Thực trạng về quản lý bán hàng của Côngty xăng dầu Bắc Thái

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý bán hàng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Xăng dầu Bắc Thái (Trang 71 - 111)

5. Bố cục của luận văn

3.2.Thực trạng về quản lý bán hàng của Côngty xăng dầu Bắc Thái

3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển

Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, hoà bình được lập lại ở Miền Bắc 1954, Đảng và Chính phủ đầu tư xây dựng Thái Nguyên thành Khu Công nghiệp tập trung của Miền Bắc Xã hội chủ nghĩa để đáp ứng nhu cầu về nhiên liệu cho sự phát triển kinh tế xã hội. Ngày 25 tháng 04 năm 1962, Uỷ Ban hành chính tỉnh Thái Nguyên k ý Quyết định số 701/KTTC phê chuẩn cấp đất cho xây dựng cửa hàng xăng dầu Quán Triều ( Cục nhiên liệu hoá chất) được thành lập là tiền thân của Công ty xăng dầu Bắc Thái ngày nay. Từ một cửa hàng Xăng dầu ban đầu, để phục vụ cho công trường xây dựng khu Gang Thép Thái Nguyên, ngày 04 tháng 11 năm 1964 Tổng Cục Vật Tư đã quyết định thành lập Trạm xăng dầu Thái Nguyên thuộc Cục nhiên liệu hoá chất - Tổng cục vật tư. Ngày 24/04/1965 Tổng cục Vật tư ra quyết định số 137/TVT/-QĐ về việc thành lập Chi cục xăng dầu Bắc Thái. Trải qua nhiều lần thay đổi tên và mô hình tổ chức, đặc biệt trong thời kỳ chiến tranh, đến nay là Công ty xăng dầu Bắc Thái; Cụ thể:

- Ngày 25 tháng 04 năm 1962, Uỷ Ban hành chính tỉnh Thái Nguyên ban hành Quyết định số 701/KTTC phê chuẩn cấp đất cho xây dựng cửa hàng xăng dầu Quán Triều.

- Ngày 04/11/1964 Tổng cục Vật tư đã ban hành Quyết định số 350/TVT- QĐ về việc thành lập Trạm xăng dầu Thái Nguyên thuộc Cục nhiên liệu hoá chất - Tổng cục Vật tư.

- Ngày 24/04/1965 Tổng cục Vật tư đã ra Quyết định số 137/TVT- QĐ về việc thành lập Chi cục xăng dầu Bắc Thái.

- Đầu năm 1968 để đảm bảo bí mật và thích ứng với tình hình thời chiến; Tổng cục Vật tư đã quyết định đổi tên Chi cục Xăng dầu Bắc Thái thành Đơn vị BX 37.

- Ngày 01/08/1968 Tổng cục Vật tư đã ban hành Quyết định số 107/TBT-QĐ về việc thành lập Đơn vị X37; trên cơ sở tách một phần của đơn vị BX37.

- Đến năm 1970, Tổng cục Vật tư chuyển thành Bộ Vật tư. Cục nhiên liệu - hoá chất chuyển thành Tổng công ty Xăng dầu. Đơn vị X37 đến năm 1971 được đổi tên thành Trạm Xăng dầu Bắc Thái.

- Ngày 20/05/1972 Bộ Vật tư đã ban hành Quyết định số 338/VT- QĐ về việc thành lập Công ty Xăng dầu Bắc Thái trực thuộc Tổng công ty Xăng dầu - Bộ Vật tư.

- Thực hiện quyết định số 81/TTg ngày 08/303/1979 của Chính phủ và quyết định số 71/VT-QĐ ngày 20/02/1980 của Bộ vật tư về việc “Thống nhất quản lý cung ứng xăng dầu trong cả nước”, đã sáp nhập Công ty xăng dầu Bắc Thái vào Công ty xăng dầu khu vực IV, trụ sở tại Bắc Giang (Hà Bắc).

- Ngày 01/07/1980 Công ty Xăng dầu Khu vực IV ban hành Quyết định số: 50/XD- QĐ về việc thành lập Tổng kho xăng dầu Bắc Thái, trực thuộc Công ty Xăng dầu Khu vực IV.

- Ngày 22/06/1983 Tổng công ty xăng dầu ban hành quyết định số 247/XD-QĐ về việc sáp nhập Công ty xăng dầu khu vực IV vào Công ty xăng dầu khu vực I.

- Ngày 29/06/1983 Công ty Xăng dầu Khu vực I ban hành Quyết định số 153/XD-QĐ về việc thành lập Xí nghiệp Xăng dầu Bắc Thái trực thuộc Công ty Xăng dầu Khu vực I.

- Ngày 23/06/1988 Bộ Vật tư đã ban hành Quyết định số: 266/VT- QĐ về việc chuyển 07 Xí nghiệp xăng dầu đang trực thuộc các Công ty Xăng dầu khu vực về trực thuộc Tổng công ty Xăng dầu; trong đó có Xí nghiệp Xăng dầu Bắc Thái đang trực thuộc Công ty xăng dầu khu vực I chuyển về trực thuộc Tổng công ty xăng dầu.

- Ngày 06/03/1991 Bộ Thương nghiệp đã ban hành Quyết định số: 216/TN- QĐ về việc tái thành lập Công ty xăng dầu Bắc Thái trực thuộc Tổng công ty xăng dầu - Bộ Thương nghiệp.

- Từ ngày 01/01/1997 tỉnh Bắc Thái chia tách thành hai tỉnh: Thái Nguyên và Bắc Kạn, ngày 16/01/1997 Tổng công ty xăng dầu Việt Nam đã ban hành quyết định số 53/XD-QĐ thành lập Chi nhánh xăng dầu Bắc Kạn trực thuộc Công ty xăng dầu Bắc Thái.

- Ngày 28/06/2010 Tổng công ty xăng dầu Việt Nam đã ban hành Quyết định số: 371/XD-QĐ-HĐQT chuyển Công ty xăng dầu Bắc Thái thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Tổng công ty xăng dầu Việt Nam làm chủ sở hữu. Từ ngày 01/12/2011 Tổng công ty xăng dầu Việt Nam chuyển thành Tập đoàn xăng dầu Việt Nam hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần trực thuộc Bộ công thương. Công ty xăng dầu Bắc Thái vẫn hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Tập đoàn xăng dầu Việt Nam làm chủ sở hữu.

Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, trải qua các thời kỳ, các tên gọi khác nhau, lịch sử của Công ty xăng dầu Bắc Thái có thể tóm tắt bằng sơ đồ dưới đây:

TỔNG CỤC VẬT TƯ CỤC NHIÊN LIỆU HÓA CHẤT

KHO XĂNG DẦU QUÁN TRIỀU 1962

TỔNG CỤC VẬT TƯ CỤC NHIÊN LIỆU HÓA CHẤT TRẠM XĂNG DẦU THÁI NGUYÊN (1964) TỔNG CỤC VẬT TƯ CỤC NHIÊN LIỆU HÓA CHẤT

CHI CỤC XĂNG DẦU BẮC THÁI (1965)

TỔNG CỤC VẬT TƯ CỤC NHIÊN LIỆU

HÓA CHẤT BX 37 (1968)

TỔNG CỤC VẬT TƯ CỤC NHIÊN LIỆU

HÓA CHẤT X 37 (1968)

TỔNG CỤC VẬT TƯ CỤC NHIÊN LIỆU HÓA CHẤT

TRẠM XĂNG DẦU BẮC THÁI (1971)

BỘ VẬT TƯ TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU

CÔNG TY XĂNG DẦU BẮC THÁI (1972) TỔNG KHO XĂNG DẦU BẮC THÁI (1980) TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU CÔNG TY XĂNG DẦU KHU VỰC IV BỘ VẬT TƯ BỘ VẬT TƯ TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU CÔNG TY XĂNG DẦU KHU VỰC I XÍ NGHIỆP XĂNG DẦU BẮC THÁI (1983) BỘ VẬT TƯ TỔNG CÔNG TY

XĂNG DẦU XÍ NGHIỆP XĂNG (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

DẦU BẮC THÁI (1988)

BỘ THƯƠNG NGHIỆP

TỔNG CÔNG TY

XĂNG DẦU CÔNG TY XĂNG DẦU

BẮC THÁI (1991)

BỘ CÔNG THƯƠNG TẬP ĐOÀN XĂNG

DẦU VIỆT NAM (2011) CÔNG TY XĂNG DẦU BẮC THÁI Sát nhập (1980)

Sát nhập (1983)

Chia tách

BỘ CHỦ QUẢN ĐƠN VỊ QUẢN LÝ TRỰC TIẾP TÊN CÔNG TY QUA CÁC THỜI KỲ

Chia tách

3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty

Ngày 21/02/2012 Hội đồng quản trị Tập đoàn xăng dầu Việt Nam đã ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty xăng dầu Bắc Thái theo quyết định số 057/PLX-QĐ-HĐQT.

*/ Tên Công ty:

- Tên gọi đầy đủ bằng tiếng việt: Công ty xăng dầu Bắc Thái - Tên giao dịch quốc tế: Petrolimex Thainguyen Co., Ltd. - Tên gọi tắt: Petrolimex Thainguyen

*/ Loại hình doanh nghiệp:

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

*/ Trụ sở chính của Công ty tại:

Km 62, quốc lộ 3, đường Hà Nội - Thái Nguyên ( xã Lương Sơn, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên).

*/ Mục tiêu và ngành nghề kinh doanh:

+ Mục tiêu kinh doanh:

Sản xuất kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn; Tối đa hóa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, không ngừng nâng cao giá trị doanh nghiệp nhằm mang lại giá trị tối đa, tạo việc làm ổn định, từng bước nâng cao thu nhập cho người lao động.

+ Ngành nghề kinh doanh:

Kinh doanh xăng dầu, tiếp nhận vận chuyển bảo quản, cung ứng xăng dầu, tổ chức sản xuất kinh doanh dịch vụ khác: dầu mỡ nhờn, gas, bếp gas và phụ kiện kèm theo, nhựa đường, hóa chất, vật liệu xây dựng, đại lý bảo hiểm.

3.2.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty

Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty theo mô hình: - Chủ tịch kiêm Giám đốc công ty;

- Phó Giám đốc Công ty; - Kế toán trưởng;

- Bộ máy giúp việc: Bộ máy giúp việc của công ty có 4 phòng nghiệp vụ gồm Phòng tổ chức hành chính, Phòng quản lý kỹ thuật, Phòng kinh doanh, Phòng kế toán tài chính; Chi nhánh xăng dầu Bắc Kạn (gồm có 3 phòng nghiệp vụ, kho xăng dầu Bắc Kạn, 19 cửa hàng xăng dầu, 5 cửa hàng gas, dầu mỡ nhờn) và hệ thống cửa hàng trực thuộc trên địa bàn Thái Nguyên (49 cửa hàng xăng dầu, 16 cửa hàng gas, dầu mỡ nhờn). Bộ máy tổ chức của Công ty xăng dầu Bắc Thái được tóm tắt bằng sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 3.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty xăng dầu Bắc Thái

(Nguồn: Công ty xăng dầu Bắc Thái) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾ TOÁN TRƯỞNG P. TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH P.QUẢN LÝ KỸ THUẬT P.KINH DOANH P.KẾ TOÁN TÀI CHÍNH CN XĂNG DẦU BẮC CẠN (BAN GIÁM ĐỐC) P.TCHC P.KD P.KTTC CÁC CH KHO BK

KHO XDLƯƠNG SƠN

CÁC CỬA HÀNG

PHÓ GIÁM ĐỐC CHỦ TỊCH KIÊM

GIÁM ĐỐC KIỂM SOÁT VIÊN

3.3. Phân tích đánh giá quản lý bán hàng xăng dầu tại Công ty xăng dầu Bắc Thái

3.3.1. Phân tích kết quả bán hàng của Công ty xăng dầu Bắc Thái

3.3.1.1. Phân tích chỉ tiêu sản lượng của Công ty xăng dầu Bắc Thái

Trong giai đoạn từ năm 2007-2011 kinh tế tỉnh Thái Nguyên luôn có sự tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước, bình quân GDP tăng trưởng 11%. Với vị trí địa lý là trung tâm vùng Việt Bắc nên được quan tâm đầu tư lớn cho phát triển giao thông. việc đầu tư mới đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, cùng hàng loạt khu đô thị mới, các khu cụm công nghiệp mới đã và đang được quy hoạch xây dựng, công với những tiềm năng và lợi thế lớn về tài nguyên đã giúp cho Thái Nguyên thu hút đầu tư phát triển, làm cho nhu cầu sử dụng nhiên liệu xăng dầu tăng theo.

Trên địa bàn các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu phát triển nhanh cả về số lượng, thành phần và loại hình. Tuy nhiên quy mô của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu vẫn chủ yếu là quy mô vừa và nhỏ. Nhân viên bán hàng chưa được đào tạo bài bản trong các cửa hàng xăng dầu của doanh nghiệp tư nhân vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Phương thức kinh doanh của các doanh nghiệp xăng dầu chủ yếu là đại lý bán hàng dưới hình thức bao tiêu cho các doanh nghiệp đầu mối.

Bảng 3.4: Khối lượng xăng dầu tiêu thụ trên địa bàn Thái Nguyên

Năm Khối lượng xăng dầu tiêu thụ (m3,tấn) Doanh thu (triệu đồng)

2007 156 464 1 342 461

2008 168 981 2 100 435

2009 180 889 2 134 490

2010 188 702 2 532 381

2011 195 089 3 439 419

Trải qua lịch sử 50 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty xăng dầu Bắc Thái đã từng bước ổn định và phát triển. Giai đoạn 2007-2011 mặc dù phải đương đầu với rất nhiều khó khăn, thách thức, nhưng tập thể cán bộ công nhân viên luôn đoàn kết đưa công ty đứng vững, phát triển trong cơ chế thị trường cạnh tranh ngày càng mạnh.

Bảng 3.5: Sản lượng bán hàng của Công ty chi tiết theo mặt hàng

Năm ST T Chỉ tiêu Đơn vị tính 2007 2008 2009 2010 2011 So sánh 2011/ 2007 Tổng cộng 136 243 126 375 158 334 157 187 150 382 110 1 - Xăng ô tô M3 50 809 50 124 64 285 61 895 61 995 122 2 - Diezel M3 70 912 69 170 78 515 80 298 79 474 112 3 -Dầu hỏa M3 3 979 1 857 1 610 1 600 1 143 29 4 -Mazut Tấn 10 542 5 224 13 925 13 393 7 769 74

Nguồn: Công ty xăng dầu Bắc Thái

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000 2007 2008 2009 2010 2011 Xăng ô tô Diezel Dầu hỏa Mazut

Qua bảng số liệu trên ta thấy sản lượng bán hàng của công ty luôn luôn có sự tăng trưởng tốt, từ năm 2007-2011 tổng sản lượng tăng 10%; trong đó mặt hàng xăng ô tô tăng trưởng 22%, dầu diezel tăng trưởng 12%. Riêng mặt hàng dầu hỏa và dầu mazut sản lượng sụt giảm, nguyên nhân do nhu cầu sử dụng dầu hỏa để đun nấu và thắp sáng giảm mạnh, dầu mazut giảm do nhiều nhà máy như xi măng Quang Sơn, Nhiệt điện Cao Ngạn, nhà máy giấy xuất khẩu và các nhà máy Z59, Z127 hạn chế sử dụng mazut, chuyển dần sang sử dụng than đá. Sản lượng năm 2008 sụt giảm so với năm 2007 nguyên nhân do năm 2008 các doanh nghiệp đầu mối như Tổng công ty dầu Việt Nam (PVOIL), Tổng công ty thương mại kỹ thuật và đầu tư Petec (PETEC) đã chính thức mở Chi nhánh tại thái Nguyên, ngoài ra Tổng công ty xăng dầu hàng không, Tổng công ty xăng dầu quân đội cũng đẩy mạnh cạnh tranh bán hàng trên địa bàn Thái Nguyên. Đến tháng 8 năm 2009 mặc dù đã có Chi nhánh tại Thái Nguyên nhưng PVOIL vẫn hợp tác với một số doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành lập Công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Thái Nguyên, có trụ sở tại Phổ Yên, Thái Nguyên và công ty này chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 2010. Đến đầu năm 2011, Công ty xăng dầu dầu khí Hà nội chính thức mở Chi nhánh và đưa vào hoạt động tại Phổ Yên, Thái Nguyên. Ngoài việc mở chi nhánh và cửa hàng để bán hàng trực tiếp của các doanh nghiệp đầu mối trên địa bàn, các doanh nghiệp thương mại ở tỉnh khác tham gia cạnh tranh bán hàng trên địa bàn như Công ty TNHH Hải Linh (Phú Thọ), Công ty TNHH Hải Bình (Thái Bình), vv...

Bảng 3.6: Sản lượng xăng dầu Công ty xuất bán theo phương thức Năm STT Chỉ tiêu ĐVị tính 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng cộng M3,T 136 241 126 375 158 334 157 187 150 382 1 Bán buôn trực tiếp M3,T 24 550 19 548 24 074 24 439 23 209 2 Bán Đại lý, T ĐL M3 72 737 60 593 79 119 72 498 56 464 3 Bán lẻ trực tiếp M3 38 954 46 234 55 142 60 249 70 709

Nguồn: Công ty xăng dầu Bắc Thái

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000 2007 2008 2009 2010 2011 Bán buôn trực tiếp Bán Đại lý, TTĐL Bán lẻ trực tiếp

Biểu đồ 3.2: Biến động sản lượng xuất bán qua từng phương thức

Bảng 3.7: So sánh sản lượng xăng dầu Công ty xuất bán theo phương thức

So sánh sản lượng qua các năm liền kề (%) Stt Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng cộng 131 93 125 99 96 1 Bán buôn 118 80 123 102 95 2 Bán Đại lý, TĐL 148 83 131 92 78 3 Bán lẻ trực tiếp 115 119 119 109 117

Qua 2 bảng số liệu trên ta thấy năm 2009 sản lượng có sự tăng trưởng mạnh, sau đó lại giảm xuống. Mặc dù tổng sản lượng năm 2010 và năm 2011 bị giảm do phải san xẻ thị trường, nhưng đánh giá chi tiết theo phương thức bán cho thấy lượng giảm tập trung ở phương thức bán đại lý, tổng đại lý, đây là các khách hàng trung gian thương mại nên việc bị các doanh nghiệp đầu mối khác lôi kéo bằng các hình thức cạnh tranh không lành mạnh là khó tránh khỏi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với phương thức bán buôn trực tiếp, khách hàng của Công ty chủ yếu tập trung ở Công ty gang thép Thái Nguyên, Tổng công ty công nghiệp mỏ việt Bắc TKV, Công ty TNHH Yamaha moto việt Nam và một số khách hàng khác. Các khách hàng này đều là những hộ sản xuất kinh doanh công nghiệp, chủ yếu mua xăng dầu về sử dụng trực tiếp để phục vụ sản xuất kinh doanh như: làm nhiên liệu đốt lò, nhiên liệu phục vụ máy móc, thiết bị và xe vận tải. Sản lượng bán hàng qua phương thức này tương đối ổn định.

Đối với phương thức bán lẻ trực tiếp qua hệ thống cửa hàng xăng dầu của Công ty có sự tăng trưởng tốt, bình quân tăng trưởng 16%/năm. Từ chỗ tỷ trọng sản lượng bán lẻ trực tiếp chỉ chiếm 29% năm 2007, đã tăng lên 47% năm 2011. Số liệu này đã cho thấy được hiệu quả và chất lượng của công tác bán hàng và quản lý bán hàng của Công ty. Với việc quản lý bán hàng chặt chẽ, bán đúng chủng loại, đủ số lượng, bảo đảm chất lượng, thái độ phục vụ

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý bán hàng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Xăng dầu Bắc Thái (Trang 71 - 111)