Kế hoạch cải tiến chất lượng

Một phần của tài liệu Báo cáo kiểm định chất lượng của trường THCS Quỳnh Liên (Trang 46 - 53)

Tiếp tục phát huy việc khai thác, sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học hiệu quả trong mỗi tiết học.

Năm học 2013-2014 tạo thêm nguồn kinh phí để bổ sung thêm thiết bị, hóa chất đáp ứng nhu cầu dạy và học trong nhà trường. Đồng thời có kế hoạch triển khai cho giáo viên, công nhân viên tự làm khoảng 20 đồ dùng dạy học và tổ chức thi cấp trường.

5. Tự đánh giá: Không đạt.

Kết luận về Tiêu chuẩn 3. Đối chiếu với tiêu chuẩn, nhà trường đảm bảo

theo quy định của Bộ GD&ĐT về diện tích, phòng học, phòng thiết bị, khuôn viên, sân chơi, bãi tập, khu vệ sinh, khu để xe…Tuy là một trường THCS ở vùng nông thôn, hạn chế về khoản đóng góp của cha mẹ học sinh. Nhưng nhà trường đã xây dựng được CSVC trang thiết bị ngày càng được đổi mới; các loại sách giáo khoa, sách tham khảo và báo chí phục vụ cho giảng dạy và học tập đảm bảo tiêu chuẩn cho trường chuẩn Quốc gia.

Số lượng tiêu chí đạt yêu cầu: 4/6.

Số lượng tiêu chí không đạt yêu cầu: 2/6.

Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Mở đầu: Các tiêu chí trong tiêu chuẩn 4 đều xoay quanh các nội dung thể

hiện mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Việc phối hợp nhịp nhàng giữa nhà trường và ban đại diện cha mẹ học sinh xây dựng từ nhiều năm nay đã và đang được phát huy hiệu quả trong các hoạt động của nhà trường, nhất là công tác vận động xã hội hóa hỗ trợ CSVC phục vụ dạy học. Ngoài ra mối quan hệ giữa nhà trường với nhân dân và chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể đóng trên địa bàn ngày càng phát triển. Đó là những yếu tố quan trọng góp phần vào thành tích chung của trường trong những năm qua. Sau đây là phần mô tả chi tiết cho từng tiêu chí:

Tiêu chí 1. Tổ chức và hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.

a) Ban đại diện cha mẹ học sinh có tổ chức, nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm và hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh;

b) Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động;

c) Tổ chức các cuộc họp định kỳ và đột xuất giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh để tiếp thu ý kiến về công tác quản lý của nhà trường, các biện pháp giáo dục học sinh, giải quyết các kiến nghị của cha mẹ học sinh, góp ý kiến cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.

1. Mô tả hiện trạng:

Mỗi lớp có 1 Ban đại diện cha mẹ học sinh gồm có 3 người (1 hội trưởng, 1 hội phó, 1 ủy viên). Nhà trường có Ban chấp hành hội cha mẹ học sinh gồm 11 người (1 hội trưởng, 2 hội phó, 8 ủy viên) đúng theo Điều lệ. Đầu mỗi năm học Hội đã xây dựng kế hoạch hoạt động hàng tháng, hàng kỳ, hàng năm. Cuối mỗi năm học BĐDCMHS có tổng kết, đánh giá hoạt động để rút kinh nghiệm và đề xuất biện pháp thực hiện cho năm học sau [H4-4-01.01].

Trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ các năm học, nhà trường tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, thời gian, địa điểm để Hội cha mẹ học sinh hoạt động

[H1-1-03-05].

Trong một năm học, nhà trường tổ chức các cuộc họp định kỳ với cha mẹ học sinh lớp 3 lần: Đầu năm, giữa năm, cuối năm và các cuộc họp đột xuất để báo cáo kết quả rèn luyện của từng học sinh. Đồng thời nhà trường chủ động tiếp thu các ý kiến đề xuất của cha mẹ học sinh để đưa ra biện pháp giáo dục học sinh trong thời gian tiếp theo [H1-1-03-05]; [H4-4-01-02].

2. Điểm mạnh:

Ban đại diện cha mẹ học sinh làm tốt công tác tuyên truyền sự nghiệp xã hội hoá giáo dục trong nhà trường. Kết hợp tốt giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội giáo dục học sinh phòng, chống tệ nạn xã hội như: Bạo lực học đường, nói không với ma túy... Ban đại diện CMHS phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường tuyên truyền cho cha mẹ học sinh trong quản lý, giáo dục đạo đức con em mình. Hội cha mẹ học sinh hoạt động đúng nhiệm vụ, quyền hạn theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh. Phối hợp chặt chẽ với nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.

3. Điểm yếu:

Ban đại diện cha mẹ học sinh ở một số lớp chưa nhiệt tình với công tác của Hội như hay vắng mặt trong các cuộc họp định kì. Một bộ phận cha mẹ học sinh chưa quan tâm tới quản lí con em mình trong thời gian học ở nhà. Hội chưa kịp thời động viên thăm hỏi học sinh khi ốm đau, có hoàn cảnh khó khăn.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Trong năm học 2012-2013 và những năm tiếp theo nhà trường tham mưu với Ban đại diện CMHS xây dựng kế hoạch cụ thể để hội hoạt động hiệu quả. Có biện pháp động viên học sinh bỏ học quay lại trường.

Nhà trường tham mưu với Hội khen thưởng kịp thời những phụ huynh nhiệt tình trong công tác xã hội hóa giáo dục.

5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 2. Nhà trường chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương để huy động nguồn lực xây dựng nhà trường và môi trường giáo dục.

a) Chủ động tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về kế hoạch và các biện pháp cụ thể để phát triển nhà trường;

b) Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh;

c) Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tự nguyện, theo quy định của các tổ chức, cá nhân để xây dựng cơ sở vật chất; tăng thêm phương tiện, thiết bị dạy học; khen thưởng học sinh học giỏi, học sinh có thành tích xuất sắc khác và hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

1. Mô tả hiện trạng:

Đầu mỗi năm học, BGH nhà trường chủ động tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về kế hoạch biện pháp cụ thể để phát triến nhà trường

[H1-1-03-05]; [H4-4-02-01].

Mỗi năm, nhà trường Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương như: Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn TN, Công an xã... để tuyên truyền phòng chống ma túy, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ,... nhằm xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh có hiệu quả [H1-

1-03-05]; [H4-4-02-02].

Có kế hoạch tuyên truyền, vận động các đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn xã, cá nhân, phụ huynh học sinh tự nguyện đóng góp để xây dựng CSVC trường lớp. Nhà trường sử dụng có hiệu quả các nguồn ủng hộ tự nguyện đúng quy định để tăng thêm phương tiện, thiết bị dạy học; hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập [H1-1-03-05]; [H4-4-02-03].

2. Điểm mạnh:

Nhà trường đã chủ động tham mưu kịp thời cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về kế hoạch, biện pháp cụ thể để phát triển nhà trường. Phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể trong, ngoài trường, các tổ chức xã hội để thực hiện tốt các hoạt động giáo dục. Huy động và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện có hiệu quả.

3. Điểm yếu:

Sự phối hợp với các tổ chức, cá nhân ngoài nhà trường có khi chưa thường xuyên, liên tục. Công tác vận động các tổ chức và cá nhân ủng hộ xây dựng cơ sở vật chất hiệu quả chưa cao.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Hiệu trưởng có kế hoạch cụ thể, chỉ đạo các tổ chức trong nhà trường tiếp tục tuyên truyền, vận động, phối hợp có chất lượng và hiệu quả giữa nhà trường với các đoàn thể, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp, cá nhân. Tăng cường vận động ủng hộ tự nguyện của các tổ chức, cá nhân để xây dựng nhà trường ngày càng tốt hơn về cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học.

5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 3. Nhà trường phối hợp với các tổ chức đoàn thể của địa

phương, huy động sự tham gia của cộng đồng để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc cho học sinh và thực hiện mục tiêu, kế hoạch giáo dục.

a) Phối hợp hiệu quả với các tổ chức, đoàn thể để giáo dục học sinh về truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc;

b) Chăm sóc di tích lịch sử, cách mạng, công trình văn hóa; chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với nước, Mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương;

c) Tuyên truyền để tăng thêm sự hiểu biết trong cộng đồng về nội dung, phương pháp dạy học, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo dục.

1. Mô tả hiện trạng:

Trong mục tiêu giáo dục toàn diện, cùng với công tác nâng cao chất lượng giáo dục văn hóa, đạo đức, trong các năm học qua nhà trường luôn phối hợp với các tổ chức, đoàn thể như: Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh... để giáo dục học sinh về truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc [H1-1-03-05];[H4-4-03-01].

Thông qua các hoạt động GDNGLL, phong trào đền ơn đáp nghĩa, thăm hỏi và tặng quà mẹ liệt sỹ Nguyễn Thị Hịm ở thôn 9, chương trình chăm sóc Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ, vệ sinh di tích lịch sử đền Xuân Úc để giữ gìn và phát huy truyền thống lịch sử địa phương [H1-1-03-05];[H4-4-03-02].

Công tác tuyên truyền về nội dung, phương pháp dạy học để tăng thêm sự hiểu biết trong cộng đồng luôn được nhà trường thực hiện thường xuyên qua các Hội nghị như: Hội nghị xây dựng kế hoạch năm học, Hội nghị cha mẹ học sinh, Hội nghị khuyến học... phối hợp với hội nghị các đoàn thể ở địa phương. Tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện mục tiêu, kế hoạch giáo dục

[H1-1-03-05]; [H4-4-03-03]. 2. Điểm mạnh: 2. Điểm mạnh:

Nhà trường phối hợp hiệu quả với các tổ chức, đoàn thể để giáo dục học sinh về truyền thống lịch sử - văn hoá dân tộc; thường xuyên chăm sóc Đài tưởng niệm, di tích lịch sử, chăm sóc mẹ liệt sỹ ở địa phương.

Trong từng năm học, nhà trường thực hiện tốt công tác tuyên truyền về nội dung, phương pháp dạy học để tăng thêm sự hiểu biết trong cộng đồng. Tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện mục tiêu, kế hoạch giáo dục.

3. Điểm yếu:

Một số học sinh tham gia các phong trào tinh thần tự giác chưa cao; vẫn còn số ít HS chưa hiểu đầy đủ về nguồn gốc, ý nghĩa di tích lịch sử.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Năm học 2013-2014 và những năm tiếp theo, nhà trường tiếp tục giáo dục HS về truyền thống lịch sử thông qua các hoạt động: GDNGLL, Câu lạc bộ em yêu lịch sử, lồng ghép qua các môn học lịch sử, giáo dục công dân,văn học... kết

hợp với Đoàn thanh niên, Hội đồng đội xã để tổ chức hội trại hè nhân dịp Quốc khánh.

5. Tự đánh giá: Đạt.

Kết luận về Tiêu chuẩn 4: Nhà trường xây dựng được mối quan hệ tích

cực, hiệu quả giữa các lực lượng giáo dục, giữa các tổ chức đoàn thể, nhân dân địa phương, đặc biệt là Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh, tạo điều kiện cho sự phát triển của nhà trường. Sự tham gia và phối kết hợp khăng khít chặt chẽ giữa nhà trường và phụ huynh đã tạo cho nhà trường một cơ sở vật chất khang trang đảm bảo cho hoạt động dạy và học.

Nhà trường nằm ở vùng nông nghiệp thuần tuý, không có các doanh nghiệp và các tổ chức kinh doanh lớn nên không có điều kiện ủng hộ về xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường phát triển.

Số lượng tiêu chí đạt yêu cầu: 3/3.

Số lượng tiêu chí không đạt yêu cầu: 0/3.

Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục

Mô tả: Trong những năm qua nhờ triển khai hiệu quả và đồng bộ các giải

pháp giáo dục trong nhà trường đã thu được kết quả năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt năm học 2011-2012 trường có hai học sinh giỏi Quốc gia (Huy chương đồng), chất lượng học sinh huyện, tỉnh ổn định và từng bước nâng cao. Bên cạnh đó, kết quả giáo dục thể chất, giáo dục hướng nghiệp cũng đạt được thành tích tốt. Đã góp phần quan trọng thúc đẩy thành tích chung của nhà trường. Sau đây là mô tả chi tiết:

Tiêu chí 1. Thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các quy định về chuyên môn của cơ quan quản lý giáo dục địa phương.

a) Có kế hoạch hoạt động chuyên môn từng năm học, học kỳ, tháng, tuần; b) Thực hiện đúng kế hoạch thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập từng môn học theo quy định;

c) Rà soát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập hằng tháng.

Một phần của tài liệu Báo cáo kiểm định chất lượng của trường THCS Quỳnh Liên (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w