Từ năm học 2008-2009 đến năm học 2012-2013, ngay từ đầu năm học, nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn đầy đủ cho từng năm học, học kỳ, tháng, tuần theo công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Nghệ An, Phòng GD&ĐT Quỳnh Lưu, đã thông qua Hội nghị cán bộ, giáo viên, công nhân viên chức đầu năm [H5-5-01-01].
Nhà trường thực hiện nghiêm túc kế hoạch thời gian năm học theo quy định cho từng năm học của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT Quỳnh Lưu có kế hoạch giảng dạy và học tập từng môn học cụ thể, 100% giáo viên có kế hoạch giảng dạy hàng tuần thể hiện trong lịch báo giảng đúng với phân phối chương trình của Sở GD&ĐT và nội dung giảng dạy trên lớp, tên bài dạy của giáo viên được học sinh phản ánh đầy đủ trong sổ đầu bài qua từng buổi, từng tuần, tháng trong học kỳ, trong năm học [H1-1-03-05]; [H1-1-07-02]; [H1-1-08-01]; [H5-5-
01-03]; [H5-5-01-04].
Hàng tháng, nhà trường thực hiện rà soát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập của giáo viên, học sinh [H1-1-03-06]; [H1-1-03-05]; [H5-5-01-02].
2. Điểm mạnh:
Nhà trường có kế hoạch chỉ đạo kịp thời các hoạt động chuyên môn, kế hoạch thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy từng môn học theo hướng dẫn của Bộ, Sở, phòng GD&ĐT. Tập thể giáo viên thực hiện nghiêm túc kế hoạch chuyên môn và kế hoạch thời gian năm học của trường, nghành đề ra.
3. Điểm yếu:
Các văn bản thực hiện, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch hoạt động chuyên môn từng năm học, học kỳ, tháng, tuần của nhà trường lưu trữ chưa thật đầy đủ
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Từ năm học 2012-2013 và những năm tiếp theo, nhà trường lưu trữ hồ sơ khi đánh giá rà soát việc thực hiện kế hoạch năm học cũng như kế hoạch từng môn học đầy đủ.
5. Tự đánh giá: Đạt.
Tiêu chí 2. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh.
a) Sử dụng hợp lý sách giáo khoa; liên hệ thực tế khi dạy học, dạy học tích hợp; thực hiện cân đối giữa truyền thụ kiến thức với rèn luyện kỹ năng tư duy cho học sinh trong quá trình dạy học;
b) Ứng dụng hợp lý công nghệ thông tin trong dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá và hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá kết quả học tập;
c) Hướng dẫn học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo và biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
1. Mô tả hiện trạng:
Nhà trường quan tâm chỉ đạo việc sử dụng hợp lý sách giáo khoa trên cơ sở bảng phân công chuyên môn của giáo viên; giáo viên đã chú trọng việc liên hệ thực tế: Lựa chọn nội dung phù hợp cho các tiết thực hành ngoại khoá dựa trên các vấn đề, các kiến thức đã học vào thực tiễn, vấn đề cần thiết của địa phương tương ứng với các bài học...; dạy học tích hợp một cách hợp lý vào bài học các nội dung cần giáo dục cho học sinh như: Giáo dục giá trị, kỹ năng sống; giáo dục tư tưởng đạo dức Hồ Chí Minh, giáo dục pháp luật...thông qua các tiết giảng dạy trên lớp; thực hiện cân đối giữa truyền thụ kiến thức với rèn luyện kỹ năng tư duy cho học sinh trong quá trình dạy học thông qua các hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm, dạy học dựa trên giải quyết vấn đề, tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, rèn luyện khả năng tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề [H1-1-03-05].
Giáo viên trường THCS Quỳnh Liên đã tích cực ứng dụng hợp lý công nghệ thông tin trong dạy học chính khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp như tổ chức các sân chơi bổ ích: Câu lạc bộ lịch sử, Câu lạc bộ tiếng Anh mỗi học kì một lần. Áp dụng công nghệ thông tin vào việc đổi mới kiểm tra đánh giá bằng nhiều hình thức: tự luận, trắc nghiệm, thực hành...và hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá kết quả học tập của mình [H1-1-03-05]; [H5-5-02-01].
Giáo viên chú trọng hướng dẫn học sinh học tập tích cực chủ động, sáng tạo qua các hình thức tổ chức giờ học: hoạt động nhóm, cho HS tự phát hiện và giải quyết vấn đề, câu hỏi thảo luận nhóm... nhằm rèn luyện, sử dụng những phương pháp phát huy tính chủ động tích cực của học sinh trong học tập, phát huy khả năng tự học và phản biện; hoạt động hoá việc học tập của học sinh bằng những dẫn dắt cho học sinh tự thân trải nghiệm chiếm lĩnh tri thức [H1-1-03-05]; [H2-
2-03-02].
2. Điểm mạnh:
Nhà trường đã quan tâm chỉ đạo đổi mới PPDH, giáo viên chủ động đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học, một số giáo viên có trình độ tin học khá tốt, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học chính khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp gây được hứng thú học tập cho HS.
Tỷ lệ giáo viên dạy giỏi cấp trường khá cao thuận lợi cho việc hướng dẫn học sinh học tập tích cực chủ động, sáng tạo qua các hình thức tổ chức giờ học.
3. Điểm yếu:
Một số giáo viên trình độ tin học còn hạn chế nên việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy - học chưa được thường xuyên.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Năm học 2013-2014 và những năm tiếp theo nhà trường có kế hoạch mở lớp bồi dưỡng tin học cho giáo viên vào tháng 8 hàng năm. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo cụ thể công tác bồi dưỡng chuyên đề đổi mới PPDH; ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy học: yêu cầu mỗi giáo viên mỗi kỳ có ít nhất hai tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả.
Phấn đấu đến năm 2014-2015, 100% giáo viên ứng dụng tốt CNTT trong dạy học.
5. Tự đánh giá: Đạt
Tiêu chí 3. Thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục của địa phương.
a) Có kế hoạch và triển khai thực hiện công tác phổ cập giáo dục theo nhiệm vụ được chính quyền địa phương, cơ quan quản lý giáo dục cấp trên giao; b) Kết quả thực hiện phổ cập giáo dục đáp ứng với nhiệm vụ được giao; c) Kiểm tra, đánh giá công tác phổ cập giáo dục theo định kỳ để có biện pháp cải tiến, nâng cao hiệu quả công tác.
1. Mô tả hiện trạng:
Từ năm 2008 đến năm 2012 vào tháng 8 hàng năm nhà trường phối kết hợp với chính quyền địa phương, các cấp học, áp dụng các văn bản chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền để xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện công tác phổ cập giáo dục THCS. Thành lập ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho cán bộ điều tra, cập nhật, xử lý số liệu đối tượng phổ cập chính xác (mỗi xóm 2 GV phụ trách và chịu trách nhiệm) [H5-5-03-01]; [H1-1-03-05].
Kết quả phổ cập giáo dục THCS năm 2009 tỷ lệ: 84%; năm 2010 tỷ lệ: 85,1%; năm 2011 tỷ lệ: 86% năm 2012 tỷ lệ: 86% đáp ứng với nhiệm vụ được giao[H1-1-03-05]; [H1-1-07-01]; [H5-5-03-01].
Ban kiểm tra công tác phổ cập của nhà trường tổ chức tự kiểm tra, đánh giá công tác phổ cập giáo dục và có biện pháp cải tiến, nâng cao hiệu quả PCGD THCS bằng cách phối hợp với các tổ chức đoàn thể, hội cha mẹ học sinh động viên học sinh bỏ học quay trở lại trường; vào tháng 10 hàng năm UBND huyện kiểm tra và công nhận kết quả phổ cập [H5-5-03-01]; [H1-1-03-05].
2. Điểm mạnh:
Nhà trường đã xây dựng kế hoạch phổ cập cụ thể chi tiết phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Cán bộ phụ trách công tác phổ cập có năng lực nên việc xử lý số liệu chính xác, kịp thời; cán bộ phụ trách điều tra phổ cập nhiệt tình có tinh thần trách nhiệm đến tận hộ gia đình để cập nhật thông tin chính xác và hoàn thành công tác điều tra đảm bảo theo kế hoạch.
Hồ sơ phổ cập và việc ứng dụng CNTT vào công tác xử lý số liệu phổ cập hàng năm được Phòng GD&ĐT xếp loại tốt.
3. Điểm yếu:
Tỷ lệ phổ cập còn thấp so với các trường trong huyện (đang ở mức đạt yêu cầu nhiệm vụ được giao).
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Năm học 2013-2014 và những năm tiếp theo nhà trường tiếp tục xây dựng kế hoạch và có biện pháp tốt; duy trì và từng bước nâng cao tỷ lệ phổ cập: Giao nhiệm vụ cho giáo viên phụ trách công tác phổ cập kết hợp với các tổ chức đoàn thể xã, thôn xóm tạo điều kiện cho giáo viên xuống tận nhà vận động những HS bỏ học trong độ tuổi quay lại trường. Những trường hợp đặc biệt khó khăn không có điều kiện đến trường, nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ, động viên: Miễn giảm các khoản đóng góp, hỗ trợ đồ dùng học tập... để các em có điều kiện và tự tin trở lại trường hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông; tham mưu với chính quyền địa phương và Phòng GD&ĐT hỗ trợ kinh phí để mở lớp bổ túc.
Tự đánh giá: Đạt
Tiêu chí 4. Thực hiện hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu, kém theo kế hoạch của nhà trường và theo quy định của các cấp quản lý giáo dục.
a) Khảo sát, phân loại học sinh giỏi, yếu, kém và có các biện pháp giúp đỡ học sinh vươn lên trong học tập từ đầu năm học;
b) Có các hình thức tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu, kém phù hợp;
c) Rà soát, đánh giá để cải tiến hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu, kém sau mỗi học kỳ.
1. Mô tả hiện trạng:
Ngay từ đầu năm học nhà trường tổ chức thi khảo sát chất lượng cho toàn khối với các môn học (Toán, Văn) để phân loại đối tượng học sinh theo học lực: giỏi, yếu, kém. Lập kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh có học lực yếu, kém theo từng môn, từng khối; phân công giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém phù hợp với năng lực chuyên môn, tổ chức lên lịch kịp thời cho hàng tuần, hàng tháng [H1-1-03-05]; [H5-5-04-01].
Đầu học kỳ I nhà trường tổ chức bồi dưỡng cho học sinh giỏi các môn Toán, Lý, Hoá, Sinh, Văn, Sử, Địa, Tiếng anh, GDCD của lớp 9; thời gian bồi dưỡng cho các môn: 15 buổi/môn; thông qua các lớp dạy học tăng buổi đã phân loại đối tượng học sinh có học lực khá giỏi; sau khi thi học sinh giỏi khối 9 xong nhà trường tiếp tục bồi dưỡng cho học sinh giỏi khối 8. Thông qua khảo sát chất lượng nhà trường chọn và lập danh sách học sinh có học lực yếu kém với số lượng 15 em/ khối, lên lịch phân công cụ thể cho giáo viên thực hiện, động viên giáo viên phụ trách gúp đỡ học sinh có học yếu kèm bằng cách tranh thủ thời gian kèm cặp, xuống tận nhà [H1-1-03-05]; [H1-1-08-01]; [H5-5-04-02].
Sau mỗi học kỳ nhà trường tổng hợp, đánh giá xếp loại học tập của học sinh có học lực yếu kém; từ đó có biện pháp hữu hiệu giúp đỡ học sinh yếu kém; đối với học sinh giỏi sau mỗi đợt bồi dưỡng nhà trường tổ chức ra đề kiểm tra, đánh giá để nắm bắt tình hình chất lượng, tiếp tục có biện pháp tốt để nâng cao chất lượng học sinh giỏi [H1-1-03-05].
2. Điểm mạnh:
Nhà trường có kế hoạch kịp thời về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh yếu kém. Tổ chức quản lý chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch, tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất để GV và HS thoải mái tư tưởng làm việc và học tập. Đội ngũ giáo viên được phân công bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu
kém luôn nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao và có phương pháp rèn luyện tốt, động viên học sinh yếu kém phấn đấu vươn lên trong học tập. Phần lớn số học sinh yếu kém sau khi được các thầy, cô giáo giúp đỡ, phụ đạo đã chuyển được từ xếp loại yếu lên trung bình.
Nhà trường luôn nhận được sự đồng tình, ủng hộ của phụ huynh HS trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu kém.
3. Điểm yếu:
Một số học sinh có học lực yếu kém đã hổng kiến thức quá nhiều nên việc phục hồi kiến thức cơ bản còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó các em không nắm được các kĩ năng làm bài, chữ viết cẩu thả, nhận thức chậm, ngại bộc lộ yếu kém của mình không mạnh dạn, gia đình phụ huynh còn ít quan tâm học lực của con em.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Nhà trường tiếp tục phát huy những việc đã làm được, quan tâm đến việc bồi dưỡng, động viên những giáo viên dạy phụ đạo học sinh yếu: trả thù lao cho GV dạy thỏa đáng. BGH thường xuyên kiểm tra kế hoạch, giáo án phụ đạo HS yếu kém của giáo viên, kiểm tra khảo sát chất lượng theo tháng.
Giao chất lượng cho từng giáo viên phụ trách môn học. Ngoài phụ đạo theo kế hoạch của nhà trường, giáo viên được phân công có kế hoạch bồi dưỡng thêm cho học sinh, có báo cáo sự tiến bộ của học sinh yếu kém sau mỗi tháng. Kết hợp với gia đình đôn đốc, rèn luyện để các em học tập tốt hơn.
Đối với chất lượng mũi nhọn nhà trường tổ chức phân hóa học sinh ngay từ đầu cấp, tổ chức bồi dưỡng theo tuần, tháng cho các khối lớp. Tổ chức thi HSG cấp trường hằng năm cho các khối lớp 6, 7, 8. Tổ chức thi chọn đội tuyển dự thi HSG các cấp đối với HS lớp 9, có kế hoạch bồi dưỡng từ đầu tháng 8.
5. Tự đánh giá: Đạt.
Tiêu chí 5. Thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
a) Thực hiện tốt nội dung giáo dục địa phương, góp phần thực hiện mục tiêu môn học và gắn lý luận với thực tiễn;
b) Thực hiện kiểm tra, đánh giá các nội dung giáo dục địa phương theo quy định;
c) Rà soát, đánh giá, cập nhật tài liệu, đề xuất điều chỉnh nội dung giáo dục địa phương hằng năm.
1. Mô tả hiện trạng:
Từ năm học 2008-2009 đến năm học 2012-2013, nhà trường đã xây dựng kế hoạch và thực hiện đầy đủ nội dung giáo dục địa phương theo quy định tại công văn số 5977/BGDĐT-GDTrH ngày 07/7/2008 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục địa phương ở cấp THCS và cấp THPT, từ năm học 2008-2009 và chương trình địa phương của Sở GD&ĐT Nghệ An như: Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân. Giáo viên có bài soạn đầy đủ qua đó giúp các em hiểu biết thêm về lịch sử địa phương khơi dậy niềm tự hào và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương. Song chương trình địa phương chưa có tài liệu hướng dẫn giảng dạy cụ thể nên kết quả chưa được như mong muốn [H1-1-03-05]; [H1-1-08-01]; [H5-5-05-01]; [H5-5-05-02].
Hàng năm nhà trường thực hiện kiểm tra, đánh giá các nội dung giáo dục địa phương theo quy định của Bộ GD&DT thông qua kế hoạch giảng dạy, giáo án của giáo viên [H1-1-03-05].
Việc tổ chức rà soát, đánh giá, đề xuất điều chỉnh nội dung giáo dục địa phương còn hạn chế; cập nhật tài liệu chưa thường xuyên, chưa nhiều [H5-5-05- 01].
2. Điểm mạnh:
Thực hiện đầy đủ các nội dung giáo dục địa phương theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo, theo các văn bản chỉ đạo của Phòng và Sở GD&ĐT Nghệ An. Không cắt xén nội dung chương trình.
Học sinh được tiếp cận những vấn đề về địa phương thân thuộc, gắn bó như: tim hiểu về truyền thống yêu nước của địa phương phát huy được vốn hiểu biết của mình thông qua hoạt động giáo dục địa phương. Từ đó giáo dục các em lòng yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào về truyền thống văn hóa, lịch sử, địa lý địa phương.
3. Điểm yếu: