Tổng quan về công ty.

Một phần của tài liệu kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH may và thương mại Việt Thành (Trang 29 - 33)

2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Tên gọi doanh nghiệp: Công ty TNHH May và thương mại Việt Thành Trụ sở giao dịch: Gia Đông- Thuận Thành- Bắc Ninh

Quyết định thành lập số 108 ngày 27-8-1996 Số lượng lao động: gần 1000 người

Số điện thoại: 02413.774.100 Số Fax : 02413 774 100 . Giám đốc : Phan Xuân Sơn Mã số thuế: 23 00 52 34 77 Các ngành nghề kinh doanh:

- Sản xuất sản phẩm dệt may các loại

- Xuất, nhập khảu các ngành nghề kinh doanh của công ty - Giặt, in, thêu và sản xuất bao bì

- Cắt và may các sản phẩm

- Kinh doanh nguyên, phụ liệu hàng may mặc…

2.1.1.2 Chức năng , nhiệm vụ của công ty TNHH may và thương mại Việt Thành.

Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực may mặc lên cung cấp các mặt hàng quần áo, giặt, in, thêu và sản xuất bao bì, kinh doanh nguyên, phụ liệu may mặc ..cho thị trường trong nước và nước ngoài.

Công ty đã giữ vững định hướng XHCN coi trọng hiệu quả kinh tế xã hội trong phát triển sản xuất kinh doanh và lựa chọn dự án đầu tư phát triển Công ty theo định hướng hiện đại, khoa học và công nghệ tiên tiến.

Đẩy mạnh xuất khẩu may các hàng may mặc, gia công, kinh doanh hàng may mặc nội địa.

Có tư cách pháp nhân đầy đủ, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế, bảo toàn vốn và thực hiện nghĩa vụ đối với cấp trên, đối với ngân sách nhà nước.

2.1.1.3 Đặc điểm tổ chức công tác quản lý.

a) Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty.

Doanh nghiệp muốn phát triển và tồn tại lớn mạnh ngoài vốn, chuyên môn của từng thành viên trong Công Ty thì phải có bộ máy quản lý tốt. Qua sơ đồ dưới ta thấy bộ máy tổ chức nhân sự của Công ty được sắp xếp trên cơ sở gọn nhẹ, hiệu quả với các phòng ban được phân cách rõ ràng phù hợp với công việc kinh doanh của Công ty.

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty ( Phụ lục 2.1)

b)Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

- Giám đốc: là người đứng đầu lãnh đạo công ty và chịu trách nhiệm chung về toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị. Do đó có trách nhiệm thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước cũng như tổ chức và điều hành toàn bộ hệ thống.

- Phó giám đốc: là những người giúp việc cho giám đốc, được uỷ quyền thay mặt giám đốc kí kết các hợp đồng, phối hợp công tác với tổ chức đoàn thể trong doanh nghiệp, thực hiện chỉ đạo sản xuất kinh doanh và an toàn lao động.

- Phòng kỹ thuật: trên cơ sở hoạt động sản xuất, các tài liệu của phòng kế hoạch cung cấp làm căn cứ để thiết kế, xây dựng các chỉ tiêu kỹ thuật cho từng loại sản phẩm, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đã trình duyệt.

- Phòng kế hoạch xuất, nhập khẩu: là bộ phận tham mưu của công ty về công tác quản lý và xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư cho sản xuất, tổ chức kinh doanh thương mại, xây dựng + Ban kế hoạch: xây dựng và phân bổ kế hoạch theo yêu cầu sản xuất để giao cho các phân xưởng, xí nghiệp sản xuất, xây dựng kế hoạch tác nghiệp từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ.

+ Ban xuất nhập khẩu: trực tiếp ghi nội dung các buổi đàm phán, làm thủ tục nhập xuất hàng. Hoàn chỉnh chứng từ thanh toán quốc tế theo qui định.

- Phòng kinh doanh: có chức năng quản lý, cung ứng vật tư trang thiết bị theo yêu cầu sản xuất kinh doanh hàng trong nước.

- Phòng chất lượng( bộ phận KCS): có nhiệm vụ quản lý chất lượng sản phẩm theo hệ thống tiêu chuẩn quốc tế, thực hiện kiểm tra ở tất cả các giai đoạn sản xuất tử cắt may đến đóng gói hoàn chỉnh.

- Phòng tài chính kế toán: thanh toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp thông tin, giúp giám đốc đưa ra quyết định và biện pháp quản lý kinh tế tài chính hữu hiệu hơn.

- Văn phòng công ty: do tránh văn phòng phụ trách và chịu trách nhiệm trước công tác hành chính tiếp khách hội nghị, thực hiện các giao dịch đối nội, đối ngoại.

- Trường đào tạo nghề: có nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho công nhân sản xuất, bổ sung vào đội ngũ công nhân của công ty và theo yêu cầu của các tổ chức khác.

- Phân xưởng cơ điện: chịu trách nhiệm về mạng lưới điện của công ty thực hiện bảo dưỡng nâng cấp máy móc theo kế hoạch.

- Các xí nghiệp may: là các xí nghiệp sản xuất chính của công ty sản xuất theo đơn đặt hàng trong và ngoài nước.

- Các xí nghiệp liên doanh: thực hiệngia công sản phẩm theo yêu cầu của công ty. - Xí nghiệp may Gia Bình: là đơn vị trực thuộc, có nhiệm vụ sản xuất sản phẩm xuất khẩu và hàng nội địa.

- Phân xưởng thêu, giặt: thực hiện công đoạn thêu in các sản phẩm làm sạch các sản phẩm của xí nghiệp khi hoàn chỉnh.

- Phân xưởng bao bì: cung ứng các loại bao bì, hòm hộp cho công ty và khách hàng theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

2.1.1.4 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất

Sản phẩm của công ty rất đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng và nhiều loại sản phẩm khác nhau như áo sơ mi, do Jacke, quần âu, quần do bảo hộ lao động… tỷ trọng xuất khẩu trên tổng số sản phẩm của công ty đã đạt được 96%, thị trường chính của công ty xuất khẩu là Mỹ.

Chu kì sản phẩm rất ngắn và kế tiếp nhau. Mỗi ngày đều có một khối lượng lớn thành phẩm hoàn thành nhập kho. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty là một quy trình công nghệ phức tạp theo kiểu liên tục. Toàn bộ quy trình

được chuyên môn hoá cao. Sau mỗi công đoạn tạo ra bán thành phẩm đều có bộ phận kiểm tra các thông số kĩ thuật thì mới được chuyển qua công đoạn sau. đến công đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất, sản phẩm phải qua sự kiểm tra của các nhân viên phòng kiểm tra chất lượng. Nếu sản phẩn đạt tiêu chuẩn của công ty thì mới được coi là thành phẩm và nhập kho. Toàn bộ quy trình sản xuất của công ty TNHH May và thương mại Việt Thành được khái quát qua sơ đồ quy trình công nghệ.

Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất ( phụ lục 2.2) 2.1.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán

a) Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty.

Do đặc điểm về tổ chức và điều kiện sản xuất kinh doanh, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức bộ máy kế toán tập trung. Toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tập trung tại phòng tài chính- kế toán của công ty từ khâu tổng hợp thu nhận số liệu, ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính đến phân tích và kiểm tra kế toán. Bộ máy kế toán của công ty tiến hành công tác hạch toán theo hình thức Nhật ký chung, chứng tử và phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH may và Thương Mại Việt Thành ( phụ lục 2.3)

b) Chức năng, nhiệm vụ của các thành viên kế toán.

+ Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn toàn bộ công tác kế toán ở phòng tài chính- kế toán và các thông tin kinh tế trong toàn công ty.

+ Kế toán tổng hợp và tính giá thành: Có nhiệm vụ tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm đồng thời tổng hợp các nghiệp vụ phát sinh, ghi vào sổ cái, lập các báo cáo kế toán phân tích tình hình kinh tế, bảo quản dữ liệu hồ sơ kế toán.

+ Kế toán vật tư: Theo dõi chi tiết sự biến động của các loại nguyên vật liệu, hàng tháng đối chiếu số liệu với kho đồng thời phảI cung cấp số liệu kịp thời đầy đủ cho bộ phận tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm.

+ Kế toán tài sản cố định: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ, tính toán mức phân bố khấu hao theo quy định,

+ Kế toán thành phẩm theo tiêu thụ: Hoạch toán chi tiết và tổng sản phẩm

Một phần của tài liệu kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH may và thương mại Việt Thành (Trang 29 - 33)