5. Giới hạn nghiên cứu của luận văn
1.2.2. Khái niệm về CĐR
Theo tác giả Stephen Adam (2006) trong bài “Giới thiệu về CĐR: xem xét đặc điểm, chức năng, vị trí của CĐR với những tiêu chuẩn của những ĐH ở Châu âu” thì không có một định nghĩa chính xác nào về CĐR khắp Châu Âu và toàn thế giới. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là cần phải đƣa ra một vấn đề mà những
ngƣời sử dụng nó có những sự khác nhau từ Bắc Âu, Úc, New Zeland, Nam Phi và Hoa Kỳ và ý nghĩa không có sự thay đổi nhiều. CĐR đƣợc định nghĩa nhƣ sau: [16]
“Là một khái niệm mà người học cần biết, hiểu và có thể ứng dụng vào cuối giai đoạn của quá trình học tập”. (Định nghĩa đƣợc sử dụng bởi SEEC, NICCAT, NUCCAT) [15].
“Khái niệm mà người học cần biết, hiểu hoặc đó là kết quả của kinh nghiệm học tập” [15].
“CĐR thường được định nghĩa theo quan điểm kiến thức, kỹ năng, thái độ mà SV có được vào cuối giai đoạn tham gia học tập ở bậc ĐH”. (Nguồn: US, Council for Higher Education Accreditation (CHEA)) [15].
“CĐR là những khái niệm mà một người học phải biết hoặc có thể xem đó là kết quả của các hoạt động học tập. CĐR thường được biết đến thông qua kiến thức, kỹ năng, thái độ”. (Nguồn: American Association of Law Libraries:
http://www.aallnet.org).
“CĐR là kết quả có thể đo đếm được”. (Nguồn: ĐH Hertfordshire:
http://www.herts.ac.uk/tli/locguidemain.html).
“Khái niệm CĐR phụ thuộc vào tiêu chuẩn của hệ thống giáo dục tại địa phương. CĐR là một khái niệm mà SV có thể biết và đạt được một số điểm nào đó thông qua chương trình học”. (Nguồn:Government of British Colombia Ministry of education) [15].
“CĐR là sự khẳng định của những điều kỳ vọng, mong muốn một người tốt nghiệp có khả năng làm được nhờ kết quả của quá trình đào tạo (theo Jenkins and Unwin)” [15].
“CĐR là lời khẳng định của những điều mà chúng ta muốn SV của chúng ta có khả năng làm, biết, hoặc hiểu nhờ hoàn thành một khóa đào tạo. (Nguồn: Univ. New South Wales, Australia)” [15].
CĐR của một chương trình giáo dục đào tạo là nội hàm chất lượng tối thiểu của người tốt nghiệp chương trình đó; là những chỉ số về phẩm chất, kiến thức, kỹ năng/kỹ sảo, tính cách/ hành vi và khả năng/ năng lực hay tổng quát hơn là “kỹ
37
năng cứng” và “kỹ năng mềm” của sản phẩm đào tạo – người học có được sau khi kết thúc chương trình giáo dục đào tạo đó trong nhà trường [7].
Rõ ràng, các định nghĩa ở trên về CĐR không khác nhau mấy. CĐR là một khái niệm về những gì mà một SV/ngƣời học dự kiến có thể làm đƣợc vào cuối môn học/khóa học. Những định nghĩa nói trên có một điểm chung là xem xét chính xác những gì mà SV/ngƣời học có thể tiếp thu đƣợc về kiến thức, kỹ năng, thái độ khi họ hoàn thành khóa học.