Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý bán hàng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Xăng dầu Bắc Thái (Trang 50 - 57)

5. Bố cục của luận văn

2.3.Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Mục tiêu, yêu cầu của hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu phải đảm bảo bao quát được mọi mặt của các yếu tố cấu thành hiệu quả, phải mang tính tổng hợp, phản ánh được các khía cạnh khác nhau của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, do vậy hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Số lượng các chỉ tiêu phải đủ lớn để bao quát hết những mặt cơ bản có liên quan đến hiệu quả chung;

- Các chỉ tiêu được chọn phải là những chỉ tiêu mang tính đặc trưng nhất, đồng thời phải phán ánh và phân tích được mối quan hệ tồn tại khách quan giữa các mặt, các bộ phận trong hoạt động kinh doanh của đơn vị;

- Các chỉ tiêu được chọn phải đảm bảo có nội dung, phạm vi và đơn vị tính phù hợp với yêu cầu đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu hiệu quả, lợi nhuận của doanh nghiệp.

2.3.2 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.2.1. Chỉ tiêu doanh thu

- Khái niệm: “Doanh thu bán hàng là tổng số tiền mà doanh nghiệp thực tế đã thu được trong kỳ nhờ bán sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của mình” (trích tài liệu tham khảo - [34; tr.21]).

Chỉ tiêu doanh thu được tính theo giá hiện hành bao gồm :

+ Giá trị sản phẩm vật chất và các dịch vụ đã hoàn thành được tiêu thụ ngay trong kỳ báo cáo.

+ Giá trị sản phẩm vật chất hoàn thành trong các kỳ trước tiêu thụ được trong kỳ báo cáo.

+ Giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ hoàn thành đã giao cho người mua trong kỳ trước và nhận được thanh toán trong kỳ báo cáo.

+ Doanh thu cho thuê máy móc thiết bị của doanh nghiệp.

+ Giá trị sản phẩm, hàng hóa chuyển nhượng cho các cơ sở khác trong cùng Công ty, Tập đoàn (doanh thu bán hàng nội bộ).

- Mức độ khác: “Doanh thu thuần bằng tổng doanh thu bán hàng đã trừ các khoản giảm trừ (như: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế VAT tính theo phương pháp trực tiếp ...)” (trích tài liệu tham khảo - [34; tr.48].

Doanh thu thuần là chỉ tiêu dùng để tính lãi lỗ kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.

- Ý nghĩa: Doanh thu là chỉ tiêu dùng để đánh giá quan hệ tài chính, xác định lỗ lãi hiệu quả kinh doanh, đồng thời đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và xác định số vốn đã thu hồi. Chỉ tiêu này có tác dụng khuyến khích chẳng những ở khâu sản xuất tăng thêm số lượng, chất lượng mà còn cả ở khâu tiêu thụ.

- Công thức tính:

+ Công thức tính doanh thu: Để tính chỉ tiêu này ta có thể cộng các yếu tố trên lại hoặc tính qua chỉ tiêu giá trị sản lượng hàng hóa theo công thức:

Doanh thu = Giá trị sản phẩm hàng hoá sản xuất - Giá trị sản phẩm hàng hoá chưa tiêu

thụ cuối kỳ +

Giá trị sản phẩm hàng hoá chưa tiêu

thụ đầu kỳ

(2.1)

+ Công thức tính doanh thu thuần:

DTT = DTBH – GDT (2.2)

Trong đó

DTT : Doanh thu thuần, đồng;

DTBH: Tổng doanh thu bán hàng, đồng;

GDT: Các khoản giảm trừ doanh thu, đồng; gồm : Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, giá trị hàng bán bị trả lại...

2.3.2.2. Chỉ tiêu lợi nhuận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khái niệm : “Lợi nhuận (lãi) là chỉ tiêu phản ánh phần giá trị thặng dư hoặc mức hiệu quả kinh doanh mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động kinh doanh trong kỳ (năm) báo cáo” (trích tài liệu tham khảo - [1; tr.20].

Lãi kinh doanh là phần chênh lệch dương giữa doanh thu và chi phí bao gồm: + Lãi thu từ kểt quả tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, lao vụ hay dịch vụ của doanh nghiệp (còn gọi là lãi thu từ kết quả sản xuất kinh doanh).

+ Lãi thu từ kết quả hoạt động tài chính.

+ Lãi thu từ kết quả hoạt động bất thường như : nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, tiền thu được do phạt vi phạm hợp đồng ...

Trong 3 bộ phận nói trên lãi thu từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Tổ chức hạch toán doanh nghiệp thường tính các chỉ tiêu lãi sau :

Tổng lãi gộp (LG) là chỉ tiêu lãi chưa trừ đi chi phí quản lý doanh nghiệp, hay nói cách khác chỉ tiêu lãi chưa trừ đi các khoản chi phí tiêu thụ.

Tổng lãi thuần trước thuế (LT) là chỉ tiêu lãi sau khi đã trừ đi các khoản chi phí tiêu thụ.

Tổng lãi thuần sau thuế (L) là chỉ tiêu lãi sau khi đã trừ đi thuế thu nhập của doanh nghiệp nộp ngân sách nhà nước.

- Ý nghĩa: Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh một trong mục tiêu quan trọng về kinh doanh và dùng để tính các chỉ tiêu kinh tế như : mức lợi nhuận bình quân mỗi lao động, mức doanh lợi cả vốn... Lợi nhuận quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

- Công thức tính: LG = DT T – GVHB (2.3) LTT = DTT - GTTSP (2.4) LST = LTT- TTNDN (2.5) Trong đó: LG – Lợi nhuận gộp, đồng;

DTT – Tổng doanh thu thuần, đồng;

GVHB – Tổng giá vốn hàng bán, đồng (tức giá thành tổng sản phẩm hàng bán chưa tính chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng)

GTTSP – Giá thành tổng sản phẩm bán, đồng; TTNDN – Thuế thu nhập doanh nghiệp, đồng;

2.3.2.3. Chỉ tiêu sản lượng xuất bán

- Khái niệm: “Số lượng sản phẩm theo đơn vị hiện vật là chỉ tiêu biểu

thị kết quả cụ thể hoạt động sản xuất của doanh nghiệp hay bộ phận doanh nghiệp trong một thời kỳ (tháng, quý, năm)” (Trích tài liệu tham khảo - [1; tr.22]).

- Ý nghĩa: Thống kê số lượng sản phẩm theo đơn vị hiện vật ngoài mục đích cụ thể hóa kết quả sản xuất kinh doanh mà còn là cơ sở để kiểm tra việc tận dụng năng lực sản xuất, kinh doanh, kiểm tra và đánh giá trình độ hoàn thành kế hoạch về sản lượng, trình độ nhịp nhàng sản xuất, năng suất lao động, giá thành...

Đơn vị hiện vật còn được gọi là đơn vị tự nhiên cần được chọn theo nguyên tắc: Đặc trưng nhất cho kết quả hữu ích của lao động, chẳng hạn sản lượng xăng dầu xuất bán của doanh nghiệp lấy đơn vị là m3, còn sản lượng dầu mỡ nhờn rời tính theo lít, sản lượng dầu mỡ nhờn lon tính theo hộp, sản lượng gas dân dụng tính theo tấn v.v...

- Công thức tính:    n i i n q Q 1 (2.6) Trong đó:

Qn – Tổng sản lượng toàn doanh nghiệp trong năm,

i – Chỉ số thời gian (số tháng),

i

q – Sản lượng tiêu thụ từng tháng,

2.3.2.4. Chỉ tiêu số lượng lao động

loại lao động nhất định trong doanh nghiệp tại thời điểm hay thời kỳ nào đó của năm báo cáo” (trích tài liệu tham khảo - [1; tr.30]).

- Ý nghĩa: Chỉ tiêu số lượng lao động là thông tin xuất phát để thống kê các chỉ tiêu khác như kết cấu lao động, năng suất lao động, hiệu quả sử dụng lao động, tiền lương bình quân v.v...

Số lượng lao động theo tại liệu điều tra đều là số liệu thời điểm của các ngày trong tháng, trong năm nên nhiệm vụ của thống kê số lượng lao động là tính số lượng lao động bình quân.

- Công thức tính:

Tùy theo mức độ liên tục của quá trình thống kê số lượng lao động hàng ngày, số lượng lao động bình quân của kỳ báo cáo được tính như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi theo dõi liên tục các ngày trong kỳ báo cáo thì số lượng lao động bình quân trong kỳ được xác định theo công thức:

L = 1 n i i L n   = 1 1 m j j j m j j L n n     (2.7)

L - Số lượng lao động bình quân trong kỳ báo cáo, người;

Li – Số lượng lao động tại ngày thứ i, người;

n – Số ngày của kỳ báo cáo, ngày;

Lj – Số lượng lao động theo số liệu thứ j, người;

nj – Số ngày có cùng số lượng lao động theo số liệu thứ j, ngày;

m – Số nhóm số liệu được xét.

2.3.2.5. Chỉ tiêu cơ cấu lao động

- Khái niệm: “Cơ cấu lao động là tập hợp chỉ tiêu biểu thị tỷ trọng từng

loại lao động trong tổng thể lao động của doanh nghiệp trong lỳ báo cáo”

- Ý nghĩa: Cơ cấu lao động là cơ sở cho việc phân tích tình hình bố trí sử dụng nguồn lực lao động, cải tiến công tác tuyển dụng, đào tạo lao động...

- Công thức tính:

Klđ = 100.Li

L (2.8)

Klđ – Tỷ trọng số lượng lao động loại i, %;

Li – Số lượng lao động loại i, người;

L – Tổng số lao động trong doanh nghiệp, người.

Tóm tắt chương 2

Chương 2, đưa ra các giả thuyết mà nội dung luận văn cần giải quyết về công tác bán hàng, quản lý bán hàng tại Công ty xăng dầu Bắc Thái và các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài, đồng thời trình bày hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu, ý nghĩa kinh tế của chỉ tiêu nghiên cứu.

Yêu cầu đặt ra là phải phân tích làm rõ những yếu tố tác động, những nguồn lực và hiệu quả của công tác quản lý bán hàng của Công ty xăng dầu Bắc Thái. Phân tích làm rõ sự tác động của bán hàng xăng dầu đối với đời sống, xã hội; Những thuận lợi, khó khăn đối với quản lý bán hàng xăng dầu của Công ty xăng dầu Bắc Thái để tìm ra biện pháp khắc phục. Phân tích những bất cập trong quản lý vĩ mô, vi mô đối với kinh doanh xăng dầu, đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh xăng dầu. Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu thu thập thông tin, tổng hợp xử lý và trình bày thông tin. Luận văn đã sử dụng hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu đánh giá quá trình tăng về quy mô, biến động về cơ cấu đối với sản lượng, doanh thu, lợi nhuận và nguồn nhân lực của Công ty xăng dầu Bắc Thái.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BÁN HÀNG XĂNG DẦU CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU BẮC THÁI,

GIAI ĐOẠN 2007 – 2011

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý bán hàng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Xăng dầu Bắc Thái (Trang 50 - 57)