5. Bố cục của luận văn
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên
3.1.1.1. Vị trí địa lý, hành chính
Tỉnh Thái Nguyên được tái lập ngày 1/1/1997 với việc tách tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên. Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, nằm trong vùng trung du và miền núi Bắc bộ, khu vực Đông bắc, từ bắc xuống nam có chiều dài 80km, từ tây sang đông 85km. Tọa độ địa lý nằm 20020’ đến 22025’ vĩ độ Bắc; 105025’ đến 106016’ kinh độ Đông. Cực bắc của tỉnh là núi Khoày Què, bản Vèn thuộc xã Linh Thông, huyện Định Hóa tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn. Cực nam là cảng Đa Phúc (cầu Đa Phúc) thuộc xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên giáp với huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Cực tây là vùng núi phía bắc đèo Khế, thuộc xã Yên Lãng, huyện Đại Từ giáp với tỉnh Tuyên Quang. Cực đông là vùng núi đá vôi thuộc xã Phương Giao, huyện Võ Nhai, giáp tỉnh Lạng Sơn.
Tỉnh Thái Nguyên trung bình cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km.
Với vị trí địa lý như vậy, tỉnh Thái Nguyên là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, giáo dục của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi phía Bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Việc giao lưu đã
được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút.
Về tổ chức hành chính: tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính bao gồm: 01 thành phố, 01 thị xã và 07 huyện. Thành phố Thái Nguyên với trên 244 nghìn dân là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh.
3.1.1.2. Khí hậu, địa hình và địa chất
- Khí hậu: Thái Nguyên thuộc vùng Đông bắc Việt Nam, địa hình tương đối cao nên thường lạnh hơn so với các vùng tiếp giáp tỉnh về phía Nam và Tây Nam. Trên địa bàn Thái Nguyên, nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6:38,90C) với tháng lạnh nhất (tháng1: 15,20C) là 23,70C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân bổ tương đối đều cho các tháng trong năm.
Sự đa dạng về khí hậu của Thái Nguyên đã tạo nên sự đa dạng, phong phú về các tập đoàn cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt tại Thái Nguyên, chúng ta có thể tìm thấy cả cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Đây chính là cơ sở cho sự da dạng hóa cơ cấu sản phẩm nông nghiệp, phát huy lợi thế so sánh của các yếu tố sinh thái của tỉnh.
- Địa hình: Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình lại không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác.
Có thể nói cấu tạo địa hình tỉnh Thái Nguyên phân thành ba vùng: Vùng núi phía Tây và tây bắc gồm các huyện Định Hóa, Đại Từ, các xã phía tây huyện Phú lương có thung lũng rộng, giao thông thuận tiện, có nhiều điều kiện tự nhiên để khai thác và phát triển kinh tế; Vùng núi phía đông gồm hai huyện Đồng Hỷ và Võ Nhai tuy không cao lắm nhưng địa hình phức tạp, có nhiều núi đá vôi, giao thông đi lại khó khăn, trở ngại lớn đến phát triển kinh tế
- xã hội; Vùng có địa hình thấp dưới 100m gồm phía nam huyện Phú lương, phía tây huyện Đồng Hỷ, thành phố Thái nguyên, huyện phú Bình, huyện Phổ yên, thị xã Sông công là vùng có mật độ dân cư đông đúc giao thông thuận lợi cả về đường bộ và đường sắt, đường sông.
- Địa chất:Cấu trúc địa tầng của Thái Nguyên bao gồm 28 tầng phức hệ địa chất với nhiều loại đá khác nhau, phần lớn có dạng tuyến và phân bố theo nhiều hướng khác nhau. Phần lớn các hệ tầng ở phía Bắc có hướng thiên về Đông Bắc – Tây Nam, các hệ tầng ở phía Nam lại thiên về hướng Tây Bắc – Đông Nam. Các hệ tầng có chứa đá vôi (Đồng Đăng, Bắc Sơn) tập trung ở vùng Đông Bắc; hệ tầng phố ngữ tập trung ở vùng Tây Bắc. Ở phía nam là hệ tầng Tam Đảo, Nà Khuất, Hà cối với nhiều loại đá khác nhau.
3.1.1.3. Tiềm năng đất
Thái Nguyên có tổng diện tích đất tự nhiên là 354.655,25 ha ( trong đó: diện tích đất nông nghiệp chiếm 285.580,31 ha, đất phi nông nghiệp là 44.785,6ha và đất chưa sử dụng là 24.289,34 ha)
3.1.1.4. Tài nguyên nước
Thái Nguyên có 2 con sông chính là: Sông Công có lưu vực 951 km2 bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá, huyện Định Hóa chạy dọc theo chân núi Tam Đảo. Dòng sông được chặn lại ở Đại Từ tạo thành Hồ Núi Cốc có mặt nước rộng 25km2, chứa 175 triệu m3 nước) và Sông Cầu (nằm trong hệ thống sông Thái Bình có lưu vực 3.480km2 bắt nguồn từ Chợ Đồn – Bắc Kạn chảy theo hướng Bắc – Đông Nam). Ngoài ra, Thái Nguyên có trữ lượng nước ngầm khá lớn mặc dù việc khai thác và sử dụng còn hạn chế.
3.1.1.5. Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của Thái Nguyên phong phú về chủng loại (gồm 34 loại bao gồm cả nhóm khoáng sản kim loại, nhóm khoáng sản phi kim và nhóm vật liệu xây dựng). Trong đó có nhiều loại có vai trò rất quan trọng
phục vụ phát triển kinh tế đất nước như: Sắt, than, titan, vonfram….Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có một số kim loại quý tuy trữ lượng không lớn nhưng lại có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế như: Đồng, Vàng, Thủy ngân… Tài nguyên về khoáng sản tỉnh Thái Nguyên phân bố tập trung thành các vùng lớn ở Đại Từ, Phú lương, Đồng Hỷ, Võ Nhai là một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng.
3.1.1.6. Tài nguyên rừng
Toàn tỉnh Thái Nguyên hiện có 165.107ha đất lâm nghiệp (Chiếm 46,62% diện tích tự nhiên). Trong đó: Diện tích rừng tự nhiên chiếm 50,42%, Diện tích rừng trồng chiếm 23,56% và diện tích rừng phòng hộ chiếm 24,04%. Hiện tại rừng Thái Nguyên bị suy giảm so với trước đây, một số gỗ quý đã bị khai thác cạn kiệt, số lượng hệ động, thực vật bị giảm sút….
3.1.2. Điều kiện, nguồn lực cho phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Thái Nguyên
3.1.2.1. Thái Nguyên là nơi có các cơ sở công nghiệp Trung ương quan trọng
- Hệ thống các cơ sở luyện kim: Công ty gang thép, công ty luyện kim mầu Thái Nguyên.
- Hệ thống các cơ sở cơ khí các khu vực Gò Đầm – Sông Công, Bãi Bông – Phổ Yên.
- Hệ thống các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng: Xi măng Thái Nguyên, La Hiên, Quang Sơn, Quán Triều, Cao Ngạn, Lưu Xá.
- Hệ thống các cơ sở công nghiệp quốc phòng: Z127, Z115, Z159, Z131…
3.1.2.2. Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch, đào tạo và nghiên cứu khoa học – công nghệ của vùng
Tỉnh Thái Nguyên được coi là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trên địa bàn tỉnh hiện có Đại học Thái Nguyên, đây là một trường đại học cấp vùng của khu vực trung du,
miền núi phía Bắc và được thành lập vào năm 1994, đại học bao gồm nhiều đơn vị thành viên như: Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Nông lâm, Trường Đại học Y dược, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Khoa học, Trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông, Trung tâm học liệu, Trung tâm giáo dục quốc phòng và một số đơn vị trực thuộc khác, Phân hiệu Đại học giao thông vận tải. Tổng số sinh viên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ước tính vào khoảng trên 150.000 người. Ngoài ra, Trường Đại học Việt Bắc, một trường đại học tư thục cũng đã được thành lập trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vào tháng 8 năm 2011.
Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cũng có 10 trường cao đẳng khác như: Cao đẳng kinh tế - tài chính Thái Nguyên, Cao đẳng thương mại - du lịch Thái Nguyên, Cao đẳng công nghiệp Thái Nguyên, Cao đẳng Y tế Thái Nguyên, Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên, Trường cao đẳng kỹ thuật luyện kim, Trường Cao đẳng cơ khí luyện kim, Cao đẳng văn hóa nghệ thuật Việt Bắc, Cao đẳng công nghiệp Việt-Đức, Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp cùng nhiều trường cao đẳng nghề và trung cấp khác.
Năm 2011, Thái Nguyên có 441 trường phổ thông, trong đó có 227 trường tiểu học, 181 trường trung học cơ sở, 33 trường trung học phổ thông. Số học sinh phổ thông là 184.505 người với 6243 phòng học.
Ngoài ra Thái Nguyên còn có các tài nguyên du lịch quý giá (Khu du lịch Hồ Núi Cốc – Tam Đảo, hang Phượng Hoàng, suối Mỏ gà…) các di tích lịch sử văn hóa (Khu di tích ATK, bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam, di tích lịch sử xã Tiên Phong…), các công trình kiến trúc đền Đuổm (Phú Lương), chùa Hang (Đồng Hỷ), Đền Đội Cấn, Chùa Phủ Liễn….(TP Thái Nguyên)…Thái Nguyên có thể hình thành các tuyến du lịch nối các điểm tham quan đến các tỉnh lân cận như: Tân Trào (Tuyên Quang), Hồ Ba Bể (Bắc
Kạn), động Tam Thanh, Nhị Thanh (Lạng Sơn)…. Với tiềm năng này đã và đang tạo cho Thái Nguyên trở thành trung tâm du lịch sinh thái và văn hóa, lịch sử quốc gia trong tương lai.
3.1.2.3. Y tế, công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình
Tỉnh Thái Nguyên là một trung tâm y tế của vùng Đông Bắc, theo thống kê năm 2010, tỉnh Thái Nguyên có 01 bệnh viện Đa khoa Trung ương và 15 bệnh viện tỉnh trực thuộc sở Y tế tỉnh, 14 trung y tế cấp huyện, 13 phòng khám khu vực và 180 trạm y tế. Tổng số giường bệnh do sở Y tế tỉnh quản lí là 3.300 giường trong đó 2.120 giường tại các bệnh viện. Cũng trong năm 2010, sở y tế tỉnh Thái Nguyên quản lí 771 bác sĩ, 564 y sĩ, 1392 y tá và 207 nữ hộ sinh.Sở y tế tỉnh Thái Nguyên cũng có 55 dược sĩ cao cấp, 223 dược sĩ trung cấp và 72 dược tá. Các chương trình y tế quốc gia được triển khai và thực hiện tương đối tốt, tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm được cải thiện, các dịch bệnh lớn được kiểm soát tương đối hiệu quả, các bệnh xã hội được tích cực phòng chống và bài trừ, các mục tiêu Chương trình quốc gia về chăm sóc bảo vệ trẻ em được triển khai hiệu quả trên địa bàn.
3.1.2.4. Văn hóa, thể thao, thông tin tuyên truyền các lĩnh vực xã hội khác
Cùng với đời sống kinh tế, đời sống văn hóa, xã hội của nhân dân trong tỉnh càng được cải thiện. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 05 đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính chuyển phát, 06 đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông và đã phủ sóng di động trên toàn địa bàn tỉnh; có 44 bưu cục, 139 điểm bưu điện văn hoá xã; Mật độ điện thoại đạt 105 máy/100 dân (trong đó mật độ điện thoại cố định là 18,3 máy/100 dân, di động trả sau là 7,2 thuê bao/ 100 dân); mật độ thuê bao Internet băng rộng đạt 3,2 thuê bao/100 dân; tỷ lệ người sử dụng Internet đạt 25% dân số. Phổ cập dịch vụ điện thoại cố định và Internet đến tất cả các xã, 100% số xã có điểm truy nhập dịch vụ điện thoại công cộng,
70% số xã có điểm truy nhập Internet công cộng, 100% số huyện được cung cấp dịch vụ Internet băng thông rộng.
Thái Nguyên hiện có 1 nhà văn hóa thông tin cấp tỉnh và 1135 nhà văn hóa thông tin cấp cơ sở.
3.1.2.5. Quốc phòng, an ninh
Công tác quốc phòng, an ninh thường xuyên được sự quan tâm của cấp ủy và chính quyền. Công tác quân sự địa phương luôn được đảm bảo, lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên tập trung huấn luyện định kỳ, đạt yêu cầu cả về tư tưởng và kỹ thuật tác chiến. Tình hình trật tự trị an, an toàn xã hội có những bước chuyển biến tích cực.
3.1.2.6. Dân số, nhân lực
Thái Nguyên là tỉnh có nhiều lợi thế để phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ cao. Dân số tỉnh Thái Nguyên đến năm 2011 là 1.064 nghìn người, trong đó lực lượng lao động trong độ tuổi là 722,68 nghìn người, chiếm 67,95% tổng dân số. Trình độ học vấn của nhân lực Thái Nguyên cao hơn mức bình quân của vùng Trung du – Miền núi Bắc Bộ và của cả nước, tỷ trọng người tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên là 69,6%. Tuy nhiên, lực lượng lao động qua đào tạo của tỉnh Thái Nguyên hiện nay chỉ ở mức trung bình, gần tương đương so với cả nước. Tổng số lao động qua đào tạo năm 2010 chiếm 22,46% tổng lực lượng lao động của tỉnh. Trình độ chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng làm việc của đại bộ phận nhân lực Thái Nguyên vẫn còn thấp… Hạn chế về nguồn nhân lực cũng là một trong những nguyên nhân tỉnh chưa phát huy được hết tiềm năng và thế mạnh của mình trong phát triển kinh tế xã hội.
3.1.2.7. Hệ thống giao thông
Đường bộ: Hệ thống đường quốc lộ và tỉnh lộ phân bố khá hợp lý trên địa bàn tỉnh, phần lớn các đường đều xuất phát từ trục dọc quốc lộ 3 đi trung
tâm các huyện lỵ, thị xã, các khu kinh tế, vùng mỏ, khu du lịch và thông với các tỉnh lân cận. Đường quốc lộ 3 từ Hà Nội lên Bắc Kạn, Cao Bằng cắt dọc toàn bộ tỉnh Thái Nguyên, chạy qua Thành phố Thái Nguyên, nối Thái Nguyên với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Sông Hồng. Các quốc lộ 37, 18, 259 cùng với hệ thống đường tỉnh lộ, huyện lộ là mạch máu quan trọng nối Thái Nguyên với các tỉnh xung quanh.
- Tuyến quốc lộ 3 vốn chỉ có 2 làn xe và hiện được cho là quá tải, tuyến đường này đang được đầu tư để mở rộng song song với việc xây dựng tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên với 4 làn xe dự kiến hoàn thành vào năm 2013. Đường cao tốc có mặt đường rộng 34,5m và dài hơn 61km có điểm đầu là Quốc lộ 1A mới thuộc xã Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội) và điểm cuối là tuyến đường tránh thành phố Thái Nguyên, tuyến đường này sẽ nằm về bên phải quốc lộ 3 cũ trừ đoạn từ xã Lương Sơn (TPTN) đến tuyến đường tránh thành phố.
- Thái Nguyên cũng có một số tỉnh lộ, trong đó nổi bật là như tỉnh lộ 261 kết nối hai huyện Đại Từ và Phổ Yên, tỉnh lộ 260 kết nối phía tây thành phố Thái Nguyên và huyện Đại Từ, tỉnh lộ 264 kết nối hai huyện Định Hóa và Đại Từ, tỉnh lộ 254 kết nối huyện Định Hóa với Quốc lộ 3. Ngoài ra còn có các tỉnh lộ 242, 259, 262.
- Toàn tỉnh Thái Nguyên có 4.545 km đường bộ. Trong đó đường do Trung ương quản lý dài 80,1 km, chiếm 2,34%; đường do tỉnh quản lý dài 271 km, chiếm 7,91%; đường do huyện quản lý dài 759,6 km, chiếm 22,19%; đường do xã quản lý dài 2.312 km, chiếm 67,54%. Về chất lượng, đường cấp phối, đường đá dăm là 350,5 km, chiếm 10%; đường nhựa và bê tông nhựa là 379,7 km, chiếm 11%; đường đất là 2.692,7 km, chiếm 79%. Hiện nay, 100% số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đều có đường ô tô đến trung tâm. Tỷ lệ mặt đường xấu đang ở mức cao.
Đường sắt: Hệ thống đường sắt từ Thái Nguyên gồm 03 tuyến với tổng chiều dài 98,55km:
- Tuyến Đường sắt Hà Nội - Quán Triều chạy qua tỉnh nối Thái Nguyên với Hà Nội dài 75km.
- Tuyến Đường sắt Quán Triều - Núi Hồng rất thuận tiện cho việc vận chuyển khoáng sản ( vận chuyển than).
- Tuyến Đường sắt Lưu Xá - Khúc Rồng nối với tuyến Đường sắt Hà Nội