Cơ sở thực tiễn về bán hàng và quản lý bán hàng xăng dầu

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý bán hàng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Xăng dầu Bắc Thái (Trang 31 - 45)

5. Bố cục của luận văn

1.2.Cơ sở thực tiễn về bán hàng và quản lý bán hàng xăng dầu

1.2.1. Kinh nghiệm quản lý kinh doanh xăng dầu của các nước trên thế giới

1.2.1.1. Kinh nghiệm quản lý kinh doanh xăng dầu tại Trung Quốc

Tại nước láng giềng có nhiều tương đồng nhất với Việt Nam về văn hóa và mô hình kinh tế này, việc quản lý kinh doanh xăng dầu cũng cơ bản giống nhau, nhưng có sự khác nhau về chính sách đối với doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thông qua quy định giá bán lẻ của Trung quốc.

Trung Quốc có 3 công ty lớn là Petrochina, Tổng công ty dầu khí ngoài khơi (CNOOC) và Tổng công ty hóa dầu Trung Quốc (ChinaChem) chiếm phần lớn thị phần kinh doanh xăng dầu trong nước, trong đó Petrochina là doanh nghiệp nhà nước, chiếm vai trò chủ đạo. Những năm trước đây Trung Quốc tự khai thác, chế biến xăng dầu để sử dụng trong nước, nhưng do nhu cầu ngày càng tăng nên từ năm 1994, Trung Quốc bắt đầu nhập khẩu dầu lửa. Tới năm 2007 mức độ phụ thuộc vào nhập khẩu nguồn dầu lửa nước ngoài của Trung Quốc là 49%, năm 2008 là 50%, năm 2009 là 53%, năm 2010 là 55%. Năm 2011 Trung Quốc nhập khẩu 204 triệu tấn dầu, phụ thuộc 56% vào nước ngoài. Dự tính năm 2015 mỗi ngày Trung Quốc vẫn thiếu hụt tới khoảng 11 triệu thùng. Tới năm 2020 mức phụ thuộc của Trung Quốc sẽ trên

76%. Hiện nay Trung Quốc đã vượt Mỹ để trở thành nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới và cũng là nước nhập khẩu dầu lửa lớn nhất.

Bước vào năm 2012, giá dầu tăng lên mạnh mẽ. Ngày 24/2/2012 giá dầu trên Thị trường giao dịch New York giao hàng tháng 4/2012 tới 109,77 USD/thùng, trong khi đó tại Thị trường dầu lửa Biển Bắc Luân Đôn giá dầu lửa giao hàng tháng 4/2012 tới 125,47 USD/thùng, lập kỷ lục mới kể từ ngày 4/5/2011 tới nay.

Đứng trước giá dầu tăng cao, dư luận trong nước cho rằng phải nhanh chóng tiến hành cải cách giá dầu trong nước cho phù hợp với giá dầu thế giới. Hiện nay mức chênh lệch giá dầu trong nước với giá thế giới tới 18 USD/thùng, nếu không cải cách giá cả thì các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tiếp tục thua lỗ. Kể từ năm 2010 tới nay, Trung Quốc đã 9 lần tiến hành điều chỉnh nâng cao giá dầu lửa trong nước, năm 2011 tiến hành điều chỉnh 3 lần và năm 2012 đã tiến hành điều chỉnh 3 lần, nhưng giá vẫn thấp hơn giá thế giới. Nguyên do nhà nước Trung quốc vẫn chưa giao quyền quyết định giá xăng dầu bán lẻ cho các doanh nghiệp nhằm ổn định kinh tế trong nước và kiềm chế lạm phát. Về cơ chế quản lý kinh doanh xăng dầu của Trung quốc hiện tại về cơ bản cũng giống như chính sách của việt Nam. Tuy nhiên, để bảo đảm hoạt động cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, Trung quốc luôn xây dựng mức giá bán cao hơn Việt Nam từ 2000 đồng đến 4000 đồng/lít tùy theo mỗi loại, chính sách giá này cũng làm phức tạp cho việt Nam trong việc chống buôn lậu xăng dầu qua biên giới Việt Trung. Dư luận trong nước và ý kiến của một số nhà kinh tế muốn Trung quốc giao quyền quyết định giá bán lẻ cho các doanh nghiệp, nhưng chưa được chấp nhận.

1.2.1.2. Kinh nghiệm quản lý kinh doanh xăng dầu tại singapore

Singapore là quốc gia hoàn toàn tự do hóa thương mại và họ chủ yếu nhập khẩu dầu thô và xuất khẩu sản phẩm dầu do vậy nên không đánh thuế

nhập khẩu xăng dầu. Họ chỉ áp dụng chung 1 loại thuế GST (goods & services tax) cho tất cả hàng hóa dịch vụ nhập khẩu vào để tiêu dùng tại nội địa Singapore với thuế suất 7% (dựa trên giá CIF), không áp dụng đối với hàng tái xuất. Kinh doanh xăng dầu được thực hiện theo cơ chế thị trường, trên cơ sở điều tiết của quy luật cung cầu và quy luật giá trị, doanh nghiệp có toàn quyền được quyết định giá bán lẻ xăng dầu trên thị trường.

1.2.1.3. Một số nước có xăng dầu giá rẻ

Trong khi nguồn nhiên liệu xăng dầu càng ngày càng có nguy cơ khan hiếm và người dân ở nhiều quốc gia phải mua xăng dầu ở giá cao do các nguyên nhân phải chịu thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, phí bảo vệ môi trường, vv... để tận thu cho ngân sách thì vẫn có nhiều quốc gia người dân được mua xăng dầu với giá rẻ, tuy nhiên đây là số ít và chủ yếu tập trung vào các nước xuất khẩu dầu mỏ, do lấy nguồn thu từ xuất khẩu dầu mỏ để bù giá cho xăng dầu. Chẳng hạn, giá xăng bán lẻ ở Venezuela chỉ vào khoảng 1.000 đồng/lít, ở Algeria chỉ khoảng 6700 đồng/lít.

Tuy nhiên, hưởng lợi nhiều hơn từ chính sách trợ giá này thường lại là những người giàu, nhất là những người sở hữu ôtô, thay vì những người nghèo.

Theo tính toán của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), 65% tiền trợ giá xăng dầu của các nước châu Phi trong năm 2010 làm lợi cho số 40% hộ gia đình giàu nhất ở nước này. Còn theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, trong số 410 tỷ USD mà thế giới chi ra để trợ giá xăng dầu trong năm 2010, chỉ có 8% là đến được với số 20% dân số nghèo nhất. Dựa trên số liệu từ hãng bảo hiểm Anh quốc Staveley Head, tờ Christian Science Monitor đã điểm các quốc gia có giá xăng bán lẻ rẻ nhất thế giới hiện nay.

(1) Algeria

Giá xăng bán lẻ: 0,32 USD/lít (khoảng 6.700 đồng/lít), đây là một thành viên của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC), Algeria có trữ lượng

dầu lửa đã tìm thấy lớn thứ ba ở châu Phi, sau Lybia và Nigeria. Năm 2010, nước này là quốc gia sản xuất dầu lửa lớn thứ 4 ở lục địa đen, sau Nigeria, Angola và Libya. Khoảng 60% GDP của Nigeria đến từ sản xuất dầu lửa.

(2) Oman

Giá xăng bán lẻ: 0,32 USD/lít (khoảng 6.700 đồng/lít). Tại khu vực Trung Đông, Oman có trữ lượng dầu lửa đã được phát hiện lớn hơn bất kỳ một quốc gia không phải là thành viên OPEC nào. Sản lượng khai thác dầu của Oman đã tăng 20% từ năm 2007, lên mức 860.000 thùng/ngày vào năm 2010. Xuất khẩu dầu khí chiếm 47% GDP của Oman vào năm 2010. Chính phủ Oman hiện đang nỗ lực để đa dạng hóa nền kinh tế thông qua việc rót vốn đầu tư cho các lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ y tế. Nước này đặt giáo dục lên ưu tiên hàng đầu, thể hiện qua việc đầu tư tích cực cho giáo dục cơ bản như mở các trường đại học và dạy nghề, cấp học bổng cho sinh viên du học.

(3) Ai Cập

Giá xăng bán lẻ: 0,3 USD/lít (xấp xỉ 6.300 đồng/lít). Ai Cập là một nước sản xuất dầu lớn tại châu Phi và đi đầu trong lĩnh vực lọc hóa ở khu vực này. Tuy nhiên, do nhu cầu của thị trường trong nước tăng cao, Ai Cập thậm chí phải nhập khẩu một số sản phẩm xăng dầu. Sản lượng dầu lửa của nước này gần đây đã giảm nhẹ, còn 736.000 thùng/ngày vào năm 2010. Xuất khẩu khí đốt vì thế được kỳ vọng sẽ trở thành một nguồn thu lớn hơn của Ai Cập khi mà hoạt động thăm dò tìm kiếm các mỏ khí ở nước này đang gia tăng. Mặc dù chịu những tác động kinh tế của phong trào nổi dậy Mùa xuân Arab hồi đầu năm 2011, làm cho các ngành kinh tế khác xuống dốc, thì vốn đầu tư vào ngành dầu khí và kênh đào Suez tiếp tục là hai trụ cột của nền kinh tế Ai Cập. Hãng thăm dò dầu khí Apache Corporation của Mỹ cho biết, sẽ đầu tư 1 tỷ USD vào Ai Cập trong vòng 2 năm tới.

(3) Qatar

Giá xăng bán lẻ: 0,24 USD/lít (khoảng 5.000 đồng/lít). Qatar là nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng lớn nhất thế giới. Quốc gia thành viên OPEC này còn là nước xuất khẩu dầu thô lớn thứ 16 vào năm 2009. Từ năm 2000 tới nay, tiêu thụ dầu của Qatar đã tăng gấp hơn 3 lần do tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ, cũng như nhờ mức giá xăng dầu thấp. Quốc gia vùng Vịnh này có GDP/đầu người cao thứ nhì thế giới, ước tính vào khoảng 102.700 USD trong năm 2011. Trữ lượng dầu lửa đã được phát hiện của Qatar là 25,4 tỷ thùng, nguồn thu từ dầu khí đóng góp 50% GDP nước này.

(4) Kuwait

Giá xăng bán lẻ: 0,22 USD/lít (khoảng 4.600 đồng/lít). Kuwait sở hữu trữ lượng dầu lửa lớn thứ 6 thế giới, đồng thời là một trong nước sản xuất và xuất khẩu dầu lớn nhất OPEC. Xuất khẩu dầu đóng góp một nửa GDP của Kuwait và 95% nguồn thu của Chính phủ nước này. Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Trái đất, giá trị trợ giá các sản phẩm nhiên liệu hóa thạch (gồm dầu, khí đốt, than) tính trên đầu người của Kuwait là cao nhất thế giới, vào khoảng 2.800 USD/người/năm. Tiếp theo là Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Qatar, mỗi nước chi trợ giá khoảng 2.500 USD/người.

(5) Libya

Giá xăng bán lẻ: 0,14 USD/lít (2.900 đồng/lít). Trong cuộc nổi dậy chống lại chế độ Qaddafi hồi năm ngoái, cơ sở hạ tầng của ngành dầu lửa Lybia bị phá hủy nghiêm trọng. Nhiều mỏ dầu bị phá bởi bom mìn, các cảng dầu trở thành chiến trường giữa phe nổi dậy và quân đội Kadhafi. Khi đó, nhà máy lọc dầu lớn nhất Lybia là Ras Lanuf cũng bị đóng cửa. Hiện nay, dưới sự lãnh đạo lâm thời của Hội đồng chuyển tiếp quốc gia, Libya đang trong quá trình phục hồi công suất khai thác dầu. Sự cải thiện sản lượng cùng với tình

hình chính trị đi vào bình ổn ở Lybia có thể sẽ góp phần hạn chế sự leo thang của giá dầu quốc tế.

(6) Saudi Arabia

Giá xăng bán lẻ: 0,13 USD/lít (2.700 đồng/lít). Mới đây, OPEC công bố, trữ lượng dầu lửa đã được phát hiện của Saudi Arabia chỉ thua có Venezuela. Tuy nhiên, quốc gia Nam Mỹ kém hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài trong ngành dầu lửa, nên Saudi Arabia hiện là nước xuất khẩu dầu lửa lớn nhất thế giới. Ngôi vị này của Saudi Arabia được dự báo sẽ còn duy trì trong nhiều năm tới. Mỗi năm, Saudi Arabia chi khoảng 13,3 tỷ USD để trợ giá xăng và dầu diesel.

(7) Venezuela (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giá xăng bán lẻ: 0,05 USD/lít (hơn 1.000 đồng/lít). Với cuộc bầu cử diễn ra vào tháng 10 năm nay, Tổng thống Hugo Chavez biết rằng, tăng giá xăng dầu vào lúc này là một động thái rủi ro về mặt chính trị. Ghế tổng thống của ông Chavez đang bị đe dọa bởi tình hình sức khỏe đi xuống của ông. Lần gần đây nhất, Chính phủ Venezuela muốn tăng giá xăng là vào năm 1989, nhưng các cuộc bạo loạn đã nổ ra khiến hàng trăm người thiệt mạng. Dự báo, trong nhiều năm tới, giá xăng ở Venezuela sẽ còn tiếp tục rẻ hơn nước uống đóng chai. * Giá xăng trong bài quy đổi ra VND dựa trên tỷ giá USD/VND là 20.860 đồng/USD theo công bố của Ngân hàng Vietcombank ngày 1/3/2012.

(Theo Dân trí/ Christian Science Monitor)

1.2.2. Kinh nghiệm quản lý bán hàng xăng dầu ở Việt Nam qua các thời kỳ * Giai đoạn trước năm 1955

Đến nay vẫn chưa có tài liệu nào công bố về sự kiện xăng dầu đầu tiên đến Việt Nam và được sử dụng như thế nào, nhưng chắc chắn rằng cùng với sự xuất hiện của các tàu buôn, tàu chiến của các nước Thực dân phương tây

những năm giữa thế kỷ 19 thì xăng dầu và cùng nhiều máy móc, thiết bị của văn minh phương Tây đã có mặt ở Việt Nam.

Hoạt động kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam chính thức bắt đầu từ khi các hãng dầu CFAP (hãng dầu Pháp Á) và sau đó là hãng SHELL (tập đoàn tư bản Anh, Hà Lan, Pháp), CALTEX (hãng dầu Mỹ) và ESSO (hãng dầu Mỹ) hoạt động ở Việt Nam. Nhiều tài liệu về xăng dầu thời Pháp thuộc cho thấy từ những năm 1898-1899, tư bản xăng dầu phương Tây đã có mặt ở cảng Nhà Bè và sau đó là cảng Hải Phòng. Hoạt động của các Công ty này chủ yếu là phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược, phục vụ cung ứng xăng dầu cho quân đội Pháp và đời sống của bọn thực dân. Một phần nhỏ tuy có phục vụ cho sự phát triển của nền công nghiệp thuộc địa và sinh hoạt của nhân dân, nhưng về cơ bản vẫn là một ngành kinh doanh của giới tư bản phương Tây. Trong giai đoạn kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp, xăng dầu phục vụ chủ yếu cho quân đội và do ta lấy lại của giặc Pháp và một phần nhập từ Trung quốc.

* Giai đoạn từ 1955 đến năm 1989

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, nhưng cơ sở vật chất kỹ thuật và nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá kiệt quệ. Riêng xăng dầu, mặt hàng chính yếu cho việc khôi phục và phát triển kinh tế còn ảm đạm hơn rất nhiều. Các chủ hãng dầu kinh doanh cầm chừng và tìm mọi cách để tháo dỡ máy móc, chuyển vật tư hàng hóa xuống tàu để chuyển vào nam. Trước tình hình đó ngày 29/7/1955 đồng chí Đỗ Mười - chủ tịch Ủy ban quân chính thành phố Hải Phòng đã ký lệnh trưng dụng sở dầu Thượng Lý, đây là bước ngoặt quan trọng cho sự ra đời ngành xăng dầu cách mạng Việt Nam.

Trong giai đoạn này thị trường xăng dầu chưa được hình thành, việc cung ứng xăng dầu cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng được thực hiện theo kế hoạch và theo chỉ tiêu cấp phát như các mặt hàng khác trong thời kỳ bao cấp.

* Giai đoạn từ năm 1990 đến trước năm 2000

Mặc dù từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), nền kinh tế trong nước đã có sự đổi mới từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế hạch toán kinh doanh, nhưng phải đến năm 1990 kinh doanh xăng dầu mới chính thức chuyển sang cơ chế hạch toán kinh doanh. Trong giai đoạn này các đầu mối nhập khẩu xăng dầu gia tăng nhanh chóng, từ một đầu mối duy nhất, tăng dần lên 5 và đến năm 1999, đã có 10 đầu mối tham gia nhập khẩu xăng dầu cho nhu cầu nội địa.

Trong những năm từ 1989 đến 1992, khi không còn nguồn xăng dầu cung cấp theo Hiệp định với Liên Xô (cũ), Nhà nước chuyển từ quy định "giá cứng" sang áp dụng giá chuẩn để phù hợp với việc hình thành nguồn xăng dầu nhập khẩu từ lượng ngoại tệ do doanh nghiệp đầu mối tự cân đối, mua của các doanh nghiệp xuất khẩu qua ngân hàng hoặc hình thức uỷ thác bao tiêu xăng dầu cho doanh nghiệp có ngoại tệ thu được từ xuất khẩu. Vào giai đoạn này, nguồn ngoại tệ từ dầu thô do Nhà nước bảo đảm chỉ chiếm dưới 40% tổng nhu cầu ngoại tệ nhập khẩu xăng dầu. Doanh nghiệp đầu mối được quyền quyết định giá bán +/- 10% so với giá chuẩn để bảo đảm hoạt động kinh doanh.

Từ năm 1993, để thống nhất quản lý giá bán, Nhà nước ban hành quy định giá tối đa; doanh nghiệp tự quyết định giá bán buôn và bán lẻ trong phạm vi giá tối đa. Nhà nước xác định mức độ chịu đựng của nền kinh tế để xác định giá tối đa; việc điều chỉnh giá tối đa ở giai đoạn này chỉ diễn ra khi tất cả các công cụ điều tiết đã sử dụng hết.

Công cụ thuế nhập khẩu được sử dụng như một van điều tiết để giữ mặt bằng giá tối đa, không tạo ra siêu lợi nhuận và doanh nghiệp cũng không phát sinh lỗ sau một chu kỳ kinh doanh.

Phụ thu là một công cụ bổ sung cho thuế nhập khẩu khi mức thuế nhập khẩu đã được điều chỉnh tăng hết khung, được đưa vào Quỹ Bình ổn giá do Nhà nước quản lý.

Lệ phí giao thông thu từ 01/01/1995 (theo Nghị định số 186-CP ngày 07/12/1994) cũng được hình thành từ nguyên tắc tận thu cho ngân sách Nhà nước khi điều kiện cho phép, là khoản thu cố định và đến 01/01/ 2001 (theo Nghị định số 78/2000/CP ngày 26/12/2000) đổi tên là phí xăng dầu. Từ ngày 01/01/2012 (theo Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08/08/2011 của chính

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý bán hàng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Xăng dầu Bắc Thái (Trang 31 - 45)