trí, vai trò môn tiếng Anh trong trƣờng THPT
Trong xu hƣớng toàn cầu hóa kinh tế, Việt Nam đã và đang bƣớc vào hội nhập với khu vực và quốc tế. Trong những điều kiện cần thiết để hội nhập phát triển thì ngoại ngữ là điều kiện tiên quyết, là một công cụ, phƣơng tiện đắc lực và hữu hiệu. Biết ngoại ngữ có thể giúp đƣợc chúng ta học hỏi kinh nghiệm hay của các nƣớc đi trƣớc, rút ngắn quãng đƣờng phải mầy mò, tránh lặp lại những bƣớc đi không cần thiết trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Mặt khác cũng tạo ra cơ hội cho từng ngƣời dân có thể lựa chọn, tìm kiếm việc
làm trong nƣớc và nƣớc ngoài, giúp con ngƣời phát triển những giá trị nhân văn,... đặc biệt là tạo cơ hội cho thế hệ trẻ của nƣớc ta có thể theo học, nghiên cứu mở mang kiến thức ở bất cứ nơi đâu hứa hẹn một tƣơng lai tốt đẹp cho cá nhân họ và những cống hiến thực sự cho đất nƣớc. Để hòa nhập vào sự phát triển chung của xã hội, tìm cho mình một chỗ đứng thực sự trong thế giới ngày nay, chúng ta phải dặc biệt quan tâm đến việc dạy và học ngoại ngữ trong nhà trƣờng.
Xuất phát từ những yêu cầu cấp bách của thực tiễn, Đảng và Chính phủ đã có nhiều chỉ thị đẩy mạnh việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân nƣớc ta nhằm phục vụ tích cực hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Ngày 11/4/1968 thủ tƣớng Chính Phủ đã ra chỉ thị số 43/TT về phƣơng hƣớng và nhiệm vụ dạy và học ngoại ngữ ở các trƣờng đại học, trung học chuyên nghiệp và các trƣờng THPT.
Ngày 7/9/1972, Thủ tƣớng Chính phủ ra quyết định số 251/TT về việc cải tiến và tăng cƣờng công tác dạy học ngoại ngữ trong các trƣờng Phổ thông.
Ngày 11/5/2001. Bộ giáo dục và Đào tạo đã ra thông tƣ số 3668/VP về “ Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 40/2000.QH10 của Quốc hội khóa X về đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thông”, và giao cho Viện Khoa học giáo dục (nay là Viện Chiến lƣợc và Chƣơng trình giáo dục) chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ dự thảo đề án. “Giảng dạy học tập ngoại ngữ trong trƣờng phổ thông”. Tháng 9/2004, Bộ giáo dục và Đào tạo đã có Dự thảo “Đề án giảng dạy, học tập ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam giai đoạn 2004 – 2015.
Ngoại ngữ đƣợc quy định trong chƣơng trình giáo dục là ngôn ngữ sử dụng phổ biến trong giao dịch quốc tế. Ở trƣờng THPT thì ngoại ngữ là bộ môn bắt buộc. Việc tổ chức dạy ngoại ngữ trong nhà trƣờng phải đảm bảo để ngƣời học đƣợc học liên tục và có hiệu quả, họat động dạy và học ngoại ngữ là một hoạt động phức tạp: ngƣời học cần phải tái tạo lại một ngôn ngữ cụ thể.
Trình độ văn hóa bao gồm trình độ học vấn bộ môn và năng lực tƣ duy. Bộ môn ngoại ngữ có mục đích nâng cao độ hiểu biết của ngƣời học trong hai lĩnh vực chủ yếu là ngôn ngữ học và ngôn ngữ đất nƣớc học đồng thời góp phần nâng cao năng lực tƣ duy của họ. Bởi vì để thực hiện tốt chức năng giao tiếp, việc rèn thói quen tƣ duy bằng chính ngoại ngữ là hết sức quan trọng. Làm tốt điều này sẽ giúp cho ngƣời học nói và viết ngoại ngữ nhƣ ngƣời bản xứ. Bộ môn ngoại ngữ góp phần làm hoàn chỉnh thêm những thao tác tƣ duy cơ bản nhƣ phân tích so sánh, đối chiếu, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tƣợng hóa và phát triển thêm một bƣớc tƣ duy logic nhƣ diễn đạt tƣ tƣởng một cách mạch lạc, sáng sủa, gãy gọn và có lý lẽ về mặt phẩm chất đạo đức, bộ môn ngoại ngữ có nhiều điều kiện thực hiện mục đích giáo dục thế giới quan và nhân sinh quan. Ngoại ngữ là hiện tƣợng xã hội, là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con ngƣời và rất gắn bó với việc phát triển tƣ duy và văn hóa. Hƣớng theo mục đích trên đây, bộ môn ngoại ngữ cần đạt tới những yêu cầu trên ở cả phƣơng diện nhận thức tƣ tƣởng lẫn trong hoạt động thực tiễn của ngƣời học.
Sau khi hoàn thành chƣơng trình học, học sinh tốt nghiệp lớp 12 phải sử dụng đƣợc tiếng Anh thể hiện qua việc đọc hiểu các tài liệu nhƣ sách, báo phù hợp với trình độ đƣợc học, đồng thời có khả năng giao tiếp bằng tiếng nƣớc ngoài về các vấn đề sinh hoạt đơn giản trong các tình huống thực hàng ngày góp phần hỗ trợ cho việc học tập các bộ môn học khác, phát triển trí tuệ cần thiết để tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động nghề nghiệp sau này.