Từ năm học 2013-2014 và những năm tiếp theo tiếp tục vận động hỗ trợ của phụ huynh học sinh, các ban ngành, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài xã để tu
bổ, sửa chữa nâng cấp công trình vệ sinh, mở rộng diện tích nhà để xe.
5. Tự đánh giá: Đạt
Tiêu chí 5: Thư viện đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh
a) Thư viện đạt tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; được bổ sung sách, báo và tài liệu tham khảo hằng năm;
b) Hoạt động của thư viện đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, dạy học của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh;
c) Hệ thống công nghệ thông tin kết nối internet và website của nhà trường đáp ứng yêu cầu dạy, học và quản lý nhà trường.
1. Mô tả hiện trạng.
Nhà trường có thư viện với diện tích 84m2 và 3 giá để sách đạt tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; được bổ sung sách, báo và tài liệu tham khảo hằng năm khoảng 638 đầu sách, 7000 tờ báo các loại [H3-3-01-02]; [H1-1-07-10]; [H1-1-07-07]; [H1-1-07-06].
Thư viện có kế hoạch hoạt động cụ thể từng tuần, từng tháng, từng năm; có nội quy thư viện. Cán bộ thư viện thực hiện chế độ báo cáo về công tác thư viện – thiết bị cho nhà trường vào cuối mỗi năm học [H1-1-03-05]; [H1-1-07-07].
Nhà trường có hệ thống máy tính kết nối internet, website [H1-1-03-05];
[H3-3-05-01]; [H8-3-02-01]. 2. Điểm mạnh. 2. Điểm mạnh.
Thư viện được công nhận thư viện chuẩn Quốc gia năm 2010 và nhiều năm liền thư viện đạt chuẩn và được Phòng GD&ĐT xếp loại xuất sắc. Hoạt động thư viện đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, dạy học của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường.
Hàng năm ban giám hiệu đã chú trọng đến việc bổ sung sách báo và tài liệu tham khảo, đồng thời chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của thư viên nghiêm túc; Hệ
thống công nghệ thông tin của nhà trường đã kết nối internet tạo điều kiện tốt cho nhu cầu học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công nhân viên và học sinh.
3. Điểm yếu:
Cán bộ chuyên trách thư viện chưa ứng dụng công nghệ thông tin vào chuyên môn, nghiệp vụ.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Nhà trường tiếp tục chỉ đạo các hoạt động của thư viện theo kế hoạch cụ thể từng tuần, từng kì và hàng năm. Từ năm học 2013-2014 nhà trường sẽ ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của thư viện.
5. Tự đánh giá: Đạt.
Tiêu chí 6: Thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học và hiệu quả sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học.
a) Thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ giảng dạy và học tập đảm bảo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Việc sử dụng thiết bị dạy học trong các giờ lên lớp và tự làm một số đồ dùng dạy học của giáo viên đảm bảo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Kiểm kê, sửa chữa, nâng cấp, bổ sung đồ dùng và thiết bị dạy học hằng năm.
1. Mô tả hiện trạng:
Nhà trường 4 bộ đồ dùng thiết bị dạy học phục vụ giảng dạy và học tập cho các khối 6, 7, 8, 9 do Bộ GD&ĐT cấp; hàng năm nhà trường bổ sung thêm thiết bị đồ dùng [H1-1-07-06]; [H8-3-02-01].
Giáo viên có sử dụng thiết bị dạy học phục vụ giảng dạy và học tập trong các giờ lên lớp. Từ năm học 2008-2009 đến nay nhà trường tự làm đồ dùng dạy học được 5 bộ, trong năm học 2011-2012 có 2 đồ dùng dạy học đạt giải cấp huyện [H3-3-06-01]; [H3-3-06-02]; [H3-3-06-03]; [H3-3-06-06].
Sau mỗi năm học nhà trường thực hiện kiểm kê, kiểm tra đánh giá công tác bảo quản thiết bị. Ngoài ra nhà trường còn chú trọng đến việc tu bổ, sửa chữa nâng cấp bổ
sung và thanh lý một số đồ dùng không còn giá trị sử dụng [H1-1-09-03]; [H1-1- 07-06]; [H3-3-06-01]; [H3-3-06-02]; [H3-3-06-04]; [H3-3-06-05];[H8-3-02-01].
2. Điểm mạnh.
Giáo viên đã khai thác, sử dụng tối đa thiết bị và đồ dùng dạy học sẵn có trong các giờ lên lớp. Năm học 2011-2012 nhà trường có 2 đồ dùng dạy học tự làm đạt giải cấp huyện. Việc kiểm tra đánh giá công tác bảo quản, sử dụng thiết bị thường xuyên, nghiêm túc.
3. Điểm yếu:
Một số thiết bị được cấp lâu ngày, qua quá trình sử dụng đã xuống cấp, không đảm bảo chất lượng như: thiết bị môn vật lí, hóa học, sinh học...nên việc sử dụng thiết bị trong dạy học hiệu quả chưa cao. Bổ sung thiết bị, tự làm đồ dùng hàng năm chưa nhiều.